Chúa Nhật thứ 15 TN năm A




Chúa Nhật thứ 15 TN năm A

Thứ Hai trong tuần 15 TN ngày 17 tháng 7
Bài đọc: Xh 1, 8-14. 22
Đáp ca: Tv 123, 1-3. 4-6. 7-8
Phúc âm: Mt 10, 34 - 11, 1

Thứ Ba trong tuần 15 TN ngày 18 tháng 7
Bài đọc: Xh 2, 1-15a
Đáp ca: Tv 68, 3. 14. 30-31. 33-34
Phúc âm: Mt 11, 20-24

Thứ Tư trong tuần 15 TN ngày 19 tháng 7
Bài đọc: Xh 3, 1-6. 9-12
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7
Phúc âm: Mt 11, 25-27

Thứ Năm trong tuần 15 TN ngày 20 tháng 7
Bài đọc: Xh 3, 13-20
Đáp ca: Tv 104, 1và 5. 8-9. 24-25. 26-27
Phúc âm: Mt 11, 28-30

Thứ Sáu trong tuần 15 TN ngày 21 tháng 7
Bài đọc: Xh 11, 10 - 12, 14
Đáp ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18
Phúc âm: Mt 12, 1-8

Thứ Bảy trong tuần 15 TN ngày 22 tháng 7, thánh Maria Mađalêna. Lễ nhớ.
Bài đọc: Xh 12, 37-42
Đáp ca: Tv 135, 1 và 23-24. 10-12. 13-15
Phúc âm: Mt 12, 14-21

Chúa Nhật thứ 16 TN năm A ngày 23 tháng 7
Bài đọc I: Kn 12, 13. 16-19
Đáp ca: Tv 85, 5-6. 9-10. 15-16a
Bài đọc II: Rm 8, 26-27
Phúc âm: Mt 13, 24-30

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 16 TN năm A

Phúc âm:  Mt 13, 24-30

24 Ðức Giêsu trình bày cho dân chúng nghe một dụ ngôn khác: "Nước Trời thì ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. 25 Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. 26 Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. 27 Ðầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: "Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu ra vậy?" 28 Ông đáp: "kẻ thù đã làm đó!" Ðầy tớ nói: "Vậy ông có muốn chúng tôi ra nhặt đi không?" 29 Ông đáp: Ðừng, sợ rằng khi nhặt cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. 30 Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Ðến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy nhặt cỏ lùng trước đã, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi".

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Phương pháp làm việc của con người và Thiên Chúa thật khác nhau. Tiêu chuẩn các đầy tớ nêu ra diễn tả một khát vọng vẫn dày vò các người của Thiên Chúa, như Giêrêmia, Gióp, những người nghèo của Đức Chúa. Gioan Tẩy Giả cũng đã chia sẻ mối bận tâm ấy khi giới thiệu Đấng Mêsia đến sẽ làm việc quyết liệt: như rìu đã đặt sẵn nơi gốc cây (x. Mt 3,10), như nia đã sẵn sàng để rê lúa (x. Mt 3,11; Lc 3,17); một phép rửa trong lửa đang chờ đợi mọi người (x. Mt 3,11; Lc 3,16). Người ta cũng tạo lập những nhóm “những người hoàn hảo” tách khỏi những người khác: đó là những người Pharisêu, “những người tách biệt”, và những người Exêni ở Qumrân, “các con cái ánh sáng”, “những người công chính”. Đây chính là những đầy tớ của ông chủ trong dụ ngôn. Tuy nhiên, vì có hiểu biết và kiên nhẫn vô biên, Thiên Chúa  đã và vẫn xử sự cách khác.

2. Thiên Chúa không muốn triệt tiêu sự dữ, nghĩa là những kẻ dữ, nhưng muốn họ sống còn và sống chung với những người tốt. Hẳn là Ngài hiểu tính hợp lý trong đề nghị của các đầy tớ, nhưng Ngài đã phải xử sự ngược đời, là vì cỏ lùng sống đan quyện với lúa tốt, nên nếu nhổ cỏ lùng, thì khó tránh được chuyện nhổ cả lúa tốt. Với lại, nếu cỏ lùng không thể thành lúa tốt (về thực vật học), kẻ xấu lại có thể trở thành người tốt (trong đời sống thiêng liêng). Sự hiểu biết và kiên nhẫn của Thiên Chúa là nhằm cứu độ mọi người. Đàng khác, sự xấu và sự thiện đan quyện với nhau tinh vi đến nỗi không dễ gì mà phân tách ra. Thật ra không phải là với những cuộc tiêu diệt mà người ta xây dựng được Nước Thiên Chúa, nhưng là với sự kiên nhẫn và tin tưởng.

