Chúa Nhật thứ 16 TN năm A




Chúa Nhật thứ 16 TN năm A

Thứ Hai trong tuần 16 ngày 24 tháng 7
Bài đọc: Xh 14, 5-18
Đáp ca: Xh 15, 1-2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Mt 12, 38-42

Thứ Ba trong tuần 16 ngày 25 tháng 7, thánh Giacôbê, tông đồ. Lễ kính.
Bài đọc : 2 Cr 4, 7-15
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Phúc âm: Mt 20, 20-28

Thứ Tư trong tuần 16 ngày 26 tháng 7, thánh Gioakim và Anna, song thân Đức Mẹ. Lễ nhớ.
Bài đọc: Xh 16:1-5,9-15
Đáp ca: Tv 78:18-19,23-24,25-26,27-28
Phúc âm: Mt 13:1-9

Thứ Năm trong tuần 16 ngày 27 tháng 7
Bài đọc: Xh 19, 1-2. 9-11. 16-20b
Đáp ca: Ðn 3, 52. 53. 54. 55. 56
Phúc âm: Mt 13, 10-17

Thứ Sáu trong tuần 16 ngày 28 tháng 7
Bài đọc: Xh 20, 1-17
Đáp ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Phúc âm: Mt 13, 18-23

Thứ Bảy trong tuần 16 ngày 29 tháng 7, thánh Mát-ta. Lễ nhớ.
Bài đọc: Xh 24:3-8
Đáp ca: Tv 50:1-2,5-6,14-15
Phúc âm: Mt 13:24-30

Chúa Nhật thứ 17 TN năm A ngày 30 tháng 7
Bài đọc I: 1 V 3:5,7-12
Đáp ca: Tv 119:57-72,76-77,127-128,129-130
Bài đọc II: Rm 8:28-30
Phúc âm: Mt 13:44-52

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 17 TN năm A

Phúc âm: Mt 13:44-52

44 "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. 45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. 46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy. 47 "Nước trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá. 48 Khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài. 49 Ðến ngày tận thế, cũng sẽ xảy ra như vậy. Các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người công chính, 50 rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng. 51 "Anh em có hiểu tất cả những điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa hiểu". 52 Người bảo họ: "Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ kho tàng của mình cả mới lẫn cái cũ".    

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Vấn đề không phải chỉ là dời các giá trị khác ra phía sau để nhường bước cho giá trị lớn là Nước Trời, nhưng là coi mọi sự khác không còn giá trị nữa trước giá trị duy nhất là Nước Trời. Người ta chỉ thật sự là Kitô hữu nếu hiểu rằng Nước Trời là “tất cả” trong cuộc đời, cần thiết hơn cả cơm bánh mỗi ngày. Suy biết như thế là “hoán cải”, thay đổi lòng trí. Nhưng chỉ dừng lại mà chiêm ngắm sự cao cả của Nước Trời thì không đủ, còn cần phải quyết định, phải chọn lựa, phải nỗ lực suốt đời để chiếm lấy giá trị này. Truyện người thanh niên giàu có minh họa rất rõ điểm này (Mt 19,21.27.29).

2. Nước Trời là một điều thiện hảo được đặt vừa tầm tay mọi người, nhưng không phải là mọi người đều “tìm thấy” Nước Trời bởi vì không phải là mọi người đều đi tìm kiếm Nước Trời. Tìm kiếm là điều kiện thiết yếu để có thể gặp được Nước Trời (x. Mt 10,39; 12,29; 17,14; 18,13). Điều này đúng ngay cho cả bình diện trí thức: khi nghiên cứu, nếu chúng ta không có ý tìm điều gì, thì chúng ta sẽ không thấy các trang sách nói gì cả; chỉ khi nào cố ý tìm một điểm gì đó, chúng ta mới thấy sách có vô vàn gợi ý về điểm đó. Dù vậy, Nước Trời không phải là kết quả đương nhiên của cuộc tìm kiếm, Nước Trời vẫn là một ân ban.

3. Niềm vui là tiêu chuẩn cho thấy người ta đang kinh nghiệm về các giá trị cách sâu sắc. Tôi có thể tự hỏi về niềm vui tôi đã cảm nhận khi nghe được sứ điệp về Nước Trời: tôi có vui mừng không? Các giá trị Nước Trời đã đi vào đời tôi, tôi có cảm thấy vui không? Ai có Thiên Chúa thì có tất cả; Thiên Chúa đủ cho tôi rồi. Tôi có xác tín về điều này chăng?  Do đang còn mang não trạng “thế gian”, do đang lo lắng sợ mất điều gì đó hoặc thiếu điều gì đó, do cứ muốn nắm được mọi sự trong tay, do muốn lên chương trình sống hoàn toàn theo ý mình, chúng ta có thể đang còn vấp phải dữ kiện căn bản này: một mình Thiên Chúa có thể lấp đầy một con tim hiến dâng trọn vẹn cho Ngài.

