Chúa Nhật thứ 23 Thường niên năm C
Bài đọc: 1 Cr 5, 1-8
Đáp ca: Tv 5, 5-6. 7. 12
Phúc âm: Lc 6, 6-11
Thứ Ba trong tuần 23 ngày 6 tháng 9
Bài đọc: 1 Cr 6, 1-11
Đáp ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5-6a và 9b
Phúc âm: Lc 6, 12-19
Thứ Tư trong tuần 23 ngày 7 tháng 9
Bài đọc: 1 Cr 7, 25-31
Đáp ca: Tv 44, 11-12. 14-15.
16-17
Phúc âm: Lc 6, 20-26
Thứ Năm trong tuần 23 ngày 8 tháng 9, sinh nhật Đức
Mẹ, lễ kính.
Bài đọc: Mk 5, 2-5a
Đáp ca: Tv 12, 6ab. 6cd
Phúc âm: Mt 1, 1-16. 18-23
Thứ Sáu trong tuần 23 ngày 9 tháng 9
Bài đọc: 1 Cr 9, 16-19.
22b-27
Đáp ca: Tv 83, 3. 4. 5-6. 12
Phúc âm: Lc 6, 39-42
Thứ Bảy trong tuần 23 ngày 10 tháng 9
Bài đọc: 1 Cr 10, 14-22a
Đáp ca: Tv 115, 12-13. 17-18
Phúc âm: Lc 6, 43-49
Chúa Nhật thứ 24 Thường niên năm C ngày 11 tháng 9
Bài đọc I: Xh 32, 7-11. 13-14
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 12-13. 17 và 19
Bài đọc II: 1 Tm 1, 12-17
Phúc âm: Lc 15, 1-10
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật 24 Thường niên năm C
Phúc âm: Lc 15, 1-10
1 Khi ấy, các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức
Giê-su để nghe Người giảng. 2 Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu và các kinh sư
bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” 3
Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
4 “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại
không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con
chiên bị mất? 5 Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. 6 Về đến nhà, người
ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được
con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.’ 7 Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên
trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là
vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
8 “Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng,
lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được? 9 Tìm được rồi, bà ấy
mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: ‘Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng
quan tôi đã đánh mất.’ 10 Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần
Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Mỗi con người đều có giá trị vô song trước mặt Thiên Chúa. Ngài đã tạo
nên từng con người với tất cả những phong phú làm nên nhân vị con người ấy.
Ngài hỗ trợ cho con người ấy phát triển đến mức tối đa, để cuộc đời người ấy
thành một tuyệt tác cho Ngài và cho loài người. Khi chúng ta phục vụ anh chị
em, chúng ta phục vụ từng con người có giá trị độc đáo duy nhất, hay là chúng
ta chỉ coi như là những con số, những “con chiên” không tên tuổi, theo nhau lầm
lũi trước mặt chúng ta?
2. Thiên Chúa thương tất cả mọi người và muốn cho mọi người đều được cứu
độ. Nhưng “tất cả” không có nghĩa là một khối người tương đối đông, mà là “từng
người”. “Tất cả” là “từng người” trong thế giới, không bỏ sót một ai. Thiên
Chúa chiếu cố đến từng con người y như chỉ có một mình người ấy trên đời.
3. Chúng ta có thể thấy mình như người con thứ: không phải là tên ăn cắp,
chỉ lấy đúng phần mình; chúng ta cũng còn biết nói “thưa cha!”, nhưng không hề
vui thích được ở với cha, mà chỉ muốn ra đi “ăn chơi” cho thỏa thích. Và mỗi
khi gặp khó khăn, thì chỉ dâng lên Thiên Chúa một lời cầu nguyện đầy vụ lợi,
tính toán. Người con thứ không biết nghĩ rằng xin làm một “người làm công”, thì
sỉ nhục cha quá nặng nề, bởi vì cha vẫn chỉ mong đón mình về để làm “con”. Nay
được cha đón vào nhà rồi, anh có biết đáp lại tình cha không? Phần này, chính
chúng ta sẽ phải viết tiếp bằng đời sống thực tế của mình.
4. Chúng ta cũng có thể thấy mình như người con cả, không bao giờ trái lệnh
cha, nhưng cũng chẳng thích ở với cha; trái lại chỉ tính toán, mong có ngay
“thoát ly” để đi vui chơi với bạn bè. Đã thế, chúng ta lại tỏ ra khinh bỉ, miệt
thị những kẻ bị coi là “tội lỗi”. Nay đã được cha ra gặp để tâm sự rồi, anh có
vào nhà để chung vui không? Phần này, chính chúng ta cũng sẽ phải viết tiếp bằng
đời sống thực tế của mình.
