Chúa Nhật thứ 29 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 29 Thường niên năm C


Thứ Hai trong tuần 29 thường niên ngày 17 tháng 10, Thánh Inhaxiô Antiokia, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.

Bài đọc: Ep 2, 1-10
Đáp ca: Tv 99, 2. 3. 4. 5
Phúc âm: Lc 12, 13-21

Thứ Ba trong tuần 29 thường niên ngày 18 tháng 10, Thánh Luca, thánh sử. Lễ kính.
Bài đọc: 2 Tm 4, 9-17a
Đáp ca: Tv 144, 10-11. 12-13ab. 17-18
Phúc âm: Lc 10, 1-9

Thứ Tư trong tuần 29 thường niên ngày 19 tháng 10
Bài đọc: Ep 3, 2-12
Đáp ca: Is 12, 2-3. 4bcd-5. 5-6
Phúc âm: Lc 12, 39-48

Thứ Năm trong tuần 29 thường niên ngày 20 tháng 10
Bài đọc: Ep 3, 14-21
Đáp ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 11-12. 18-19
Phúc âm: Lc 12, 49-53

Thứ Sáu trong tuần 29 thường niên ngày 21 tháng 10
Bài đọc: Ep 4, 1-6
Đáp ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Phúc âm: Lc 12, 54-59

Thứ Bảy trong tuần 29 thường niên ngày 22 tháng 10, thánh Gioan Phaolo II, giáo hoàng.
Bài đọc: Ep 4, 7-16
Đáp ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
Phúc âm: Lc 13, 1-9

Chúa Nhật thứ 30 Thường niên năm C ngày 23 tháng 10
Bài đọc I: Hc 35, 15b-17. 20-22a
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 17-18. 19 và 28
Bài đọc II: 2 Tm 4, 6-8. 16-18
Phúc âm: Lc 18, 9-14


HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 30 Thường niên năm C


Phúc âm: Lc 18, 9-14

9 Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:10 “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế.11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: trộm cắp, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.’13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: ‘Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.’14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Độc giả hiện đại có thể nghĩ rằng ít ra người Pharisêu cũng lương thiện với chính mình, vì tuy ông khoe khoang trước mặt Thiên Chúa, ông cũng đang cố gắng sống công chính, cố gắng giữ các điều răn, và thậm chí còn làm hơn thế nữa, trong khi người thu thuế dường như chẳng hề cố gắng gì hay cố gắng không bao nhiêu. Do đó, độc giả hôm nay khó mà tự đồng hóa với người thu thuế. Tuy nhiên, lý luận như thế là ép bản văn quá ý hướng của nó. Bản văn chỉ muốn nêu ra một khía cạnh là sự khoe khoang và kích thích độc giả suy nghĩ thêm; nhưng phần suy nghĩ thêm không được che mất điểm chính của sứ điệp. 

2. Thật đáng khen khi ta biết tránh những điều xấu và làm những điều tốt. Cũng thật đáng khen khi biết cám ơn Thiên Chúa về những ân huệ Ngài ban. Chúng ta sẽ không bao giờ cám ơn Thiên Chúa cho đủ được. Do đó, cần coi chừng khuynh hướng pharisêu: coi những điều mình đã làm được như là những công trạng riêng, chứ không phải là những ơn Chúa; coi những việc đó như một điểm tựa cho phép mình được đánh giá mình cao hơn và từ đó, nhìn xuống kẻ khác với ánh mắt khinh bỉ. Những người Pharisêu hôm nay đang khẳng định: “Tôi không giết ai cả; tôi chẳng ăn cắp của gì của ai; tôi không hề ngoại tình. Tôi có gì phải trách mình đâu? Tôi có cần gì đến bí tích hòa giải? Mọi sự nơi tôi đều phải phép mà! Thiên Chúa cũng như người ta phải bằng lòng về tôi thôi, cũng như tôi vẫn đang bằng lòng về tôi đây này!”. Nhưng khi nói như thế, người này không thấy rằng Thiên Chúa không những cấm làm những điều tồi tệ như ngoại tình, giết người và trộm cắp, nhưng còn truyền người ta yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương nhau như chính mình. Như thế, ai còn có thể bằng lòng về mình?

3. Đứng trước lệnh truyền yêu thương, chúng ta phải thường xuyên suy nghĩ, nhìn nhận những thiếu sót của mình và bắt đầu lại không ngừng, với lòng tin tưởng vào sự trợ giúp của Thiên Chúa. Điểm khởi hành của người Pharisêu thì tốt. Nhưng chính những điều ông làm là tốt đã đẩy ông đến chỗ chắc chắn về mình khi đứng trước nhan Thiên Chúa, nên ông đã tỏ ra ngạo mạn đối với người thân cận; ông trở nên mù quáng và tự mãn, nên thành thiếu sót đối với những bổn phận lớn hơn.

