Lịch phụng vụ CN 14 TN - Năm B

Chúa Nhật thứ XIV Thường niên năm B

Thứ Hai trong tuần XIV Thường niên, ngày 6 tháng 7
Thánh Maria Gôrétti, trinh nữ, tử đạo.
Bài đọc: St 28, 10-22a
Đáp ca: Tv 90, 1-2. 3-4. 14-15ab
Phúc âm: Mt 9, 18-26

Thứ Ba trong tuần XIV Thường niên, ngày 7 tháng 7
Bài đọc: St 32, 22-32
Đáp ca: Tv 16, 1. 2-3. 6-7. 8b và15  
Phúc âm: Mt 9, 32-38

Thứ Tư trong tuần XIV Thường niên, ngày 8 tháng 7
Bài đọc: St 41, 55-57; 42, 5-7a. 17-24a
Đáp ca: Tv 32, 2-3. 10-11. 18-19
Phúc âm: Mt 10, 1-7

Thứ Năm trong tuần XIV Thường niên, ngày 9 tháng 7
Thánh Augustinô Zhao Rong, linh mục, và các bạn, tử đạo.
Bài đọc: St 44, 18-21. 23b-29; 45, 1-5
Đáp ca: Tv 104, 16-17. 18-19. 20-21
Phúc âm: Mt 10, 7-15

Thứ Sáu trong tuần XIV Thường niên, ngày 10 tháng 7
Bài đọc: St 46, 1-7. 28-30
Đáp ca: Tv 36, 3-4. 18-19. 27-28. 39-40
Phúc âm: Mt 10, 16-23

Thứ Bảy trong tuần XIV Thường niên, ngày 11 tháng 7
Thánh Bênêđictô , viện phụ. Lễ nhớ.
Bài đọc: St 49, 29-33; 50, 15-24
Đáp ca: Tv 104, 1-2. 3-4. 6-7
Phúc âm: Mt 10, 24-33

Chúa Nhật thứ XV Thường niên, ngày 12 tháng 7
Thánh vịnh tuần III.
Bài đọc I: Am 7, 12-15
Đáp ca: Tv 84, 9ab -10. 11-12. 13-14
Bài đọc II: Ep 1, 3-10
Phúc âm: Mc 6, 7-13

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật XV Thường niên – Năm B

Phúc âm: Mc 6, 7-13
7 Người gọi Nhóm Mười Hai lại và bắt đầu sai đi từng hai người một. Người ban cho các ông quyền trừ quỷ.8 Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng;9 được đi dép, nhưng không được mặc hai áo.10 Người bảo các ông: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi.11 Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ.”12 Các ông đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn hối cải.13 Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Nhiệm vụ của người Kitô hữu hôm nay cũng không khác nhiệm vụ của Nhóm Mười Hai xưa kia: loan báo Tin Mừng và giảm thiểu ảnh hưởng của sự dữ. Nhưng sức riêng không giúp họ chu toàn được sứ mạng này; họ cần phải liên kết mật thiết với Đức Giêsu (“ở với Người”; x. 3,14).

2. Người Kitô hữu không được chỉ giới hạn vào việc lắng nghe sứ điệp về Triều Đại Thiên Chúa, mà còn phải nhận ra trong đời sống mình có quyền lực của Thiên Chúa đang hoạt động để đưa lại  sự giải thoát và niềm vui.

3. Làm chứng bằng lời nói là một khía cạnh của sứ mạng tông đồ. Tuy nhiên, sứ mạng này sẽ khiếm khuyết nếu việc làm chứng bằng lời nói không được phối hợp với việc làm chứng bằng hành động, bằng chính đời sống mình.

4. Người Kitô hữu luôn nhớ rằng mình là người được sai phái đi, nên phải lệ thuộc vào các chỉ thị của Chúa mình và phải trả lời về cách thực hiện các mệnh lệnh của Người. Như thế, ra đi loan báo Tin Mừng không phải là cơ hội để truyền đạt và áp đặt các tư tưởng của riêng mình.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fifteenth Sunday in Ordinary time - Year B

Gospel: Mk 6:7-13

Jesus summoned the Twelve and began to send them out two by two and gave them authority over unclean spirits. He instructed them to take nothing for the journey but a walking stick - no food, no sack, no money in their belts. They were, however, to wear sandals but not a second tunic. He said to them, “Wherever you enter a house, stay there until you leave. Whatever place does not welcome you or listen to you, leave there and shake the dust off your feet in testimony against them.” So they went off and preached repentance. The Twelve drove out many demons, and they anointed with oil many who were sick and cured them.

(http://www.usccb.org)

Reflection

Hospital ERs are typically very, very busy. Waits for those who are not critically ill or possibly facing death can be very long. One development that has relieved ER overload is the emergence of urgent care facilities all over our cities. These are for after-hours, nonappointment kinds of health care needs. The operative word is “urgent”; the needed care cannot wait until the physician office opens in the morning. Something needs to be done now. Few things in our life carry the natural sense of urgency that serious, unexpected health care issues generate. In this gospel Jesus sends the Twelve out on mission, and the way he does so indicates that there is an urgency about this sending forth.

“Jesus summoned the Twelve.” “Summoned” is a significant word here. This is a call that cannot be ignored because the mis-sion is so urgent: to preach repentance. The mission is so ur-gent that the Twelve are not even to burden themselves with seeming necessities of life. The mission is so urgent that the Twelve are not even to stay with those who do not receive them or listen to them. The mission is so urgent that the Twelve are given Jesus’ own authority to expel demons and cure illnesses.
Jesus sends the Twelve off to preach repentance. The mission is so urgent because what is at stake is our relationship with God and each other. Repentance heals the wounds that separate; repentance overflows into forgiveness; repentance changes our behavior; repen-tance is basic to growth in our covenantal fidelity; repentance makes us whole again.

It is an awesome thought that Jesus entrusts his mission to us. We cannot ignore Jesus’ command performance to preach repentance. The mission of Jesus is so urgent that he must use others to reach out to all people at all times to bring them salvation. But the only way we can be successful is to make sure that our mission is, indeed, that of Jesus. Who Jesus is, disciples are - prophets sent on a mission (see the first reading). With our own power and talent, we can do little; with a deep relationship with Jesus and the realization that we continue his saving work, we can do much.


(Source:Living Litrugy 2015)