5. Vì không hiểu tình yêu của cha, cả hai người con, đặc biệt anh cả,
không hiểu tiếng gọi kèm theo sự hiểu biết đó: anh chỉ thực sự là con của cha,
khi yêu thương anh em mình. Ta không thể phục vụ Thiên Chúa như Ngài muốn nếu
không yêu mến Ngài và thông chia tình yêu của Ngài cho anh chị em mình, cho dù
họ thế nào. Làm sao có thể tự nhận là môn đệ của Đức Giêsu, khi khinh bỉ quay mặt
tránh người anh em đang ở trong tình trạng bần khốn nhất, do tội lỗi gây nên?
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
Twenty-fourth Sunday in Ordinary
Time – Year C
Gospel: Lk 15:1-10
Tax
collectors and sinners were all drawing near to listen to Jesus, but the Pharisees and scribes began to
complain, saying, “This man welcomes
sinners and eats with them.”
So to them he
addressed this parable.
“What man
among you having a hundred sheep and losing one of them would not leave the ninety-nine in the desert and go after the lost one until he finds it? And when he does find it, he sets it on his shoulders with great joy and, upon his arrival home, he calls together his friends and neighbors
and says to them, ‘Rejoice with me
because I have found my lost sheep.’ I tell you,
in just the same way there will be more
joy in heaven over one sinner who repents than over
ninety-nine righteous people who have no need of
repentance.
“Or what
woman having ten coins and losing one would not
light a lamp and sweep the house, searching carefully
until she finds it? And when she does
find it, she calls together
her friends and neighbors and says to them, ‘Rejoice with me because I have found the
coin that I lost.’ In just the same way,
I tell you, there will be
rejoicing among the angels of God over one sinner who
repents.”
(http://www.usccb.org)
Reflection
This Sunday’s gospel unravels for us the movement of repentance, from
overture through to coda. Repentance begins with being lost, moves through a
sonata of straying and wandering and dissolution, and ends (hopefully!) with
being found and feasting. Jesus uses not one but three parables to sound for us
the mighty music of how much God seeks us when we are lost, how much God (and
all of heaven!) rejoices when we are found. The shepherd man, housekeeper
woman, and prodigal father have in common losing, searching and finding, and
feasting. This is a glorious feast - the only one that brings us from death to
Life. This is the feast of repentance, the only source of everlasting joy. This
feast only hap- pens through encounter with Jesus who knows when we are lost,
ever seeks us and greatly desires that we be found, and offers the lavish feast
of himself for our celebrating and rejoicing.
Jesus uses three situations (a lost sheep, a lost coin, a lost son) to
dramatize that whenever we stray from God’s steadfast compassion and love
(become lost), God always seeks to find us and show us divine mercy. For our
part, we must realize we are lost, recognize our need for God, and begin the
journey home to be embraced by divine mercy. When God’s offer of mercy is met
by our repentance, all in heaven rejoice. God’s feast is about rejoicing over
us humans who stray from God, but repent and are welcomed back.
Tax collectors and sinners are “drawing near to listen to Jesus.”
Pharisees and scribes, on the other hand, observe what is happening and
complain to Jesus. He answers their complaint with three parables that turn the
table on their belief about who is really saved. Not those Pharisees and
scribes who are self-righteous and unrelenting, but those sinners who are
self-aware and repent. Jesus invites everyone to his table - his feast of
mercy. But not everyone chooses to come. Only those come who recognize their
need to be found. God always knows when we are lost and gives us every means to
be found. God desires that no one be lost, that we repent and return to the
Source of our Life. For this we rejoice and feast.
To the point:
In this gospel tax collectors and sinners are “drawing near to listen to
Jesus.” Pharisees and scribes, on the other hand, observe what is happening and
complain to Jesus. He answers their complaint with three par- ables that turn
the table on their belief about who is really saved. Not those Pharisees and
scribes who are self-righteous and unrelenting, but those sinners who are
self-aware and repent. Jesus invites everyone to his table - his feast of
mercy. But not everyone chooses to come. Only those come who recognize their
need to be found.
(Source: Living Liturgy 2016)