Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 17 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 17 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 17 Thường niên ngày 25 tháng 7, thánh Giacôbê, tông đồ, lễ kính.
Bài đọc: 2 Cr 4, 7-15
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Phúc âm: Mt 20, 20-28

Thứ Ba trong tuần 17 Thường niên ngày 26 tháng 7, hai Thánh Gioakim và Anna, lnhớ.        
Bài đọc: Gr 14, 17-22
Đáp ca: Tv 78, 8. 9. 11 và 13
Phúc âm: Mt 13, 36-43

Thứ Tư trong tuần 17 Thường niên ngày 27 tháng 7
Bài đọc: Gr 15, 10. 16-21
Đáp ca: Tv 58, 2-3. 4-5a. 10-11. 17. 18
Phúc âm: Mt 13, 44-46

Thứ Năm trong tuần 17 Thường niên ngày 28 tháng 7
Bài đọc: Gr 18, 1-6
Đáp ca: Tv 145, 2abc. 2d-4. 5-6
Phúc âm: Mt 13, 47-53

Thứ Sáu trong tuần 17 Thường niên ngày 29 tháng 7, thánh Martha, lễ nhớ.
Bài đọc: Gr 26, 1-9
Đáp ca: Tv 68, 5. 8-10. 14
Phúc âm: Mt 13,54-58

Thứ Bảy trong tuần 17 Thường niên ngày 30 tháng 7
Bài đọc: Gr 26, 11-16. 24
Đáp ca: Tv 68, 15-16. 30-31. 33-34
Phúc âm: Mt 14, 1-12

Chúa Nhật thứ 18 Thường niên năm C ngày 31 tháng 7
Bài đọc I: Gv 1, 2; 2, 21-23
Đáp ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Bài đọc II: Cl 3, 1-5, 9-11
Phúc âm: Lc 12, 13-21

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 18 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 12, 13-21

13 Khi ấy, có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi.” 14 Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” 15 Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.”
16 Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, 17 mới nghĩ bụng rằng: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’ 18 Rồi ông ta tự bảo: ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. 19 Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!’ 20 Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?’ 21 Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Vấn đề thu hoạch dồi dào đến nỗi người ta không biết để của cải ở đâu đã trở thành phổ biến, vào thời đại hôm nay. Mỗi người cần phải tự hỏi theo ý mình, thế nào là cuộc sống lý tưởng, mình vận dụng sức lực cho chuyẹn gì, nếu lại không phải là “mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!”. Ở bên ngoài các giá trị này, còn những giá trị và mục tiêu nào có thể nên được nhắc đến?

2. Cái chết “phá rối”, ai cũng biết. Người ta tìm mọi cách để đối phó với nó. Người ta cản bước nó tối đa bằng các cách tri liệu y khoa. Người ta nghĩ tới nó ítchừng nào tốt chừng đó. Người ta tránh để cho lòng mình bị xúc động trước cái chết của người khác. Dĩ nhiên người ta vẫn không tránh được cái chết. Do đó, người ta phải khai thác tối đa thời gian của cuộc sống được ban cho ta. Cũng phức tạp, nhưng cách nào đó, người ta có thể “đạt thắng lợi” trên cái chết. Nhưng làm thế nào đạt thắng lợi trên vị Thiên Chúa “phá rối”? Người ta cũng tìm cách tránh xa Ngài, quên Ngài đi. Người ta có thể không nói đến Ngài nữa và sống y như thể không có Ngài. Tuy thế, người ta không thể tránh né Ngài kiểu tiêu cực. Phải sống làm sao để cuộc sống của mình có giá trị trước mặt Thiên Chúa. Người nào chỉ sống cho những nhu cầu riêng và những đòi hỏi vật chất, thì đã chết trong cuộc đời này rồi, vì đã bị cô lập trong tính ích kỷ của mình. Tình trạng cô lập này trở nên trọn vẹn và được xác nhận bằng cái chết.

