Lịch phụng vụ CN 18 TN - Năm B




Chúa Nhật thứ XVIII Thường niên năm B

Thứ Hai trong tuần XVIII Thường niên ngày 3 tháng 8
Bài đọc: Ds 11, 4b-15
Đáp ca: Tv 80, 12-13. 14-15. 16-17
Phúc âm: Mt 14, 13-21

Thứ Ba trong tuần XVIII Thường niên ngày 4 tháng 8
Thánh Gioan Maria Vianê, linh mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: Ds 12,1-13
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 6bc-7. 12-13
Phúc âm: Mt 14,22-36

Thứ Tư trong tuần XVIII Thường niên ngày 5 tháng 8
Bài đọc: Ds 13, 1-3a. 26 -- 14, 1. 26-29. 34-35
Đáp ca: Tv 105, 6-7a. 13-14. 21-22. 23
Phúc âm: Mt 15, 21-28

Thứ Năm trong tuần XVIII Thường niên ngày 6 tháng 8
Lễ Chúa hiển dung. Lễ kính.
Bài đọc I: Đn 7, 9-10. 13-14
Đáp ca: Tv 96, 1-2. 5-6. 9
Bài đọc II: 2 Pr 1, 16-19
Phúc âm: Mc 9, 2-10

Thứ Sáu trong tuần XVIII Thường niên ngày 7 tháng 8
Thánh Xystô II, giáo hoàng, và các bạn, tử đạo.
Thánh Cajêtanô, linh mục.
Bài đọc: Đnl 4, 32-40
Đáp ca: Tv 76, 12-13. 14-15. 16 và 21
Phúc âm: Mt 16, 24-28

Thứ Bảy trong tuần XVIII Thường niên ngày 8 tháng 8
Thánh Đaminh, linh mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: Đnl 6, 4-13
Đáp ca: Tv 17, 2-3a. 3bc-4. 47 và 51ab
Phúc âm: Mt 17, 14-20

Chúa Nhật thứ XIX Thường niên ngày 9 tháng 8
Thánh vịnh tuần III.
Bài đọc I: 1 V 19, 4-8                                
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Bài đọc II: Ep 4, 30 - 5, 2
Phúc âm: Ga 6, 41-51

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật XIX Thường niên năm B

Phúc âm: Ga 6, 41-51

41 Người Do-thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: “Tôi là bánh từ trời xuống.”42 Họ nói: “Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: ‘Tôi từ trời xuống.’?”43 Đức Giê-su bảo họ: “Các ông đừng có xầm xì với nhau!44 Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.45 Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi.46 Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha.47 Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời.48 Tôi là bánh trường sinh.49 Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết.50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết.51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
    
(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Giêsu đã thật sự cho đám đông được ăn no; nhưng biến cố này không có ý nghĩa tự nó, nó quy về một thực tại khác. Sự kiện Đức Giêsu có thể ban bánh và cho no thỏa về phương diện trần thế phải chứng minh rằng Người chính là bánh ban sự sống đời đời. Ở bên Người, chúng ta không được tìm cơm bánh vật chất; trái lại chúng ta phải nhận biết Người có thể và Người muốn ban cho chúng ta điều vô cùng to lớn hơn. Điều mà chúng ta đang tìm kiếm nơi Đức Giêsu và chúng ta phải nhận được từ nơi Người, có thể được tóm trong câu này: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (Ga 6,35; x. 6,48.51).

2. Đức Giêsu đã ra sức soi sáng chúng ta và quy hướng sự chú ý của chúng ta vào ân ban cốt yếu của Người. Lương thực ban cho đám đông chỉ là một dấu chỉ. Chúng ta coi thường dấu chỉ này, nếu chúng ta dừng lại với các mối quan tâm tức thời và chờ đợi Người ban cho cơm bánh và sức khỏe; thật ra Người muốn ban nhiều hơn thế nữa. Khi nói “Tôi là bánh hằng sống”, Đức Giêsu đặt mình vào trong mạc khải của Thiên Chúa mà Môsê đã được thông dự vào khi được Thiên Chúa kêu gọi. Vào dịp đó, Thiên Chúa đã mạc khải tên của Ngài: “Ta là Đấng Ta là” (Xh 3,14). Thiên Chúa được xác định chủ yếu bằng sự kiện là Ngài hiện diện vì Dân Ngai. Khi tự giới thiệu mình như thế, Đức Giêsu nói rằng Thiên Chúa đang hiện diện nơi Người vì loài người và quan tâm đến chúng ta, đến đời sống chúng ta. Đức Giêsu hiện thân là hình thái mới và vĩnh viễn của sự hiện diện đầy uy lực và năng động của Thiên Chúa, không chỉ nhắm ban sự che chở và hướng dẫn, mà còn nhắm có sự hiệp thông riêng tư về sự sống. Đức Giêsu không chỉ muốn ban bánh, mà còn ban sự hiệp thông vĩnh cửu riêng tư về sự sống với Thiên Chúa.

