Chúa Nhật thứ XVI Thường niên năm B
Bài đọc: Xh 14, 5-18
Đáp ca: Xh 15, 1-2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Mt 12, 38-42
Thứ Ba trong tuần XVI Thường niên, ngày 21 tháng 7
Bài đọc: Xh 14, 21 - 15, 1
Đáp ca: Xh 15, 8-9. 10 và
12. 17
Phúc âm: Mt 12, 46-50
Thứ Tư trong tuần XVI Thường niên, ngày 22 tháng 7
Thánh nữ Maria Madalêna. Lễ
nhớ.
Bài đọc: Xh 16, 1-5, 9-15
Đáp ca: Tv 77, 18-19, 23-24, 25-26, 27-28
Phúc âm: Ga 20, 1. 11-18
Thứ Năm trong tuần XVI Thường niên, ngày
23 tháng 7
Thánh
Birgitta, nữ tu.
Bài đọc: Xh 19, 1-2. 9-11. 16-20b
Đáp ca: Đn 3, 52. 53. 54. 55. 56
Phúc âm: Mt 13, 10-17
Thứ Sáu trong tuần XVI Thường niên, ngày
24 tháng 7
Thánh
Sarbêliô Makhluf, linh mục.
Bài đọc: Xh 20, 1-17
Đáp ca: Tv 18, 8. 9. 10. 11
Phúc âm: Mt 13, 18-23
Thứ Bảy trong tuần XVI Thường niên, ngày
25 tháng 7
Thánh
Giacôbê, tông đồ. Lễ kính.
Bài đọc: 2 Cr 4, 7-15
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Phúc âm: Mt 20, 20-28
Chúa Nhật XVII Thường niên năm B, ngày 26 tháng 7
Thánh
vịnh tuần I.
Bài đọc I: 2 V4, 42-44
Đáp
ca: Tv 144, 10-11. 15-16. 17-18
Phúc âm: Ga 6, 1-15
HỌC
HỎI KINH THÁNH
Chúa
Nhật XVII Thường niên năm B
1 Sau đó, Đức Giê-su sang bên kia biển hồ Ga-li-lê, cũng gọi là biển hồ
Ti-bê-ri-a.2 Có đông đảo dân chúng đi theo Người, bởi họ từng được
chứng kiến những dấu lạ Người đã làm cho những kẻ đau ốm.3 Đức
Giê-su lên núi và ngồi đó với các môn đệ.4 Lúc ấy, sắp đến lễ Vượt
Qua là đại lễ của người Do-thái.
5 Ngước mắt lên, Đức
Giê-su nhìn thấy đông đảo dân chúng đến với mình. Người hỏi ông Phi-líp-phê:
“Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”6 Người nói thế là để thử ông, chứ
Người đã biết mình sắp làm gì rồi.7 Ông Phi-líp-phê đáp: “Thưa, có
mua đến hai trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút.”8
Một trong các môn đệ, là ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, thưa với Người:9
“Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy
người thì thấm vào đâu!”10 Đức Giê-su nói: “Anh em cứ bảo người ta
ngồi xuống đi.” Chỗ ấy có nhiều cỏ. Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới
khoảng năm ngàn.11 Vậy, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi
phân phát cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy, ai muốn
ăn bao nhiêu tuỳ ý.12 Khi họ đã no nê rồi, Người bảo các môn đệ:
“Anh em thu lại những miếng thừa kẻo phí đi.”13 Họ liền đi thu những
miếng thừa của năm chiếc bánh lúa mạch người ta ăn còn lại, và chất đầy được mười
hai thúng.14 Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giê-su làm thì nói: “Hẳn ông
này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!”15 Nhưng Đức Giê-su biết
họ sắp đến bắt mình đem đi mà tôn làm vua, nên Người lại lánh mặt, đi lên núi một
mình.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Con số những người theo Đức Giêsu đạt tới đỉnh cao với việc làm cho
bánh hóa nhiều: khoảng năm ngàn người đàn ông. Nhưng sau Bài giảng về bánh ban
sự sống từ trời xuống, chỉ còn lại Nhóm Mười Hai (Ga 6,67). Chính Đức Giêsu hướng
dẫn một tiến trình làm sáng tỏ. Người khẳng định rõ ràng những gì Người phải
làm, chứ không làm một vài chuyện thỏa hiệp tùy theo sự chờ đợi của dân chúng.
Tiêu chuẩn Người nhắm không phải là con số các kẻ đi theo Người, nhưng là sứ mạng
đã được Chúa Cha giao phó. Nếu chúng ta đặt nơi Người những chờ đợi sai lầm,
chúng ta sẽ thất vọng về Người. Nếu ngược lại, chúng ta lắng nghe Người và đón
nhận các ân huệ Người ban, Người sẽ đưa chúng ta đến sự sống viên mãn.
2. Mọi sự bắt đầu nơi Đức Giêsu. Không ai yêu cầu Người cung cấp lương
thực cho đám đông ấy. Trong thời gian hoạt động công khai, Đức Giêsu luôn cho
người ta thấy như vậy: Người tự mình mà đến, không cần lệnh hoặc lời cầu xin,
theo trách nhiệm Chúa Cha giao. Người hành động theo sáng kiến riêng, phù hợp với
ý muốn của Chúa Cha. Người quyết định cho đám đông ăn; Người truyền lệnh và các
môn đệ mời dân chúng ngồi xuống. Bánh thì chưa có, thế mà người ta đã phải ngồi
xuống, có thứ tự và gần nhau, để được phục vụ, như trong một bữa tiệc. Kế đó Đức
Giêsu đã cư xử như một người cha gia đình khi bắt đầu bữa ăn: cầm lấy bánh, đọc
lời kinh chúc tụng, tạ ơn, rồi phân phát bánh. Từ số tài nguyên nghèo nàn, Người
cho đám đông ăn no nê. Sau đó, Người ra lệnh cho các môn đệ thu gom các mẩu thừa.
