Lịch Phụng Vụ CN 2TN - năm C



Chúa Nhật thứ 2 thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 2 thường niên ngày 18 tháng 1. Bắt đầu tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hợp nhất.

Bài đọc: 1 Sm 15, 16-23
Đáp ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Phúc âm: Mc 2, 18-22

Thứ Ba trong tuần 2 thường niên ngày 19 tháng 1
Bài đọc: 1 Sm 16, 1-13
Đáp ca: Tv 88, 20. 21-22. 27-28
Phúc âm: Mc 2, 23-28

Thứ Tư trong tuần 2 thường niên ngày 20 tháng 1, thánh Fabiano, giáo hoàng; thánh Sebastiano tử đạo.
Bài đọc: 1 Sm 17, 32-33. 37. 40-51
Đáp ca: Tv 143, 1. 2. 9-10
Phúc âm: Mc 3, 1-6

Thứ Năm trong tuần 2 thường niên ngày 21 tháng 1, thánh Anê, trinh nữ, tử đạo. Lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Sm 18, 6-9; 19, 1-7
Đáp ca: Tv 55, 2-3. 9-10ab. 10c-11. 12-13
Phúc âm: Mc 3, 7-12

Thứ Sáu trong tuần 2 thường niên ngày 22 tháng 1, thánh Vincente, phó tế, tử đạo.
Bài đọc: 1 Sm 24, 3-21
Đáp ca: Tv 56, 2. 3-4. 6 và 11
Phúc âm: Mc 3, 13-19

Thứ Bảy trong tuần 2 thường niên ngày 23 tháng 1
Bài đọc: 2 Sm 1, 1-4, 11-12. 19. 23-27
Đáp ca: Tv 79, 2-3. 5-7
Phúc âm: Mc 3, 20-21

Chúa Nhật thứ 3 thường niên C ngày 24 tháng 1. Thánh vịnh tuần 3.
Bài đọc I: Nkm 8, 2-4a. 5-6. 8-10
Đáp ca: Tv 18, 8. 9. 10. 15
Bài đọc II: 1 Cr 12, 12-30
Phúc âm: Lc 1, 1-4; 4, 14-21

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 3 thường niên C

Phúc âm Lc 1, 1-4; 4, 14-21

1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta.2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài,4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
14 Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận.15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.

     16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức,19 công bố một năm hồng ân của Chúa.
     20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.21 Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Sự kiện Kitô giáo chủ yếu dựa trên can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử cho thấy Kitô giáo khác mọi tôn giáo khác. Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa của các sự kiện, những sự kiện thực hữu; Ngài không phải là một thần tượng hoặc một tư tưởng thuần túy. Vị Thiên Chúa này lại rất quan tâm đến con người đến độ đi vào trong lịch sử cụ thể của con người. Chính vị Thiên Chúa này hôm nay vẫn đang kêu gọi chúng ta qua Đức Giêsu, con người cụ thể làng Nadarét.

2. Ngay từ đầu, Đức Giêsu liên kết hoạt động của Người với Kinh Thánh, với Lời Chúa. Người khẳng định mạnh mẽ rằng nhờ Người, Thiên Chúa hoàn tất các lời Ngài đã hứa. Như thế, ngay từ đầu đã có câu trả lời về uy quyền của Đức Giêsu, nghĩa là về quyền bính đang đứng đàng sau Người: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi”. Đức Giêsu có sức mạnh  và quyền năng Thiên Chúa. Người cũng khẳng định rằng Thiên Chúa đã sai phái Người. Lời khẳng định này có giá trị cho Người hơn là cho bất cứ ngôn sứ nào, bởi vì Người phát xuất trực tiếp từ Thiên Chúa trong tư cách là Con Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa nói và hành động qua Người, toàn thể công trình của Người là công trình cứu độ và phải được đón tiếp với lòng biết ơn và lòng tin.

3. Tại sao lại có hoàn cảnh của những người nghèo, những người đói khát, những người bị hành hạ, những người đau ốm, tuyệt vọng và mọi kẻ thất thế và phải gánh chịu một số phận gian khổ? Họ không may, trong khi những người khác được may mắn? Có thể có chăng cho họ việc thay đổi số phận, hay là họ cứ phải cam chịu như thế? Phải chăng Thiên Chúa muốn như thế? Đức Giêsu đã loan báo sứ điệp của Người cho những con người như thế. Thiên Chúa không hất hủi họ. Thiên Chúa ở về phía họ và chiếu cố đến họ. Thật ra sứ điệp của Đức Giêsu không phải là một chương trình cải cách xã hội. Người không cổ võ việc phân chia đồng đều các của cải. Sứ điệp của Người hướng niềm hy vọng của người nghèo không vào của cải vật chất, nhưng vào Thiên Chúa.

