Chúa Nhật Lễ Lá năm A
Bài đọc: Is 42, 1-7
Đáp ca: Tv 26, 1. 2. 3.
13-14
Phúc âm: Ga 12, 1-11
Thứ Ba tuần Thánh ngày 11 tháng 4
Bài đọc: Is 49, 1-6
Đáp ca: Tv 70, 1-2. 3-4a.
5-6ab. 15 và 17
Phúc âm: Ga 13, 21-33. 36-38
Thứ Tư tuần Thánh ngày 12 tháng 4
Bài đọc: Is 50, 4-9a
Đáp ca: Tv 68, 8-10.
21bcd-22. 31 và 33-34
Phúc âm: Mt 26, 14-25
Thứ Năm tuần Thánh, thánh lễ
Tiệc Ly ngày 13 tháng 4
Đáp ca: Tv 115, 12-13.
15-16bc. 17-18
Bài đọc 2: 1 Cr 11, 23-26
Phúc âm: Ga 13, 1-15
Thứ Sáu tuần Thánh ngày 14 tháng 4
Đáp ca: Tv 30, 2 và 6.
12-13. 15-16. 17 và 25
Bài đọc 2: Dt 4, 14-16; 5, 7-9
Phúc âm: Ga 18, 1 - 19, 42
Bài đọc 1: St 1,1.26-31a
Đáp ca: Tv 32, 4-5. 6-7.
12-13. 20 và 22
Bài đọc 2: St 22,1-2.9a.10-13.15-18
Đáp ca: Tv 15, 5 và 8. 9-10.
11
Bài đọc 3: Xh 14,15-15,1a - Không đọc “Đó là lời Chúa”
Đáp ca: Xh 15, 1-2. 3-4.
5-6. 17-18
Thánh Thư: Rm 6,3-11
Đáp ca: Tv 117, 1-2.
16ab-17. 22-23
Phúc âm: Mc 16,1-8
Bài đọc I: Cv 10, 34a. 37-43
Đáp ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23
Bài đọc 2: 1Cr 5,6b-8
Đọc hoặc hát ca tiếp liên.
Phúc âm: Ga 20,1-9
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật Phục Sinh
Phúc âm: Ga 20, 1-9
1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala
đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2 Bà liền chạy về gặp ông Simon
Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đem Chúa đi
khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu?. 3 Ông Phêrô và môn đệ kia
liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông
Phêrô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó,
nhưng không vào. 6 Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ,
thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Ðức Giêsu. Khăn này không để lẫn
với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ
kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước
đó hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Ðức Giêsu phải chổi dậy từ cõi chết.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Trong cuộc sống, có lắm phen chúng ta nếm cảm những thất bại đau đớn,
chúng ta muốn buông xuôi, y như ngôi mộ đã được một tảng đá niêm phong lại, chẳng
còn gì để hy vọng, ngoài một niềm nuối tiếc khôn nguôi. Nhưng “tảng đá đã lăn
ra khỏi mộ”! Chính Thiên Chúa đã lăn tảng đá ra khỏi mộ Đức Giêsu, thì Ngài
cũng lăn được những tảng đá đang chắn cuộc đời chúng ta lại, miễn là chúng ta đừng
nhất định bám cứng vào những tảng đá đó.
2. Tác giả TM IV viết: “Ông đã thấy và đã tin”. Đó là một lời chứng,
nhưng cũng là một lời thú nhận là ngài đã không thể hiện được trọn vẹn mối phúc
Đức Giêsu công bố: “Phúc thay kẻ không thấy mà tin” (20,29). Chỉ có Đức Maria,
Thân Mẫu Đức Giêsu, mới đạt được mức độ đức tin ấy: tại Cana, trước khi Đức
Giêsu làm phép lạ đầu tiên, Mẹ đã tin cách nào đó, nên mới cho Con biết là tiệc
hết rượu. Quả thật, tin không phải là một chuyện dễ dàng hay dễ dãi, trốn tránh
trách nhiệm, như nhiều người vẫn nghĩ.
3. Các Tông Đồ chỉ có thể làm chứng rằng các ông đã biết Đức Giêsu trước
khi chịu chết, đã gặp lại Người đang sống; nhưng các ông không thể nói về cách
thức Đức Giêsu đã sống lại. Niềm tin của Kitô hữu hôm nay cũng khẳng định Đức
Giêsu đã chết và đã sống lại, nhưng không thể trả lời những câu hỏi về cách thức
diễn tiến sự Phục Sinh. Nhưng không thể phủ nhận được sự Phục Sinh, bởi vì
chính sự hiện diện và hoạt động của Đức Kitô Phục Sinh trong đời người Kitô hữu
đang làm thay đổi con người họ, và họ đang trải nghiệm điều đó. Họ có thể làm
chứng, chứ họ không thể giải thích, vì đây là một mầu nhiệm, nhưng là một mầu
nhiệm làm cho sống.
4. Nếu như hai môn đệ đã ghi nhớ và tin những lời Đức Giêsu đã nói trước
về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người, các ông đã chẳng phải chạy trên nẻo
đường đưa tới mộ, đưa tới cõi chết, đưa tới sự tuyệt vọng, trong khi Thầy của
các ông đã sống lại, và nay đã “lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em,
lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (20,17). Tuy
nhiên, thái độ của hai ông lại là bài học quý cho chúng ta hôm nay, vì chúng ta
cũng vẫn có thể rơi vào tình trạng tiêu cực ấy.
