Lịch Phụng Vụ Chúa Nhật lễ Thánh Gia Thất - Năm C



Chúa Nhật lễ Thánh Gia Thất, ngày 27 tháng 12 năm 2015

Thứ Hai trong tuần Bát nhật Giáng Sinh, ngày 28 tháng 12, lễ các thánh anh hài, tử đạo. Lễ kính.
Bài đọc: 1 Ga 1, 5 - 2,2 
Đáp ca: Tv 123, 2-3. 4-5. 7b-8
Phúc âm: Mt 2, 13-18

Thứ Ba trong tuần Bát nhật Giáng Sinh, ngày 29 tháng 12, thánh Tôma Bécket, Giám mục, tử đạo.
Bài đọc: 1 Ga 2, 3-11
Đáp ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 5-6
Phúc âm: Lc 2, 22-35

Thứ Tư trong tuần Bát nhật Giáng Sinh, ngày 30 tháng 12
Bài đọc: 1 Ga 2, 12-17
Đáp ca: Tv 95, 7-8a. 8b-9. 10
Phúc âm: Lc 2, 36-40

Thứ Năm trong tuần Bát nhật Giáng Sinh, ngày 31 tháng 12, thánh Sylvester I, Giáo hoàng.
Bài đọc: 1 Ga 2, 18-21
Đáp ca: Tv 95, 1-2. 11-12. 13
Phúc âm: Ga 1, 1-18

Thứ Sáu ngày 1 tháng 1, cuối tuần bát nhật Giáng Sinh, lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Lễ trọng. Lễ buộc. Tết Dương lịch, cầu cho hòa bình thế giới.
Bài đọc 1: Ds 6, 22-27
Đáp ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8
Bài đọc 2: Gl 4, 4-7   
Phúc âm: Lc 2, 16-21

Thứ Bảy ngày 2 tháng 1, thánh Basilio Cả và thánh Gregorio Nazianzen, giám mục, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Ga 2, 22-28
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4  
Phúc âm: Ga 1, 19-28

Chúa Nhật lễ Chúa Hiển Linh, ngày 3 tháng 1
Bài đọc I: Is 60, 1-6
Đáp ca: Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13
Bài đọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6
Phúc âm: Mt 2, 1-12

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Chúa Hiển Linh

Phúc âm Mt 2,1-12

1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên Phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người.”3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao.4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu.5 Họ trả lời: “Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:6 Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời.”
     7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện.8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy đ Người.”9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở Phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng.11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến.12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Truyện này gây ra hai ấn tượng. Một bên, chúng ta muốn coi toàn bộ như một huyền thoại: cuộc hành trình dài ngày của các nhà chiêm tinh, ngôi sao dẫn đường, nỗi bối rối của nhà vua và toàn thể dân thành Giêrusalem, mưu mô của vua Hêrôđê, cuối cùng lệnh của Thiên Chúa ban cho các nhà chiêm tinh trong mộng, tất cả những nét này khiến chúng ta có ấn tượng là truyện không thật. Nhưng ngược lại, nếu so sánh truyện này với những gì ta biết về vua Hêrôđê và xứ Paléttina thời ấy, chúng ta lại phải nhìn nhận truyện có màu sắc lịch sử: sự lưu tâm của các nhà chiêm tinh phương Đông về một vị vua cứu thế và những cơn điên khùng bệnh tật của vua Hêrôđê hoàn toàn phù hợp với truyện. Nhưng “đúng” không nhất thiết là “thật” về lịch sử. Cho dù các biến cố đã xảy ra thật, các truyện trong chương 2 Mt cũng không mang tính lịch sử theo nghĩa hẹp. Dường như tác giả đã sử dụng thể văn midrash haggada để giải thích các sự kiện có thật hầu rút ra một áp dụng Kinh Thánh, để đi tới việc ca tụng Thiên Chúa, khám phá ra một mạc khải về những chương trình của Thiên Chúa trong quá khứ và cho tương lai, nhằm xây dựng cộng đoàn.

