Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 16 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 16 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 16 Thường niên ngày 18 tháng 7
Bài đọc: Mk 6, 1-4. 6-8
Đáp ca: Tv 49, 5-6. 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Phúc âm: Mt 12, 38-42

Thứ Ba trong tuần 16 Thường niên ngày 19 tháng 7
Bài đọc: Mk 7, 14-15. 18-20
Đáp ca: Tv 84, 2-4. 5-6. 7-8
Phúc âm: Mt 12, 46-50

Thứ Tư trong tuần 16 Thường niên ngày 20 tháng 7
Bài đọc: Gr 1, 1. 4-10
Đáp ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17
Phúc âm: Mt 13, 1-9

Thứ Năm trong tuần 16 Thường niên ngày 21 tháng 7
Bài đọc: Gr 2, 1-3. 7-8. 12-13
Đáp ca: Tv 35, 6-7ab. 8-9. 10-11
Phúc âm: Mt 13, 10-17

Thứ Sáu trong tuần 16 Thường niên ngày 22 tháng 7, thánh Maria Madalena. Lễ nhớ.
Bài đọc: Dc 3, 1-4a
Đáp ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9
Phúc âm: Ga 20, 1. 11-18

Thứ Bảy trong tuần 16 Thường niên ngày 23 tháng 7
Bài đọc: Gr 7, 1-11
Đáp ca: Tv 83, 3. 4. 5-6a và 8a. 11
Phúc âm: Mt 13, 24-30

Chúa Nhật thứ 17 Thường niên năm C ngày 24 tháng 7
Bài đọc I: St 18, 20-32
Đáp ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 6-7ab. 7c-8
Bài đọc II: Cl 2, 12-14
Phúc âm: Lc 11, 1-13

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 17 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 11, 1-13

1 Một hôm, Đức Giê-su cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” 2 Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, 3 xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; 4 xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
5 Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: ‘Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, 6 vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả’, 7 mà người kia từ trong nhà lại đáp: ‘Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.’? 8 Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó.
9 “Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 10 Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. 11 Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? 12 Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? 13 Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Trong khi cầu nguyện, Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là “Cha” (Lc 10,21; 22,42; 23,34-46), bởi vì Người biết Cha như thế. Lời dạy về cầu nguyện cũng đồng thời là một lời dạy về đức tin. Chúng ta phải tin rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta và Ngài quan hệ với chúng ta với tất cả sự quan tâm và yêu thương. Chúng ta phải ngỏ lời với Ngài và dâng lên Ngài những lời thỉnh cầu với đức tin này. Nếu chúng ta có một ý tưởng đúng về Ngài, chúng ta sẽ trình với Ngài những lời thỉnh cầu đầy tin tưởng và hy vọng và cậy vào sự giúp đỡ của Ngài.

2. Đức Giêsu dạy chúng ta phải và có thể cầu xin cho có những nhu cầu vật chất. Người không bảo chúng ta xin cho có dư thừa. Lời cầu nguyện Người dạy cũng không thu hẹp lại theo kiểu ích kỷ, Người dạy xin cho “chúng con”, tức là tất cả những ai đang cầu nguyện.

3. Khi chúng ta xin Thiên Chúa hủy diệt sự dữ, sự thù ghét, bất công, trả thù, chúng ta đã tự nhắc mình nhờ lại các cam kết lúc nhận bí tích rửa tội, đó là tận dụng tất cả năng lực chúng ta mà phụng sự Thiên Chúa, để cho vương quốc công lý, tình yêu và hòa bình mau đến trên trần gian này. Điều này có nghĩa là chúng ta cầu nguyện không phải là để thay đổi “lòng dạ” Thiên Chúa, nhưng là để thay long đổi dạ chúng ta, để chúng ta sẵn sàng chấp nhận hoạt động cứu độ của Ngài.

4. Như người bạn đến xin người láng giềng giúp cho một nhu cầu, chúng ta cũng phải ngỏ lời với Thiên Chúa không phải vì những chuyện phù phiếm, nhưng là để trình bày với Ngài những nhu cầu thực tế của chúng ta và của người khác. Đứng trước Thiên Chúa, chúng ta không cần phải tìm kiếm hoặc tính toán so đo về các lời lẽ, nhưng chúng ta có thể nói thẳng ra với Ngài. Và khi cầu nguyện, chúng ta không được mệt mỏi hoặc nản chí. Chúng ta không được bỏ Ngài, không mong được Ngài giúp đỡ, để rồi đi theo đường mình cách cam chịu hoặc tự phụ. Chúng ta cứ phải liên kết với Ngài bằng một lời cầu nguyện kiên nhẫn, đầy niềm tin tưởng và đơn sơ, lặp đi lặp lại và không mỏi mệt.

5. Đức Giêsu cam kết rằng nếu chúng ta tha thiết cầu nguyện, chúng ta sẽ được Thiên Chúa  nhận lời. Tuy nhiên, dường như điều này không đúng với kinh nghiệm chúng ta? Thật ra Đức Giêsu bảo đảm rằng Thiên Chúa chỉ ban những của tốt lành, nhưng Người không hề bảo đảm là lời cầu nguyện của chúng ta luôn luôn có nội dung là những ân ban mà chúng ta thấy là tốt lành. Người cha không đưa con rắn cho đứa con xin cá. Nhưng nếu người con xin một con rắn mà nghĩ rằng đó là điều tốt, thì người cha, chính vì ông tốt, ông sẽ không nhận lời xin này. Vậy chính Thiên Chúa phán đoán về các lời thỉnh cầu của chúng ta. Chúng ta không thể qui định cho Ngài cách thức Ngài phải theo mà nhận lời chúng ta. Chỉ có một điều là chúng ta chắc chắn rằng Ngài sẽ nhận lời vào lúc tốt nhất cho chúng ta.