5. Trong một Bài giảng được gán cho thánh Gioan Kim Khẩu (? 345-407), có
đoạn: “Xin đừng có một ai buồn sầu về sự nghèo khó của mình, bởi vì Vương Quốc
đã hiện ra cho tất cả mọi người; xin đừng có một ai than thở về các lỗi lầm của
mình, bởi vì ơn tha thứ đã trào vọt ra từ ngôi mộ; xin đừng có một ai sợ hãi
cái chết, bởi vì cái chết của Đấng Cứu thế đã giải thoát chúng ta. Người đã
tiêu diệt cái chết, Đấng mà cái chết đã bóp nghẹt, Người đã tước đoạt hỏa ngục,
Đấng đã xuống âm phủ…
Isaia đã tiên báo điều này khi nói: « Vì ngươi, âm phủ dưới vực sâu cũng
rung động để ra đón ngươi vào” (14,9). Âm phủ đã ngập tràn cay đắng..., vì nó
đã bị đánh ngã; bị sỉ nhục, vì nó đã bị giết chết; bị quỵ ngã, vì nó đã bị triệt
tiêu. Nó đã bắt lấy một thân xác và đã ra trước nhan Thiên Chúa; nó đã nắm lấy
trái đất và đã gặp trời; nó đã bắt lấy cái gì nó thấy, và đã té ngã vì Đấng Vô
Hình. “Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của người? Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của
ngươi?” (1 Cr 15,55). Chúa Kitô đã sống lại và người bị đánh bại! Chúa Kitô đã
sống lại và ma quỷ đã ngã xuống! Chúa Kitô đã sống lại và các thiên thần hân
hoan vui mừng! Chúa Kitô đã sống lại và đây sự sống hiển trị! Chúa Kitô đã sống
lại và không còn kẻ chết trong mồ nữa, bởi vì Chúa Kitô, sống lại từ kẻ chết,
đã trở thành hoa quả đầu mùa của những ai đã an giấc. Vinh quang và uy quyền
thuộc về Người đến muôn thuở muôn đời. Amen”.
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
The Resurrection of the Lord –
Year A
Gospel: Jn 20:1-9
On the first
day of the week, Mary of Magdala came
to the tomb early in the morning,
while it was
still dark, and saw the stone
removed from the tomb. So she ran and went
to Simon Peter and to the other
disciple whom Jesus loved, and told them, "They
have taken the Lord from the tomb, and we don't know
where they put him." So Peter and the
other disciple went out and came to the tomb. They both ran, but the other disciple ran
faster than Peter and arrived at the
tomb first; he bent down and saw
the burial cloths there, but did not go in. When Simon Peter arrived after him, he went into the tomb and saw the burial
cloths there, and the cloth that
had covered his head, not with the burial
cloths but rolled up in a separate place. Then the
other disciple also went in, the one who had arrived
at the tomb first, and he saw and
believed. For they did not yet
understand the Scripture that he had to rise
from the dead.
(http://www.usccb.org)
Reflection
To the point:
It is clear that during Easter we celebrate new Life, risen Life. But
what is equally clear is that we cannot celebrate life without celebrating
light and love. This is the Easter mystery: “he had to rise from the dead.” He
had to so that in the Easter mystery darkness becomes light, death becomes
life, sacrifice becomes love. To ponder and pray: At this point in this gospel
Mary of Magdala, Peter, and “the other disciple whom Jesus loved” are no better
off than we are. They witnessed a “stone removed from the tomb” and “saw the
burial cloths there,” but did not encounter Jesus in the empty tomb. They see,
but not what they hope to see: Jesus alive. Neither do we see with our physical
eyes this Jesus who “had to rise from the dead.” But, like the disciples of
long ago, over time we encounter Jesus in various ways and our seeing becomes
believing. Here is the mystery of Easter: we want to see and believe, but since
resurrection is so out of our human experience we simply can’t understand.
Belief came gradually to those first witnesses, and then only when they had a
personal encounter with Jesus (some disciples “ate and drank with him”; see
first reading). Our own belief in the risen Jesus gradually grows throughout
our life as we continually encounter him in our own eating and drinking with
him. We encounter the risen Jesus in Eucharist when we eat and drink with him -
when Jesus’ very Body and Blood become our nourishment. We also encounter the
risen Jesus in each other when we witness by the goodness of our lives to
Gospel values. We encounter the risen Jesus in the sure joy that comes from
reconciled relationships with each other that witness to our reconciled
relationship with God. We encounter the risen Jesus when we “[c]lear out the
old yeast” (second reading from 1 Cor) and “receive forgiveness of sins.” All
of this assures us that we are a new creation formed in this resurrection Life
- the source of our Easter joy. The Easter mystery is something we accept in
faith. Jesus had raised people from the dead, for example, the son of the widow
of Nain and his own friend Lazarus. But they were only resuscitated and would
face death again. Jesus is not merely resuscitated; he is raised up from the
grave to new Life, never to die again. This is why we can say that Jesus
conquered death. When we die, we live forever. Our belief enables us to share
in this same risen Life. Yes, our mor- tal bodies will die like Jesus’ and
Lazarus’s. But this risen Life that is already within us through baptism is
forever. We believe it, we live it, we embrace it. The mystery: we share in
eternal Life - risen Life with no end. This risen Life is not empty, it is not
sterile, it is not for one’s own sake. It was very “early in the morning” that
Mary and Peter and “the disciple whom Jesus loved” went to the tomb. Risen Life
dispels darkness and brings light and clarity to who Jesus is. He is Savior - the
one who sacrificed his all out of sheer divine love for us. Risen Life cannot
be separated from the light and love it brings. Eternity is eternal light;
eternity is everlasting love; eternity is risen Life unceasing. Jesus had to
rise from the dead so that we might come to believe that our human existence is
not all there is. Our everyday Gospel living leads us on a path toward the
light of wisdom, the steadfastness of love, and the eternity of Life that
awaits those who accept Jesus’ call to be disciples who see and believe.
(Source: Living Liturgy 2017)