Lịch Phụng Vụ Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa - Năm C



Chúa Nhật  lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa

Thứ Hai trong tuần I thường niên ngày 11 tháng 1. Thánh vịnh tuần 1.
Bài đọc: 1 Sm 1, 1-8
Đáp ca: Tv 115, 12-13. 14 và 17. 18-19
Phúc âm: Mc 1, 14-20

Thứ Ba trong tuần I thường niên ngày 12 tháng 1
Bài đọc: 1 Sm 1, 9-20
Đáp ca: 1 Sm 2, 1. 4-5. 6-7. 8abcd
Phúc âm: Mc 1, 21-28

Thứ Tư trong tuần I thường niên ngày 13 tháng 1, thánh Hilario, Giám mục, tiến sĩ hội thánh.
Bài đọc: 1 Sm 3, 1-10. 19-20
Đáp ca: Tv 39, 2 và 5. 7-8a. 8b-9. 10
Phúc âm: Mc 1, 29-39

Thứ Năm trong tuần I thường niên ngày 14 tháng 1
Bài đọc: 1 Sm 4, 1-11
Đáp ca: Tv 43, 10-11. 14-15. 24-25
Phúc âm: Mc 1, 40-45

Thứ Sáu trong tuần I thường niên ngày 15 tháng 1
Bài đọc: 1 Sm 8,4-7.10-22a
Đáp ca: Tv 88, 16-17. 18-19
Phúc âm: Mc 2, 1-12

Thứ Bảy trong tuần I thường niên ngày 16 tháng 1
Bài đọc: 1 Sm 9, 1-4. 17-19; 10, 1a
Đáp ca: Tv 20, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Mc 2, 13-17

Chúa Nhật thứ II thường niên C ngày 17 tháng 1. Thánh vịnh tuần 2.
Bài đọc I: Is 62, 1-5
Đáp ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 7-8a. 9-10ac
Bài đọc II: 1 Cr 12, 4-11
Phúc âm: Ga 2, 1-12

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ II thường niên C

Phúc âm: Ga 2, 1-12

1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su.2 Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi.”4 Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.”5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
     6 Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước.7 Đức Giê-su bảo họ: “Các anh đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng.8 Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông.9 Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại10 và nói: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ.”11 Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.12 Sau đó, Người cùng với thân mẫu, anh em và các môn đệ xuống Ca-phác-na-um và ở lại đó ít ngày.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Rõ ràng là dấu chỉ tiệc cưới, nếu một đàng phong phú ý nghĩa, thì đàng khác cũng rất dị nghĩa. Tiệc cưới, dấu chỉ tự nhiên của niềm vui và niềm hân hoan, bị đe dọa bởi nỗi buồn do hết rượu. Giao ước giữa người nam và người nữ tự nó rất mỏng giòn, và cũng như mọi thực tại dưới ánh mặt trời, nó bị đe dọa bởi bạo chúa khắc nghiệt là sự chết. Tiệc cưới vẫn là một biểu tượng tích cực: nó gợi tới tình yêu, sự chung thủy, sự phong nhiêu, sự sống. Nhưng nó cũng bị đe dọa bởi nỗi buồn, sự thất trung, sự đau khổ. Bản văn Tin Mừng cho chúng ta thấy rằng Đức Kitô ban rượu chan hòa niềm vui, dấu chỉ của giao ước vĩnh cửu được Người thiết lập. Người biến nước của giao ước cũ, giao ước theo chữ viết, thành rượu ân sủng, rượu Thánh Thần.

2. Rượu là dấu chỉ của niềm vui của Tin Mừng, của tình yêu, của Thánh Thần, của sinh lực mới tuôn trào ra từ sức mạnh của Đức Kitô Phục Sinh. Niềm vui sẽ đưa lễ cưới khỏi nỗi buồn, khỏi sự chán chường do Lề Luật. Và rượu vừa chan hòa vừa hảo hạng. Đời Kitô hữu không bao giờ thiếu rượu là phúc lành của Thiên Chúa. Tuy nhiên, có ai trong chúng ta dám nghĩ rằng mình đã sống được ngang tầm với phúc lành của Thiên Chúa? Ai dám nói rằng tính ích kỷ không bao giờ lấn lướt tình yêu nơi mình? Ai lại không bị thương tích ngày qua ngày do tội lỗi? Do đó, sự trung thành là một ơn ta phải hết lòng cầu xin. Chính ân huệ dồi dào Thiên Chúa ban giúp ta thắng vượt nỗi lo sợ về các giới hạn của đời sống chúng ta. Chúng ta bị dính cứng vào mặt đất, dễ mệt nhọc, bị đủ thứ sự dữ khống chế, chúng ta mỏng giòn và dễ bị tổn thương, nhưng niềm tin vào Chúa sẽ chiến thắng mọi sự dữ và ban cho chúng ta sự sống đời đời.