Mỗi việc đều được Người bố trí và quyết định và đều diễn tả sứ mạng của Người.
3. Đức Giêsu đã chứng tỏ khả năng giúp đỡ của Người là một khả năng
không giới hạn: không chỉ có thể phục vụ các cá nhân hay các nhóm nhỏ, mà còn
có thể đáp ứng nhu cầu của một một đoàn người rất đông. Không một trở ngại nào
có thể giới hạn quyền lực của Người. Phần Người, Người có thể quy tụ tất cả mọi
người lại quanh Người và cho mọi người được no thỏa; Người không loại trừ một
ai, Người có đủ cho mọi người. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra cho loài người là:
họ có biết trân trọng và muốn chấp nhận những gì Người sẵn sàng ban cho không?
4. Đám đông đã muốn tôn Đức Giêsu làm vua. Bởi vì Người đã xử sự một
cách uy quyền và tự khả năng riêng, Người không chấp nhận để cho người ta áp đặt
cho Người một vai trò trong đó họ có thể trục lợi theo ý riêng của họ. Các việc
quyền lực Người thực hiện càng to lớn, các hiểu lầm của dân chúng càng trầm trọng.
Đức Giêsu tránh khỏi đám đông. Trong Bài giảng về bánh hằng sống, Người sẽ giải
thích dấu lạ bánh hóa nhiều. Rõ ràng chúng ta không được quy định cho Người điều
Người phải ban cho chúng ta. Chúng ta không được cư xử y như thể chúng ta biết
rõ hơn Người điều gì tốt cho chúng ta. Đứng trước Đức Giêsu, Đấng uy quyền và tốt
lành đến thế, chúng ta chỉ có thể bày tỏ hai thái độ, là cởi mở và tin tưởng.
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
Seventeenth Sunday in Ordinary Time – Year B
Gospel: Jn 6:1-15
Jesus went
across the Sea of Galilee. A large crowd followed him, because they saw the signs he was performing
on the sick. Jesus went up on the mountain, and there he sat down with his disciples. The
Jewish feast of Passover was near. When Jesus raised his eyes and saw that a large crowd was coming to him, he said to Philip, “Where can we buy enough food for them to
eat?” He said this to test him, because he himself
knew what he was going to do. Philip answered him, “Two hundred days’ wages worth of food would
not be enough for each of them to
have a little.” One of his disciples, Andrew, the
brother of Simon Peter, said to him, “There is a
boy here who has five barley loaves and two fish; but what good are these for so many?” Jesus
said, “Have the people recline.” Now there was a great deal of grass in that place.
So the men reclined, about five thousand in number. Then Jesus took the loaves,
gave thanks, and distributed them
to those who were reclining, and also as much of
the fish as they wanted. When they had had their fill, he said to his
disciples,
“Gather the
fragments left over, so that nothing will
be wasted.” So they collected them, and filled
twelve wicker baskets with fragments from the five barley loaves that had been more than they could eat. When
the people saw the sign he had done, they said, “This is truly the Prophet, the one who is to
come into the world.” Since Jesus knew that they were going to come and carry
him off to make him king, he withdrew again to the mountain alone.
(http://www.usccb.org)
Reflection
Let’s let a miracle be a miracle! Jesus tested Philip, who failed the
test because he
fixated on calculating the amount of food needed to feed the hungry
crowd and its
cost. He couldn’t even imagine another way. Jesus, however, “knew what
he was
going to do” - he gave the crowd “as much…as they wanted.” Amazingly,
the miracle of giving them “as much…as they wanted” was still less than the
other miracle Jesus gave them: “the sign” of the fullness of messianic Life. So
much Life - even “twelve wicker baskets” more than they wanted. Calculate that!
The abundance in this multiplication account points to an eschatological sign
of risen Life. The multiplication of the loaves points to a time of fulfillment
when God’s plan for redemption is finally realized. Even the context of this
gospel passage points to a time of fulfillment: it is Passover - Israel’s
annual celebration of God’s mighty deeds on their behalf. The
wondrous and impressive sign that Jesus works on this occasion - feeding
five thousand with five loaves - points beyond tak-ing care of the hunger of
the “large crowd.” Rather, Jesus’ sign points to a time when God’s mighty deeds
come to fulfillment - a time when all people are abun-dantly filled and every
need is met.
The question about having food to feed the crowd is put to two particular
apostles (Philip and Andrew) who traditionally are considered to be ministers
to the Gentiles (“Jesus went across the Sea of Galilee” = to Gentile
territory); in the messianic reign even the Gentiles will share in the
abundance and be saved. The bread is specified as barley, the grain used by the
poor; in the messianic reign the poor will also share in God’s abundance.
Twelve baskets of bread fragments were gathered up after all had their fill;
the leftovers and the number twelve point to the new Israel in its
eschatological perfection.
Jesus’ unprecedented miracle of abundance doesn’t warrant his being made
an earthly king, in spite of the crowd’s understandable enthusiasm; rather, “he
withdrew…alone” so that the miracle of abundance points to the establishment of
a new kingdom, a new Israel. Jesus supersedes both the apostles’ and the
crowd’s expectations of God’s reign: with little he feeds many and thus
re-veals that he is not an earthly king but, ironically, Jesus is a king. Jesus
himself is an eschatological sign of abundance - of God’s lavish Presence.
(Source: Living Liturgy 2015)