3. Những gì mà loài người thấy như là một chướng kỳ thật ra lại là một điều bí nhiệm nằm trong chương trình Thiên Chúa: sự bé bỏng và yếu đuối không gây phương hại mà đúng hơn lại tạo điều kiện cho thành công tương lai. Nếu Nước Thiên Chúa trở thành một định chế tự thỏa mãn về mình và hết là một hạt cải, thì Nước ấy thiếu mất điều kiện tăng trưởng. Chỉ khi biết mình yếu đuối, con người cậy dựa vào Thiên Chúa, con người mới nên mạnh mẽ (x. 2 Cr 12,9). Các tín hữu cần phải bỏ các điểm tựa và các duyên cớ trần tục, trở thành nghèo khó, khiêm nhường, yếu đuối, để Họi Thánh có được những đặc tính như Đấng Sáng Lập thần linh muốn cho có.

4. Dụ ngôn Men trong bột khiến chúng ta nhớ đến một phương pháp mục vụ mà các sứ giả Tin Mừng đều nhớ: họ được đề nghị sống âm thầm, khiêm tốn, nhỏ bé, để có thể chuyển sức mạnh Tin Mừng vào trong lòng thế giới và biến đổi thế giới từ bên trong. Một tư tưởng khác đến từ thư 1 Pr 1,1: “Tôi là Phêrô, Tông Đồ của Đức Giêsu Kitô, kính gửi những người được Thiên Chúa kén chọn, những khách lữ hành đang sống tản mác trong các xứ”. Các Kitô hữu sống tản mác, sống tình trạng diaspora. Trong tiếng Hy Lạp, diaspora là hành động gieo hạt: Vậy các Kitô hữu là hạt giống Thiên Chúa gieo vào trong thế giới, để cuối cùng toàn thế giới trở thành một cánh đồng của Thiên Chúa, mang những hoa quả tốt lành.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Sixteenth Sunday in Ordinary Time – Year A

Gospel: Mt 13:24-30

Jesus proposed another parable to the crowds, saying: "The kingdom of heaven may be likened to a man who sowed good seed in his field. While everyone was asleep his enemy came and sowed weeds all through the wheat, and then went off. When the crop grew and bore fruit, the weeds appeared as well. The slaves of the householder came to him and said, 'Master, did you not sow good seed in your field?
Where have the weeds come from?' He answered, 'An enemy has done this.' His slaves said to him, 'Do you want us to go and pull them up?' He replied, 'No, if you pull up the weeds you might uproot the wheat along with them. Let them grow together until harvest; then at harvest time I will say to the harvesters, "First collect the weeds and tie them in bundles for burning; but gather the wheat into my barn."'"

(http://www.usccb.org)

Reflection

Earthly kingdoms are marked by geographic boundaries, the will of the ruler, and birthright. This gospel speaks of the “kingdom of heaven,” of God’s kingdom. This divine kingdom’s geographic boundaries are all that is. God’s will rules this kingdom and the kingdom is visible whenever God’s will is being done. The firstborn of this kingdom is the divine Son, but we are all heirs of this kingdom through our baptism. “The kingdom of heaven is like . . . ” Whatever parable Jesus uses to teach about the kingdom of heaven, always at issue is growth, abundance, increase. While “the enemy” may try to thwart the kingdom, in the end God will prevail and “the righteous will shine like the sun.” So, “the kingdom of heaven is like” those of us who hear and live the Good News Jesus teaches. We ourselves are “the kingdom of heaven” when we live according to God’s ways, accepting the gracious will of God as the rule of our lives. We ourselves become the spaciousness of God’s kingdom, making visible the divine Presence and will to all those we touch with our own presence. Jesus describes the kingdom of heaven as we presently experience it with room for growth and maturation: there are weeds among the wheat, a bush is in growth, the dough is rising. The wheat, bush, dough are not finished products; it takes time and patience to bring forth the desired good end. In this present age we are to live with patience and confident assurance that the kingdom of heaven will become fully manifest in us: we will be a harvest, we will be a large bush, we will be a loaf of bread. The mystery of the kingdom, of course, is that while the end is guaranteed - life will come forth - all of us must live faithfully and work diligently if we wish to reap the fruits of following God’s will - Life everlasting. In the end it is less important to understand God’s kingdom with our minds than it is to live according to the values of the kingdom. The first reading lists some of these values for us: the children of the kingdom are to live like the Master of the kingdom - showing the kind of care, leniency, clemency, justice, and kindness that instill in others hope rather than despair, fecundity rather than barrenness, the desire to do good rather than evil. We can come confidently to the day of judgment by being good disciples of the Master. As we grow in our discipleship, it is patience and hope in the final outcome that sustains us so that in the end we will be counted among the “righteous [who] shine like the sun.”

To the point:

“The kingdom of heaven is like … ” Whatever parable Jesus uses to teach about the kingdom of heaven, always at issue is growth, abundance, increase. While “the enemy” may try to thwart the kingdom, in the end God will prevail and “the righteous will shine like the sun.” So, “the kingdom of heaven is like” those of us who hear and live the Good News Jesus teaches. We ourselves are “the kingdom of heaven” when we live according to God’s ways.

(Source: Living Liturgy 2017)