6. Không có gì lạ nếu khi dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là “Cha”, Đức Giêsu lại hứa là những ai ngỏ lời với Thiên Chúa sẽ được Ngài ban Thánh Thần. Nếu chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa trong đức tin, chúng ta đã đang cầu nguyện trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần rồi. Và khi cầu nguyện như thế, chúng ta đã sẵn sàng để cho mình được thấm nhuần sâu xa hơn bởi Thần Khí này, để cho Ngài trở nên sống động trong ta, và càng ngỏ lời với Thiên Chúa như là Cha chúng ta trong niềm tin tưởng trọn vẹn hơn. Điều quan trọng hơn mỗi lời xin và mỗi sự nhận lời, đó là tương quan chúng ta thiết lập với Thiên Chúa trong cầu nguyện. Lời kinh dâng lên với đức tin đã là một sự nhận lời rồi, bởi vì khi đó dây liên kết chúng ta với Thiên Chúa được đào sâu thêm và tăng trưởng hơn: Thiên Chúa ban Thánh Thần cho những ai cầu nguyện và đón tiếp họ vào trong sự hiệp thông ngày càng sống động và thân tình hơn với Ngài.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Seventeenth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 11:1-13

Jesus was praying in a certain place, and when he had finished, one of his disciples said to him, "Lord, teach us to pray just as John taught his disciples." He said to them, "When you pray, say: Father, hallowed be your name, your kingdom come. Give us each day our daily bread and forgive us our sins for we ourselves forgive everyone in debt to us, and do not subject us to the final test."

And he said to them, "Suppose one of you has a friend to whom he goes at midnight and says, 'Friend, lend me three loaves of bread, for a friend of mine has arrived at my house from a journey and I have nothing to offer him,' and he says in reply from within, 'Do not bother me; the door has already been locked and my children and I are already in bed. I cannot get up to give you anything.' I tell you, if he does not get up to give the visitor the loaves because of their friendship, he will get up to give him whatever he needs because of his persistence.And I tell you, ask and you will receive; seek and you will find; knock and the door will be opened to you. For everyone who asks, receives; and the one who seeks, finds; and to the one who knocks, the door will be opened. What father among you would hand his son a snake
when he asks for a fish? Or hand him a scorpion when he asks for an egg? If you then, who are wicked, know how to give good gifts to your children, how much more will the Father in heaven give the Holy Spirit to those who ask him?"

(http://www.usccb.org)

Reflection

In an early church writing called the Didache (The Teaching of the Twelve Apostles; probably second century), we have the first “commandment” about prayer: to pray the Our Father “as the Lord bid us in his gospel… pray in this way three times a day” (8:2, 3). The Didache doesn’t say when the three times a day are to be, but presumably at traditional prayer times: upon rising, at midday, upon retiring. This prayer has been in the hearts of Christians since the early disciples asked Jesus to teach them to pray. He gave them words. But he also gave them much more. Jesus, in this gospel, gives us a way to address God (as “Father”), how we ought to pray (with perseverance), and why we pray (because God gives us all “good gifts”). Jesus teaches us that prayer is and must be from oneself, very personal. Prayer is a gift of self. Jesus’ disciples want him to teach them to pray “just as John taught his disciples.” Jesus couldn’t teach them the prayer of John, however, because he was not John. He was himself, and would teach a prayer that is the very gift of himself to us. Jesus’ prayer to his Father flows from who he is - the One who praises, intercedes, forgives, reconciles, and protects. In this he gives us a pattern for our prayer, even if we do not use these very words. Our prayer flows from our physical needs, our emotional attachments and relationships, our spiritual desires. In the end, however, Jesus’ prayer is for his Father to “give the Holy Spirit.” Then, no request is too great, no seeking is unrewarded, no door is locked. The Holy Spirit transforms our prayer - and us - into turning ourselves toward God, into allowing the prayer to change us into those who seek only what God desires for us. The two examples that Jesus uses (neighborly friendship and father-son kinship) reveal that what is always granted through prayer is deeper relation- ship with God and others. Jesus teaches us that the One to whom we pray is our “Father” whose love and care for us is unlimited. This deeply intimate and personal relationship with God inspires in us the confidence (“how much more… ”) to pray with “persistence” and the realization that what we pray for is not so important as the fact that we address God in such intimate terms. The prayer always deepens our relationship with God and this is already an answer to what we need. The prayer transforms our relationship with each other -  opening us to forgiveness and reconciliation - and this is surely an answer to who we are and wish to become.

To the point:

Jesus’ disciples want him to teach them to pray “just as John taught his disciples.” Jesus couldn’t teach them the prayer of John, however, because he was not John. Jesus’ prayer to his Father flows from who he is - the One who praises, intercedes, forgives, reconciles, and protects. In the end, his prayer is for his Father to “give the Holy Spirit.” Then, no request is too great, no seeking is unrewarded, no door is locked.

(Source: Living Liturgy 2016)