4. Cuộc sống con người ở trần gian còn đang ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Một ngày nào đó, khi đến ngày phán xét, mọi sự sẽ trở nên sáng tỏ. Rất có thể hôm nay cuộc sống thật của người ta còn đang được che giấu dưới một cái mặt nạ đạo đức, nhưng đến ngày đó, “mặt thật” của con người sẽ lộ rõ: người ta chỉ hoàn toàn là “xấu” nếu tận đáy lòng, người ta chỉ tìm kiếm chính mình, thay vì tìm kiếm một mình Thiên Chúa.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Seventeenth Sunday in Ordinary Time – Year A

Gospel: Mt 13:44-52

Jesus said to his disciples: "The kingdom of heaven is like a treasure buried in a field,
which a person finds and hides again, and out of joy goes and sells all that he has and buys that field. Again, the kingdom of heaven is like a merchant searching for fine pearls. When he finds a pearl of great price, he goes and sells all that he has and buys it. Again, the kingdom of heaven is like a net thrown into the sea, which collects fish of every kind. When it is full they haul it ashore and sit down to put what is good into buckets. What is bad they throw away. Thus it will be at the end of the age. The angels will go out and separate the wicked from the righteous and throw them into the fiery furnace, where there will be wailing and grinding of teeth.

"Do you understand all these things?" They answered, "Yes." And he replied, "Then every scribe who has been instructed in the kingdom of heaven is like the head of a household who brings from his storeroom both the new and the old."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Ah, how many of us wouldn’t consider the greatest delight in life to be winning the lottery? Or having our salary unexpectedly doubled? Or having a sugar daddy? Or having a stranger pay off our credit cards? Or hitting the jackpot in Las Vegas? Really? Would this be the greatest thing that could happen to us? In this gospel Jesus tells us that “the kingdom of heaven is like” a treasure found, a pearl of great value, a catch of fish “of every kind.” Really? Let’s look deeper. What “the kingdom of heaven is like” is not just a treasure, pearl, or fish net, not some inanimate object located in some physical place, even if these would enhance our net worth greatly. No, what the “kingdom of heaven” is really like is the action-response of a person who finds a treasure, a merchant who buys a prized pearl, or a fisherman who sorts the fish he catches. In all three of these gospel metaphors, the persons mentioned are committing themselves to an action-response. The “kingdom of heaven” is present in searching for, sacrificing for, and sorting for our greatest Treasure - God’s very Life. We must “sell” all that we are - empty ourselves - so the Life God gives us freely and lavishly is ours forever. The “kingdom of heaven” is visible in our seeking God above everyone and everything else, in our sacrificing ourselves and whatever we have so that others can have what they need to live fruitful and holy lives, in our sorting out who we are and how we are in relation to God and others. The treasure we go out to seek isn’t some thing in some place; it is nothing less than the very Presence and Life of God that is breaking in upon us now but which is only fully realized in the future. Now here is where the surprise of the gospel comes in: the kingdom of heaven isn’t some object or realm that we can identify physically; instead it is the gift of divine Presence and Life God gives us. God’s divine Presence and Life given to us is a free, unexpected, and invaluable gift. It far surpasses any treasure, pearl, or great catch. It far surpasses anything we can imagine. It far surpasses even who we think we are. The “kingdom of heaven” is the gift of God’s very Self to us that raises us up to a share in divine joy, worth, and righteousness. Isn’t it a beautiful thing that God even asks us what we want (first reading: “Ask something of me and I will give it to you.”)? This shows how much God cares for us. It confirms that God chooses to be involved in the affairs of humankind. It reveals God’s abiding Presence to us. This is the kingdom of heaven: God’s Presence and Life.

To the point:

What “the kingdom of heaven is like” is not just a treasure, pearl, or fish net. What the “kingdom of heaven” is really like is the action- response of a person who finds a treasure, a merchant who buys a prized pearl, or a fisherman who sorts the fish he catches. The “kingdom of heaven” is present in searching for, sacrificing for, and sorting for our greatest Treasure - God’s very Life. We must “sell” all that we are -empty ourselves - so the Life God gives us freely and lavishly is ours forever.

(Source: Living Liturgy 2017)