2. Có những điểm “khôi hài” trong bài: Sự khôn ngoan của Dân ngoại mà người Do Thái vẫn loại trừ hoặc khinh bỉ cũng có thể đưa người ta đến với Đức Kitô. Đấy là khi các nhà chiêm tinh đến đền vua Hêrôđê và hỏi về nơi trú ngụ của “Đức Vua mới sinh”. Đàng khác, chính một vị vua gian ác ngoại quốc (vì Hêrôđê thuộc gốc dân Iđumê) cũng có thể trở thành trung gian cung cấp cho người ta những thông tin chính xác. Đấy là khi vua Hêrôđê triệu tập các thượng tế và kinh sư lại để hỏi cho biết Đấng Kitô sinh ra ở đâu.

3. Có hai chuyển động ngược chiều trong bài: Vua Hêrôđê càng ngày càng co quắp lại trong thái độ cứng tin và từ khước, và cùng với nhà vua là Thượng Hội Đồng Do Thái và dân Giêrusalem, còn các nhà chiêm tinh thì đã từ những bước mò mẫm mơ hồ đi đến chỗ bày tỏ tất cả lòng tin kính đối với Đấng Mêsia. Vì thế sau đó, các vị “đã đi lối khác mà về xứ mình” (c. 12). Cũng nên dừng lại suy nghĩ về lối ứng xử của các kinh sư: họ đã có thể trích và giải thích đúng Kinh Thánh, nhưng họ không hề lên đường. Thánh Âutinh bảo rằng họ là “những cột cây số”; họ chỉ đúng đường, nhưng họ không di chuyển!

4. Các nhà chiêm tinh đã nhận được sự thúc đẩy đầu tiên khi nghiên cứu thiên văn. Đến Giêrusalem, các vị lại nhận được một thông tin chính xác hơn rút từ Kinh Thánh. Các vị đã can đảm lấy quyết định lên đường và cứ dò dẫm từng bước, và Thiên Chúa đã dẫn dắt các vị đạt tới mục tiêu bằng “ngôi sao” dẫn đường. Bởi vì các vị không kháng cự lại và không quản ngại mệt nhọc, trái lại đã chấp nhận được hướng dẫn, các vị đã vui sướng đạt tới mục tiêu. Thiên Chúa luôn đáp ứng những ai tha thiết tìm ơn cứu độ, dù đôi khi người trong cuộc cảm thấy đường đi không rõ và mục tiêu mịt mù.

5. Các nhà chiêm tinh không thấy vinh quang hay uy quyền của Hài Nhi Giêsu, nhưng các vị đã bái lạy mà nhìn nhận Người là Chúa tể, là Đức Vua và vị Mục Tử của Dân ngoại, vì các vị tin. Đức tin cần thiết cho từng bước đi tới chỗ nhận biết Đức Chúa, ở đây được các nhà chiêm tinh diễn tả ra trong tình trạng tinh trong. Dựa vào ba lễ vật, qua các thời đại, người ta đã tưởng tượng là có ba nhà chiêm tinh, có tên rõ ràng, một vị trẻ tuổi, một vị đứng tuổi và một vị đã già; một vị là người châu Á, một vị là người châu Âu và một vị châu Phi. Cách làm này không tương ứng với chữ viết của bản văn nhưng phù hợp với tinh thần của Tin Mừng. Tất cả các lứa tuổi và con người của mọi châu lục đều đạt tới mục tiêu khi gặp Hài Nhi này, nhất là khi nhìn nhận Người là Đức Vua và Đức Chúa của họ. Người đã đến cho mọi người, cho người trẻ cũng như cho người già, cho người thông thái cũng như người chất phác ít học, cho mọi màu da và mọi lối sống, để giúp họ nhận biết Thiên Chúa là Cha và đưa vào cuộc đời họ một ánh sáng chói chan. Như các nhà chiêm tinh, loài người không được để mình đi trệch đường về với Đức Giêsu, mà phải để cho Thiên Chúa hướng dẫn, cho đến khi tới đích.

