Lịch Phụng Vụ Chúa Nhật lễ Chúa Hiển Linh - Năm C



Chúa Nhật  lễ Chúa Hiển Linh

Thứ Hai ngày 4 tháng 1, thánh Elizabeth Ann Seton. Lễ nhớ.

Bài đọc: 1 Ga 3,22 – 4,6
Đáp ca: Tv 2,7-8.10-11
Phúc âm: Mt 4,12-17.23-25

Thứ Ba ngày 5 tháng 1, thánh Gioan Neumann, giám mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Ga 4,7-10
Đáp ca: Tv 71,1-2.3-4ab.7-8
Phúc âm: Mc 6,34-44

Thứ Tư ngày 6 tháng 1
Bài đọc: 1 Ga 4,11-18
Đáp ca: Tv 71,1-2.10-11.12-13
Phúc âm: Mc 6,45-52

Thứ Năm ngày 7 tháng 1, thánh Raymundo, O.P., linh mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Ga 4,19 – 5,4
Đáp ca: Tv 71,1-2.13b-14 và 15bc.17
Phúc âm: Lc 4,14-22a

Thứ Sáu ngày 8 tháng 1
Bài đọc: 1 Ga 5,5-13
Đáp ca: Tv 147,12-13.14-15.19-20
Phúc âm: Lc 5,12-16

Thứ Bảy ngày 9 tháng 1
Bài đọc: 1 Ga 5,14-21
Đáp ca: Tv 149,1-2.3-4.5-6a và 9b
Phúc âm: Ga 3,22-30

Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, ngày 10 tháng 1
Bài đọc I: Is 42, 1-4. 6-7 (hoặc Is 40,1-5.9-11)
Đáp ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10
Bài đọc II: Cv 10, 34-38 (hoặc Tt 2,11-14;3,4-7)
Phúc âm: Lc 3, 15-16. 21-22

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa


15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.
21 Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Một ngày nào đó, Đức Giêsu “sẽ ban phép rửa trong Thánh Thần và lửa”. Nhưng trong khi chờ đời, Người phải hạ mình xuống nhận phép rửa bằng nước của ông Gioan Tẩy Giả. Mọi cuộc sống Kitô hữu cũng phải đi qua mầu nhiệm Vượt Qua. Mọi cuộc sống Kitô hữu cũng là hạ mình và tôn vinh. Hạ mình qua việc vui tươi yêu thương chấp nhận phục vụ kẻ khác. Hạ mình trong tình trạng vô danh và nhàm chán của cuộc sống thường nhật theo gương Đức Giêsu sống tại Nadarét. Hạ mình trong cuộc chiến đấu bền bỉ chống lại tính ích kỷ tự nhiên, những khuynh hướng muốn thống trị anh chị em, ước muốn tiện nghi và xa hoa để sống lười biếng và huênh hoang.

2. Nếu chúng ta sống trung thành nếp sống con cái, ngày nào đó chúng ta sẽ được nghe Chúa Cha tuyên bố: “Con là con của Cha”. Rồi Ngài sẽ đưa chúng ta vào trong cuộc sống vinh quang thâm sâu của Ngài; còn trong lúc này, Ngài sẽ ban niềm an ủi, ánh sáng, đủ mọi thứ ân huệ cho chúng ta.

3. Vào lúc Đức Giêsu chịu phép rửa, trời đã mở ra: giữa con người và Thiên Chúa, lại có thể có quan hệ thân tình. Cái hàng rào giữa Thiên Chúa và chúng ta, đã được dựng lên do tọi lỗi của loài người, này được vĩnh viễn hủy bỏ, bởi vì bây giờ có một người đang thường xuyên diện đối diện với Thiên Chúa. Trời đã đóng lại vì tội lỗi, nay lại mở ra để Thần Khí đi xuống trên một con người có khả năng đón nhận Ngài trọn vẹn. Kể từ nay, qua con người tên là Giêsu này, mọi người lại đi tới được với Chúa Cha.

4. Chính là trong khi cầu nguyện mà Đức Giêsu nhận được lời chứng của Chúa Cha và sự tỏ hiện của Thánh Thần. Đối với chúng ta cũng vậy, cầu nguyện là khoảnh khắc ưu tuyển để gặp được Chúa Cha và nhận được dồi dào hơn nữa các ân huệ của Thánh Thần.   

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

The Baptism of the Lord – Year C

Gospel: Lk 3:15-16, 21-22

The people were filled with expectation, and all were asking in their hearts whether John might be the Christ. John answered them all, saying, “I am baptizing you with water, but one mightier than I is coming. I am not worthy to loosen the thongs of his sandals. He will baptize you with the Holy Spirit and fire.”

After all the people had been baptized and Jesus also had been baptized and was praying, heaven was opened and the Holy Spirit descended upon him in bodily form like a dove. And a voice came from heaven, “You are my beloved Son; with you I am well pleased.”

(http://usccb.org/bible/readings/011016.cfm)

Reflection

Eighteenth-century English poet Alexander Pope once remarked that if we expect nothing, we shall never be disappointed. Such a low bar we might set for ourselves! Yes, great expectations might disappoint by blinding us to the good already in front of us, or leading us to future failure. Yet, it is better to risk disappointment than be stuck with nothing to look forward to, nothing to excite us, nothing to increase our hope. Expectations spur us on to remarkable achievement; urge us to seek excellence with greater diligence; push us to the kind of creativeness that opens the door for something new to happen, for discovering new possibilities, for embracing the unknown.

The people in the gospel looked to John the Baptist to be the longawaited Messiah. It was precisely their expectation – misdirected though it was - that kept them looking for the Messiah. John redirected them from himself to the person of Jesus, the “beloved Son” of God. Our own baptism with “the Holy Spirit and fire” initiates us on a journey of discovery not only of who Jesus is, but also who we are in him. This gospel, then, teaches us something about John, Jesus, and ourselves.

Who was John the Baptist? He was set apart, prophetic, radical, clear about his message of repentance, sure about his identity as the herald of One who would be greater than he. Who is Jesus? He is the Messiah to whom John pointed, the “beloved Son” of God, the One who, because of his own prophetic, radical, and sure message, would be misunderstood, rejected, ridiculed, deserted, crucified. Who are we? We are those who, through our baptism “with the Holy Spirit and fire,” are conformed to Jesus and take up his saving mission. From his baptism by John to his crucifixion, the Messiah did not meet mere human expectations. Rather, he exceeded them with his Good News, his healing, his love. From our own baptism to our death, we also must not meet mere human expectations. Rather, we must achieve the full potential of our own graced identity as God’s own people (see second reading) expressed through a Gospel way of living.

To the point:

The people in the gospel looked to John the Baptist to be the long-awaited Messiah. It was precisely their expectation - misdirected though it was - hat kept them looking for the Messiah. John redirected them from himself to the person of Jesus, the “beloved Son” of God. Our own baptism with “the Holy Spirit and fire” initiates us on a journey of discovery not only of who Jesus is, but also who we are in him. What great expectations!

(Source: Living Liturgy 2016)