Lịch phụng vụ CN 13 Thường Niên - Năm B



Chúa Nhật thứ XIII thường niên năm B

 

Thứ Hai trong tuần XIII thường niên, ngày 29 tháng 6

Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông đồ. Lễ Trọng           

Bài đọc I: Cv 12, 1-11

Đáp ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9

Bài đọc II: 2 Tm 4, 6-8. 17-18

Phúc âm: Mt 16, 13-19

 

Thứ Ba trong tuần XIII thường niên, ngày 30 tháng 6

Bài đọc: St 19, 15-29

Đáp ca: Tv 25, 2-3. 9-10. 11-12

Phúc âm: Mt 8, 23-27

 

Thứ Tư trong tuần XIII thường niên, ngày 1 tháng 7

Bài đọc: St 21, 5. 8-20

Đáp ca: Tv 33, 7-8. 10-11. 12-13

Phúc âm: Mt 8, 28-34

 

Thứ Năm trong tuần XIII thường niên, ngày 2 tháng 7

Bài đọc: St 22, 1-19

Đáp ca: Tv 114, 1-2. 3-4. 5-6. 8-9

Phúc âm: Mt 9, 1-8

 

Thứ Sáu trong tuần XIII thường niên, ngày 3 tháng 7

Lễ Thánh Tôma, tông đ. Lễ kính.

Bài đọc: Ep 2, 19-22

Đáp ca: Tv 116, 1. 2

Phúc âm: Ga 20, 24-29

 

Thứ Bảy trong tuần XIII thường niên, ngày 4 tháng 7

Ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ

Bài đọc: St 27, 1-5. 15-29

Đáp ca: Tv 134, 1-2. 3-4. 5-6

Phúc âm: Mt 9, 14-17

 

Chúa Nhật thứ XIV thường niên, ngày 5 tháng 7

Bài đọc I: Ed 2, 2-5

Đáp ca: Tv 122, 1-2a. 2bcd. 3-4

Bài đọc II: 2 Cr 12, 7-10  

Phúc âm: Mc 6, 1-6
 

HỌC HỎI KINH THÁNH 

Chúa Nhật thứ XIV thường niên - năm B
 

Phúc âm: Mc 6, 1-6 

1 Đức Giê-su ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê, Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Và họ vấp ngã vì Người.4 Đức Giê-su bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.”5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ.6 Người lấy làm lạ vì họ không tin. 

(Bản dịch nhóm CGKPV)
 

Suy niệm   

1. Vấn đề trọng tâm của bản văn là đức tin. Đức tin giúp con người có sự khiêm tốn và sẵn sàng lắng nghe giáo huấn của Thiên Chúa và của các vị sứ giả của Ngài. Cũng chính đức tin giúp người ta nhận biết các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã và vẫn đang làm trong thế giới, để ban ơn cứu độ cho mọi người. Tại nơi nào con người khép kín lại với Thiên Chúa, khi Ngài đang ngỏ với họ trong phép lạ, thì phép lạ trở thành chuyện phi lý. Cũng như quyền lực của Ngài là ơn cứu độ cho chúng ta, thì sự cứng lòng tin của chúng ta là sự bất lực của Ngài. Điều đó đã được chứng thực tại cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu với dân làng Nadarét: họ đã ngạc nhiên về những gì Đức Giêsu nói, và thế là để vuột mất ý nghĩa của các lời Người loan báo.

2. Sự từ khước ở Nadarét vẫn tồn tại. Con người hôm nay, những người Nadarét mới, vẫn đang thấy Đức Giêsu là một cớ gây ngạc nhiên và vấp ngã. Do sự từ khước của con người hôm nay, hoạt động cứu thế của Thiên Chúa như bị tắc nghẽn. Bị giam hãm trong các định kiến, họ không hiểu được cốt lõi tinh túy của sứ điệp, cũng không tạo cơ hội cho các việc kỳ diệu có thể xảy ra hay cho ơn Chúa có thể đến được với chính họ và người khác. Từ đây, chúng ta có thể đi đến một nhận định: cộng đoàn Kitô hữu có hai trách nhiệm, bởi vì phải vừa biết nhận ra các ngôn sứ được Thiên Chúa cho xuất hiện giữa các thành viên của mình, vừa phải hỗ và làm gia tăng ơn Chúa mà sự hiện diện của họ mang lại. Ý thức này đòi hỏi cộng đoàn phải trở thành một tập thể sẵn sàng, trong tư thế cầu nguyện, có cái nhìn khôn ngoan, để nhận ra các dấu chỉ của Thiên Chúa. Tất cả các điều này không đơn giản: trong đời sống mỗi ngày, chúng ta ghi nhận rằng cộng đoàn chúng ta đang bước đi giữa hai đe dọa: một bên, cộng đoàn có thể rơi vào một thứ hứng khởi dễ dãi mà chạy theo bất cứ một chủ trương đổi mới nào, để rồi cuối cùng bị lạc hướng và bị phân tán; một bên, cộng đoàn dễ bị thu hút bởi xu hướng bất động và sự cứng ngắc do bám vào một vài điều xác tín nào đó. 