3. Cuộc sống viên mãn chỉ hệ tại tình yêu. Chỉ cuộc sống nào nhắm đến tình yêu đối với Thiên Chúa và tình yêu đối với tha nhân thì mới là cuộc sống trung thực. Chỉ một cuộc sống như thế mới có thể được Thiên Chúa chuẩn nhận và được Ngài đưa đến chỗ thành toàn với ân huệ là sự sống đời đời. Chúng ta đã nhận đời sống từ Đấng Tạo hóa, thì chúng ta cũng phải nhận cả ý nghĩa của đời sống từ Ngài. Và đối với Ngài, ý nghĩa của đời sống không phải là tiện nghi, mà là tình yêu.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Eighteenth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 12:13-21

Someone in the crowd said to Jesus, “Teacher, tell my brother to share the inheritance with me.” He replied to him, “Friend, who appointed me as your judge and arbitrator?” Then he said to the crowd, “Take care to guard against all greed, for though one may be rich, one’s life does not consist of possessions.”

Then he told them a parable. “There was a rich man whose land produced a bountiful harvest. He asked himself, ‘What shall I do, for I do not have space to store my harvest?’ And he said, ‘This is what I shall do: I shall tear down my barns and build larger ones. There I shall store all my grain and other goods and I shall say to myself, “Now as for you, you have so many good things stored up for many years, rest, eat, drink, be merry!”’ But God said to him, ‘You fool, this night your life will be demanded of you; and the things you have prepared, to whom will they belong?’ Thus will it be for all who store up treasure for themselves but are not rich in what matters to God.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

Linus is the Peanuts character who is always drawn holding a blanket to his head and sucking his thumb. Linus is a beloved character who reminds us that we all need a hug, a security blanket once in a while. Borrowing his name and image, Project Linus is a national organization that provides free security blankets for critically ill or traumatized children. Some of the blankets donated are larger, intended for older children. Pain, fear, and insecurity know no age limits. Whenever we face any life-threatening occasion, we naturally reach out for whatever relieves us, whatever wraps us in hugs, love, security. We can readily identify, then, with the rich man in the gospel who has a “bountiful harvest” and doesn’t want to waste a single grain. Although he is rich and probably already has plenty, he portrays what each of us harbors in the depth of our hearts: we can never have enough. We always want to increase whatever we think gives us security in face of life’s inevitable exigencies. How mistaken we are! The rich man in the gospel thinks building bigger barns to hold a boon of “grain and other goods” will give him enough security that he can “rest, eat, drink, be merry.” When his life is “demanded” of him, however, his store of “grain and other goods” proves not to be the ultimate security - an eternal inheritance. He is misguided about the bigger barn he really needs to build. In the end, what “matters to God” is a “barn” full of what only God can give: life, love, holiness, fidelity, generosity, compassion, Life. No barn can ever be big enough to hold these. No barn we build can hold the security that is God alone. The only secu- rity we truly possess is a loving relationship with God - and this is surely what matters most to God. It should matter most to us. Even with all our Christian living and reflection, we still struggle with what God graciously offers us - not more possessions, but fullness of Life. The gospel challenges us to direct all of our work toward a quality of life based on growing in our relationship with God and each other. Even our possessions and how we use them have this end - to bring us into right relationship with God and each other so that ultimately we possess what really counts: God’s eternal Life. God offers us what matters most - fullness of Life and the secure happi- ness that only God can give. God alone is our sure security blanket.

To the point:

The rich man in the gospel thinks building bigger barns to hold a boon of “grain and other goods” will give him enough security that he can “rest, eat, drink, be merry.” When his life is “demanded” of him, however, his store of “grain and other goods” proves not to be the ultimate security - an eternal inheritance. He is misguided about the bigger barn he really needs to build. In the end, what “matters to God” is a “barn” full of what only God can give: life, love, holiness, fidelity, generosity, compassion, Life. No barn can ever be big enough to hold these. No barn we build can hold the security that is God alone.

(Source: Living Liturgy 2016)