4. Hôm nay chúng ta cũng có dịp xét lại cách thức chúng ta cầu nguyện. Chúng ta có thể tự hỏi về những thái độ chúng ta thường có khi cầu nguyện. Phải chăng đó là những thái độ hướng chiều về sự tự phụ, tự mãn, hoặc nghi kỵ đối với Thiên Chúa? Chúng ta có thẳng thắn và khiêm nhường trình bày hoàn cảnh của mình trước nhan Thiên Chúa chăng, hay là chúng ta không màng thưa chuyện với Ngài, lấy cớ là không nên quấy rầy Thiên Chúa?

5. Cuối cùng, một hệ luận có thể rút ra là: Ai đã làm được những điều đúng đắn, thì cũng đừng sao nhãng những bổn phận lớn hơn khi tỏ ra tự phụ, ngạo mạn khinh bạc hoặc đi theo sự mù quáng của mình. Còn ai thấy mình còn trĩu nặng tội lỗi, thì đừng coi thường hoặc thất vọng, nhưng cứ tin tưởng quay về với Thiên Chúa, vì Ngài không bao giờ từ chối tha thứ cho ai khiêm tốn xin Ngài ban cho.

6. Qua dụ ngôn trên, chúng ta thấy việc cầu nguyện không phải là một sinh hoạt phụ thuộc, bên lề cuộc sống của một con người, nhưng lời cầu nguyện của một người chịu ảnh hưởng của lối sống tổng quát của người ấy. Như thế, lời giáo huấn về cách cầu nguyện đúng đắn trở thành lời giáo huấn về cách cư xử đúng đắn.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Thirtieth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 18:9-14

Jesus addressed this parable to those who were convinced of their own righteousness and despised everyone else. “Two people went up to the temple area to pray; one was a Pharisee and the other was a tax collector. The Pharisee took up his position and spoke this prayer to himself, ‘O God, I thank you that I am not like the rest of humanity -- greedy, dishonest, adulterous -- or even like this tax collector.
I fast twice a week, and I pay tithes on my whole income.’ But the tax collector stood off at a distance and would not even raise his eyes to heaven but beat his breast and prayed, ‘O God, be merciful to me a sinner.’ I tell you, the latter went home justified, not the former; for whoever exalts himself will be humbled, and the one who humbles himself will be exalted.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

We might chuckle at five-year-old Noah’s boast that he will grow up to be stronger than Daddy. Or cringe at sixteen-year-old Hannah’s bluster that she can text and drive with no problem. Or wonder at coworkers who brag about how deserving they are of a huge raise because they produce more than anyone else. Only time will tell if Noah, Hannah, or the coworkers actually reach what they tout. In any case, at the time of the self-praise what tends to run through our minds is that these people don’t know themselves very well. Life is about growing in self-knowledge. Prayer is the ingredient that brings honesty and accuracy to our self-knowledge. Both the Pharisee and tax collector addressed God in prayer. The content of their prayer, however, differed greatly. The Phari- see’s prayer was about himself and was turned toward self; his prayer was about justifying himself. The tax collector’s prayer, by contrast, was turned toward God in the true self-knowledge of who he was. Jesus declared the tax collector justified, not the Pharisee. Jesus tells us that we are “justified” when we know who we are before God and open ourselves in humility to receive God’s mercy. Justification - right relationship with God - comes only from knowing ourselves as God knows us. The message Jesus teaches in this gospel is that justification comes not to those who consider themselves righteous, but to those who humbly acknowledge their need for God’s mercy. Paradoxically, true humility is exaltation. Exaltation is the gift received while being one’s true self before God and others. In this there’s great hope in this gospel for all of us, for we are all sinners. The tax collector (generally hated for their practice of extortion) “stood off at a distance / and would not even raise his eyes to heaven,” a posture indicating he recognized his sinfulness and unworthiness before God. His prayer says something true about God (who is merciful) and himself (who is a sinner). The tax collector’s prayer allows God to be God and show mercy. The tax collector’s prayer reveals both an understanding of God and the desire to be in right relation with God. The tax collector stands far off, but his prayer draws him near to God. This is exaltation - being near to God. Justification is knowing who God is and what our relationship to God is. It is addressing God as God and letting God be God. It is acknowledging humbly who we are before God: sinners in need of mercy. The exaltation at the end of time is determined by whether we are justified, that is, humble and in right rela- tionship to God. Good works alone don’t justify us - it is right relationship with God. This is our exaltation - humbly seeking and standing before our God.


To the point:

Both the Pharisee and tax collector addressed God in prayer. The content of their prayer, however, differed greatly. The Pharisee’s prayer was about himself and was turned toward self. The tax collector’s prayer, by contrast, was turned toward God in the true self-knowledge of who he was. Jesus declared the tax collector justified, not the Pharisee. Justification - right relationship with God - comes only from knowing ourselves as God knows us. Paradoxically, true humility is exaltation. Exaltation is the gift received while being one’s true self before God and others.

(Source: Living Liturgy 2016)