3. Chúng ta lệ thuộc cơm bánh, để đảm bảo được sự sống của chúng ta. Không có sức lực đến từ cơm bánh, chúng ta không thể sống và làm được gì. Điều này không tùy thuộc ý chí chúng ta; nó là như thế. Do bản tính tự nhiên, chúng ta phải nhờ cơm bánh. Có cơm bánh, cũng có khả năng của cơm bánh là duy trì sự sống cho chúng ta. Nhưng đây chỉ là một khả năng giới hạn, vì cuối cùng chúng ta vẫn phải chết. Với công thức “Tôi là bánh hằng sống”, Đức Giêsu khẳng định rằng tương quan giữa bản thân Người với loài người cũng cùng một kiểu như tương quan giữa bánh và chúng ta. Đích thân Người, với tất cả những gì thuộc về Người, có thể ban cho chúng ta những gì bánh đưa lại cho chúng ta, nhưng không chỉ nhằm sự sống giới hạn, mà là sự sống vĩnh cửu vô biên.

4. Dây liên kết duy nhất đích thật với Đức Kitô là tin vào Người. Tôi tin vào Người khi tôi ký thác tất cả lòng trí tôi nơi Người, xác tín vào lời Người nói, xây dựng mọi sự dựa trên Người, nhắm mọi sự theo Người, liên kết đời tôi vào Người. Đức tin không phải là một xác tín về trí thức và một đoan chắc rằng một lời khẳng định hay một sự kiện nào đó là thật; đức tin là một thái độ chắc chắn và tin tưởng tỏ ra với Đức Giêsu, với ý thức trọn vẹn rằng Người là ai và với sự nhận biết đầy đủ về chân tính của Người. Đức tin là tương quan và dây liên kết người với người. Niềm tin vào Đức Giêsu đưa lại sự sống đời đời (6,47). 

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Nineteenth Sunday in Ordinary Time – Year B

Gospel: Jn 6:41-51

The Jews murmured about Jesus because he said, “I am the bread that came down from heaven,” and they said, “Is this not Jesus, the son of Joseph? Do we not know his father and mother? Then how can he say, ‘I have come down from heaven’?” Jesus answered and said to them, “Stop murmuring among yourselves. No one can come to me unless the Father who sent me draw him, and I will raise him on the last day. It is written in the prophets: They shall all be taught by God. Everyone who listens to my Father and learns from him comes to me. Not that anyone has seen the Father except the one who is from God; he has seen the Father. Amen, amen, I say to you, whoever believes has eternal life. I am the bread of life. Your ancestors ate the manna in the desert, but they died; this is the bread that comes down from heaven so that one may eat it and not die. I am the living bread that came down from heaven; whoever eats this bread will live forever; and the bread that I will give is my flesh for the life of the world.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

“Murmur” is an interesting word; in English, grammatically, we call it an “ono-matopoeia,” that is, a word that sounds like what it means. It is a low, sustained sound - background noise, a hum, a subdued grumble. It comes from the Latin which is exactly the same word: murmur. In Latin, however, to murmur is to make a big noise, to roar. The Latin is probably closer to the crowd’s response, in this gospel, to Jesus’ declaration that he is “the bread that came down from heaven.” The Jews were murmuring because of their limited perception of who Jesus is; after all, “Is this not . . . the son of Joseph?” Their murmur was probably not a subdued grumble, but a crowd-sized noise.
“The Jews murmured” because they could not get beyond their limited perception of who they thought Jesus was to the mystery about himself he reveals: “I am the bread of life,” the Bread “come down from heaven,” the Bread to whom we must come, the Bread who gives us a share in his “eternal life,” the Bread in whom we must believe, the Bread who gives Self “for the life of the world.” Jesus persists in revealing himself as the Bread sent by God to nourish the crowd (and us) for the journey to eternal Life. Jesus gives his life so that we might have new Life: “the bread that I will give is my flesh for the life of the world.” The surprise of the gospel is that Jesus himself, as the “bread . . . from heaven,” is both the promise and fulfillment of the eternal Life for which we long. Jesus declares himself to be “the living bread” and when we share in this Bread we “will live forever.” Such mystery! Who can believe it? Who can afford not to believe it?
The ultimate act of God’s persistence in bringing us to new and eternal Life is to send the Son who gives his life for us. And herein is another new revelation in the text: the bread of heaven isn’t without its cost. For Jesus, the cost is the cross (“the bread that I will give is my flesh for the life of the world”). The bread of life is the bread of self-sacrifice. Here is the real source of the murmuring (the shouting!): to eat the bread of Life is to eat the bread of suffering. To encounter Jesus by eating the bread of Life is to take upon ourselves Jesus’ life of self-giving. This is why the gospel is so difficult, why the Jews are really murmuring: we, too, must die in order to live forever.

To the point: “The Jews murmured” because they could not get beyond their limited perception of who they thought Jesus was to the mystery about himself he reveals: “I am the bread of life,”
the Bread “come down from heaven,”
the Bread to whom we must come
the Bread who gives us a share in his “eternal life,”
the Bread in whom we must believe,
the Bread who gives Self “for the life of the world.”
Such mystery! Who can believe it? Who can afford not to believe it?

(Source: Living Liturgy 2015)