3. Người môn đệ của Đức Giêsu không được nản chí khi gặp thất bại hay chống đối. Nhiệm vụ của họ là cứ ra đi để rao giảng Lời Chúa, để làm chứng, không nên bận tâm (và nặng lòng) với kết quả. Họ cần phải nhìn vào Thầy Giêsu mà dấn thân. Như Đức Giêsu, họ cứ quảng đại làm việc, “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tm 4,2). Niềm vui họ sẽ nhận được khơng phải do kết quả kiểm chứng được, nhưng là do biết rằng họ đã kiên trì thực huện những điều Thiên Chúa muốn. 

4. Thành kiến là một tật xấu nằm sâu trong tâm khảm con người. Chính tật xấu này làm cho khả năng đón nhận và loan truyền Lời Chúa bị giới hạn lại. Các Kitô hữu cần học lấy bài học của thánh Phaolô: “vui khi thấy điều chân thật” (1 Cr 13,6). Đấy là khả năng nhận ra sự thiện hảo tại bất cứ nơi nào nó xuất hiện, và sẵn sàng nêu lên.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

 

Fourteenth Sunday in Ordinary Time – Year B

Gospel: Mk 6:1-6 

Jesus departed from there and came to his native place, accompanied by his disciples. When the sabbath came he began to teach in the synagogue, and many who heard him were astonished. They said, “Where did this man get all this? What kind of wisdom has been given him? What mighty deeds are wrought by his hands! Is he not the carpenter, the son of Mary, and the brother of James and Joses and Judas and Simon? And are not his sisters here with us?” And they took offense at him. Jesus said to them, “A prophet is not without honor except in his native place and among his own kin and in his own house.” So he was not able to perform any mighty deed there, apart from curing a few sick people by laying his hands on them.

He was amazed at their lack of faith.


(http://www.usccb.org/bible/readings/070515.cfm)
 

Reflection 

We are always surprised - sometimes even shocked - when someone acts out of character. A shy, quiet person might speak out forcefully, publicly against an injustice. A reserved, serious person might some night be the life of a party. A person without higher education reveals eloquence, insight, and brilliance on a challenging topic. Persons acting out of character shake up the expectations that limit our responses to others. Shockingly, in this Sunday’s gospel Jesus encounters resistance and rejection “among his own kin and in his own house.” This, because Jesus’ words and deeds went beyond his neighbors’ understanding of who he was (“the carpenter”). Jesus was acting way out of character for them.


The limited expectations of those in Jesus’ “native place” blocked their ability to see in faith who Jesus really was. In response to Jesus’ teaching and wisdom, mighty deeds and healings, “they took offense.” Their limited expectations limited Jesus’ own ability to show that a new in-breaking of God was among them. This gospel challenges us to ex-amine the limits of our own expectations about who Jesus is and what he can do for us. It challenges us to examine our own expectations of others and allow them the space to be who God is helping them become.

 
God continually offers us what we need for salvation, but we often resist it. Our receptivity is key for hearing God’s word and receiv-ing the salvation God offers. The rejected prophet has no power to influence the behavior of the people (see first reading); Jesus is unable to work miracles for those who do not believe in him. God always offers everything we need to come to salvation; it is for us to recognize and receive it. Our very receptivity to God’s Presence and gifts is an act of faith, and this is decisive for whether we receive God’s ultimate gift of eternal Life. On the other hand, our rebellion, obstinacy, lack of faith (revealed in this gospel as rejection) keep us from recognizing God’s Presence and works in our midst, keep us from recognizing Jesus.


The shock of the gospel is the weight that our faith or lack of faith has. God never pushes salvation on us; it is a faithful gift, but one freely given and only asking of us a free response. Jesus “was not able” to perform miracles in his hometown because of the townspeople’s lack of faith. Shockingly, God never quits on us or abandons us; it is we who choose to resist or have faith. It is we who choose…is Jesus able to perform any mighty deed or not?
 

To the point: The limited expectations of those in Jesus’ “native place” blocked their ability to see in faith who Jesus really was. In response to Jesus’ teaching and wisdom, mighty deeds and healings, “they took offense.” Their limited expectations limited Jesus’ own ability to show that a new in-breaking of God was among them. This gospel challenges us to examine the limits of our own expectations about who Jesus is and what he can do for us.


(Source: Living Liturgy 2015)