3. Có thể nói lời Đức Maria nói với gia nhân ở Cana là “di chúc thiêng liêng của Mẹ” (A. Serra), bởi vì đó là những lời nói cuối cùng của Mẹ được các tác giả Tin Mừng ghi lại. Đức Maria sẽ không nói nữa, nhưng Mẹ đã nói được điều chính yếu. Mẹ đâu có bổn phận mở cửa sổ khi Đức Kitô có vẻ muốn đóng các cửa ra vào! Trong tư cách là “Mẹ” của Hội Thánh, Mẹ cầu nguyện và chuyển cầu để con cái Mẹ thường xuyên mở lòng ra với các lời của Chúa Giêsu, những lời vừa nặng ý nghĩa vừa có sức giải phóng. Đấy là “những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,68).

          Hôm nay, chúng ta là những gia nhân của các đám cưới, chúng ta có khôn ngoan đủ để đón nhận lời Mẹ đề nghị chăng?

4. Lm M. Thurian (+1996) đã viết: “Đến cuối bài tường thuật, Đức Maria và các môn đệ làm thành cộng đoàn thiên sai, hợp nhất trong niềm tin vào Con Thiên Chúa đến biểu lộ vinh quang của Người; đó chính là nòng cốt của Giáo Hội đang vây quanh Đức Chúa của mình, mà lắng nghe Lời Người và thực hiện ý muốn của Chúa Cha. Đức Maria hiện diện với cộng đoàn Giáo Hội này và ta có thể tưởng tượng ra Đức Kitô đang nhìn nhóm vây quanh mình mà nói: ‘Đây là Mẹ tôi và đây là anh em tôi; bất cứ ai thực hiện ý muốn của Cha tôi trên trời, thì người ấy là một người anh em, một người chị em, và một người mẹ đối với tôi’ (x. Mt 12,49 và các bản văn song song)”. 
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Second Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Jn 2:1-11

There was a wedding at Cana in Galilee, and the mother of Jesus was there. Jesus and his disciples were also invited to the wedding. When the wine ran short, the mother of Jesus said to him, “They have no wine.” And Jesus said to her, “Woman, how does your concern affect me? My hour has not yet come.” His mother said to the servers, “Do whatever he tells you.” Now there were six stone water jars there for Jewish ceremonial washings, each holding twenty to thirty gallons. Jesus told the them, “Fill the jars with water.” So they filled them to the brim. Then he told them,
“Draw some out now and take it to the headwaiter.” So they took it. And when the headwaiter tasted the water that had become wine, without knowing where it came from - although the servers who had drawn the water knew -, the headwaiter called the bridegroom and said to him, “Everyone serves good wine first, and then when people have drunk freely, an inferior one; but you have kept the good wine until now.”
Jesus did this as the beginning of his signs at Cana in Galilee and so revealed his glory, and his disciples began to believe in him.

(http://usccb.org/bible/readings/011716.cfm)

Reflection

No matter what is potentially inside gift-wrapped boxes, little children will invariably go for the biggest one. They want the largest piece of pie. They want the prettiest doll. They want the heaviest baseball bat. They want the most french fries. From earliest childhood we have an innate sense that more is better, and we carry that into adulthood. We shy away from scarcity and gravitate toward plenty. We avoid want and embrace having. We seek to have savings, reserves, supplies, extras, storage bins. Of course, we can go overboard on abundance. Yet, we all know that just enough isn’t enough. This Sunday’s gospel is about running out, not having enough. It is about a bride and groom potentially being embarrassed on their most important day. It becomes about abundance signifying that all is well, that love and life abound. It becomes about Jesus’ “hour.” What is Jesus’ “hour”? It is a time of the revelation of
God’s immense gift of abundance. In this gospel, not one jar of water became wine, but six. Not a little bit of wine, but over a hundred gallons. Not partially filled jars, but “to the brim.” Not inferior wine, but “good wine.” Not just one sign, but “the beginning of his signs.” More is yet to come. In the “more” is God’s glory revealed. In the “more” is God’s abundance - a sign of the fullness of Life and love God offers us.

The epiphany of Jesus’ glory is a sign of the persistence of God’s overtures of love to us, a love so immense that it is not measurable, not able to be contained, not ever exhausted. There are signs of God’s abundant love - God’s most lavish gift to us - all around us. What are the signs? Obvious miracles, yes, in Jesus’ time. But many miracles are still happening today: the gift of life at the birth of a baby, the peace of reconciliation, the warmth of faithful love, the satisfaction of success, the beauty of a sunrise or sunset. God’s glory is revealed in many signs of abundance. Abundance,
ultimately, is a sign of messianic times, of God’s fullness of salvation offered to us. This is why Jesus came. In the abundance of who he is, Jesus reveals the fullness of who we might become. God’s glory is God’s Presence. Yes, God’s glory is revealed in many signs of abundance. Most fully in Jesus himself. Most fully in us, the Body of Christ, as we come to deeper belief and continue his ministry.

To the point:

What is Jesus’ “hour”? It is a time of the revelation of God’s immense gift of abundance. In this gospel, not one jar of water became wine, but six. Not a little bit of wine, but over a hundred gallons. Not partially filled jars, but “to the brim.” Not inferior wine, but “good wine.” Not just one sign, but “the beginning of his signs.” God’s glory is revealed in many signs of abundance. Most fully in Jesus himself. Most fully in us, the Body of Christ, as we come to deeper belief and continue his ministry.

(Source: Living Liturgy 2016)