6. Phải chăng nên gỡ bỏ các ngôi sao tại các máng cỏ? Không cần! Chúng ta cứ việc ngắm nhìn ngôi sao ấy, cứ chỉ cho con em thấy, nhưng bảo các em rằng ngôi sao đích thật là Đức Giêsu. Người chính là ánh sáng soi chiếu mọi dân tộc. Cũng giải thích cho chúng biết rằng các nhà chiêm tinh là đại diện cho các dân tộc trên thế giới đang để cho sứ điệp hòa bình và tình yêu của Đức Giêsu hướng dẫn. Họ chính là hình ảnh của Hội Thánh, được tạo nên do các dân tộc thuộc mọi giống nòi và mọi ngôn ngữ. Trở nên một thành viên của Hội Thánh không có nghĩa là đánh mất hoặc bỏ đi chân tính của mình, không có nghĩa là phải quy phục một thứ “đồng nhất” giả tạo và bất công. Các dân tộc cần phải duy trì nền văn hóa của họ và làm giàu cho Hội Thánh bằng nền văn hóa riêng này.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

The Epiphany of the Lord – Year C

Gospel: Mt 2:1-12

When Jesus was born in Bethlehem of Judea, in the days of King Herod, behold, magi from the east arrived in Jerusalem, saying, “Where is the newborn king of the Jews? We saw his star at its rising and have come to do him homage.” When King Herod heard this, he was greatly troubled, and all Jerusalem with him. Assembling all the chief priests and the scribes of the people, He inquired of them where the Christ was to be born. They said to him, “In Bethlehem of Judea, for thus it has been written through the prophet: And you, Bethlehem, land of Judah, are by no means least among the rulers of Judah; since from you shall come a ruler, who is to shepherd my people Israel.” Then Herod called the magi secretly and ascertained from them the time of the star’s appearance. He sent them to Bethlehem and said, “Go and search diligently for the child. When you have found him, bring me word, that I too may go and do him homage.” After their audience with the king they set out. And behold, the star that they had seen at its rising preceded them, until it came and stopped over the place where the child was. They were overjoyed at seeing the star, and on entering the house they saw the child with Mary his mother. They prostrated themselves and did him homage. Then they opened their treasures and offered him gifts of gold, frankincense, and myrrh. And having been warned in a dream not to return to Herod,
they departed for their country by another way.

(http://www.usccb.org/bible/readings/010316.cfm)

Reflection

A TV commercial a while back sang the praises of the human eye. The commercial portrayed how our amazing eyes can see the light of a single candle in the darkness from one hundred football fields away. That’s over thirty thousand feet! In the gospel, the “magi from the east” followed the light of a star. A light of heaven that guided them. A light of revelation that manifested “the newborn king of the Jews” to Gentile wise men. A light of warning that protected this Child from harm until his time had come. Like the magi, we must follow this light to the Light. Like the magi, we must offer “the child” homage - the gift of our very selves become the Light of his Presence. A Light that guides, reveals, warns.

The light of the glory of God’s Presence is all around us. Unlike the magi, we don’t have to undertake an arduous journey. We need only to open our eyes to see through the darkness. We need only to allow God to guide us by word, sacrament, grace. We need only to heed the warning signs of those who might lead us astray, those who refuse to see the light, those who choose not to give God the humble homage of which God is worthy. The real challenge of this gospel is that we do not seek the light outside of ourselves, as did the magi, but within ourselves. We do not need to look up to the heavens, to observe starlight, to go on a long journey. The light that guides, reveals, and warns us is right here among us. It is within us.  We are the light that shines forth the Presence of God.

The mystery we celebrate this day is that this “newborn king of the Jews” is as present to us as he was present to the magi who came to do him homage and offer him gifts. Just as this “newborn king of the Jews” manifested himself to the “magi from the east,” symbolizing the Gentiles, so does he now manifest himself to all peoples and all nations at all times. He manifests himself to us. His Light, however, does not emanate from a distant star, but from within each of us who is open to his divine Presence, open to his saving love, open to his gift of Life.

We ourselves are the guiding light; we ourselves reveal God’s divine Presence through the goodness of who we are; we ourselves warn others by the  way we live of the danger of closing our eyes to this Light. We ourselves are to be the gift offered to others, a gift that shines brightly for all to see because this “newborn king of the Jews” dwells within us and among us. Such a light we behold!

To the point:

The “magi from the east” followed the light of a star. A light of heaven that guided them. A light of revelation that manifested “the newborn king of the Jews” to Gentile wise men. A light of warning that protected this Child from harm until his time had come. Like the magi, we must follow this light to the Light. Like the magi, we must offer “the child” homage - the gift of our very selves become the Light of his Presence. A Light that guides, reveals, warns.

(Source: Living Liturgy 2016)