4. Tuy nhiên, chúng ta phải ra sức loại trừ các hoàn cảnh túng quẫn và bất công. Niềm hy vọng Đức Giêsu mang lại không phải là một ngày nào đó, loài người sẽ đạt tới chỗ loại từ mọi túng quẫn và có thể thiết lập công lý bình đẳng. Sứ điệp của Ngài nói rằng Thiên Chúa sẽ ban cho người nghèo ơn cứu độ trọn vẹn. Đàng khác, chỉ nguyên việc là người nghèo, người sa cơ thất thế, không phải là đã đủ. Một người nghèo mà đặt hết niềm cậy trông nơi của cải trần thế thì vẫn đang lạc đường. Hôm nay, Đức Giêsu tiếp tục công cuộc cứu thế trong Hội Thánh và nhờ Hội Thánh. Người cứu thế qua các bí tích. Người đến với con người qua các thừa tác viên và qua tất cả các Kitô hữu đã hưởng nhờ hoạt động từ bi thương xót của Người. Chúng ta phải nối dài hoạt động của Đức Kitô ra, bằng cách gieo rắc niềm vui và ánh sáng, thoa dịu các nỗi khốn cùng về thể lý và tinh thần, giải thoát người ta khỏi những nỗi lo sợ khiến tê liệt, đưa người rta ra khỏi sự dốt nát, nâng đỡ người sống trong cô đơn, chế giảm các nỗi hiềm khích…

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Third Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 1:1-4; 4:14-21

Since many have undertaken to compile a narrative of the events that have been fulfilled among us, just as those who were eyewitnesses from the beginning and ministers of the word have handed them down to us, I too have decided, after investigating everything accurately anew, to write it down in an orderly sequence for you, most excellent Theophilus, so that you may realize the certainty of the teachings
you have received.

Jesus returned to Galilee in the power of the Spirit, and news of him spread throughout the whole region. He taught in their synagogues and was praised by all.

He came to Nazareth, where he had grown up, and went according to his custom into the synagogue on the sabbath day. He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah. He unrolled the scroll and found the passage where it was written:
The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, and to proclaim a year acceptable to the Lord.
Rolling up the scroll, he handed it back to the attendant and sat down, and the eyes of all in the synagogue looked intently at him. He said to them, “Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.”

(http://usccb.org/bible/readings/012416.cfm)

Reflection

Writing an autobiography is not as easy as it sounds. We are immediately faced with choices: Do we strictly tell the facts of our lives, or do we help people get an insight into our likes and dislikes, emotions and feelings, ambitions and goals? How much of who we really are do we want to reveal? If the autobiography is meant for family legacy, both facts and self-revelation are important. If the autobiography is by a political figure, then facts are what count. If the autobiography is by an entertainment personality, then personal revelation is more interesting. How we write depends on what we want to convey. At the beginning of Luke’s gospel he explicitly states that he sets out to “compile a narrative of the events” of Jesus’ person and mission. He claims that he has “investigat[ed] everything accurately anew.” Luke wants to get it right. He knows how important his writing is - its purpose is to “realize the certainty of the teachings” Jesus brought us. Luke’s story of Jesus, however, is more than facts.
In this gospel Jesus clearly proclaims who he is and what he comes to bring. He is One who lives “in the power of the Spirit”; he comes to bring a new teaching. He is God’s anointed; he comes to bring the human community glad tidings, liberty, sight, freedom, favor. He is the long-awaited Messiah; he comes to bring manifest signs of salvation. The “eyes of all… looked intently at him.” Do our eyes look intently upon him? Why should we? Because in Jesus is fulfilled all our longings, all our hopes, all our expectations.

The same intensity with which the people of Nehemiah’s time heard the Law proclaimed by Ezra is focused on Jesus in the synagogue. Their intense anticipation is met by Jesus’ dramatic assertion that the Scripture passage from Isaiah “is fulfilled” in their hearing. In the first reading Ezra reads from the book of the Law; in the gospel Jesus is the book, the Good News, the Word made flesh. Ezra interprets what he read; in the gospel Jesus himself is the interpretation. Ezra’s word was an inspiring word that had power and moved the people to worship and praise; Jesus’ word is a creative word fulfilled in him and continues in the gospel in which we ourselves encounter Jesus and are moved to be disciples. The feasting, joy, and new strength on the holy day when Ezra read the Law are now fulfilled in a new order in which the feasting is on Jesus and the strength comes from our sharing in the same Spirit.

To the point:

 In this gospel Jesus clearly proclaims who he is and what he comes to bring. He is One who lives “in the power of the Spirit”; he comes to bring a new teaching. He is God’s anointed; he comes to bring the human community glad tidings, liberty, sight, freedom, favor. He is the long-awaited Messiah; he comes to bring manifest signs of salvation. The “eyes of all… looked intently at him.” Do our eyes look intently upon him?

(Source: Living Liturgy 2016)