Bài đọc: Pl 2, 1-4
Đáp ca: Tv 130, 1. 2. 3
Phúc âm: Lc 14, 12-14
Đáp ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab.
5-6
Bài đọc 2: 1 Ga 3,
1-3
Phúc âm: Mt 5, 1-12a
Thứ Tư trong tuần 31
Thường niên ngày 2 tháng 11, lễ Các
đẳng linh hồn. Lễ nhớ.
Đáp ca: Tv 24, 6-7bc. 17-18.
20-21
Phúc âm: Lc 23, 33. 39-43
Thứ Năm trong tuần 31 Thường
niên ngày 3 tháng 11, thánh
Martino Porret, O.P. Lễ kính.
Bài đọc: Pl 3, 3-8
Đáp ca: Tv 104, 2-3. 4-5.
6-7
Phúc âm: Lc 15, 1-10
Thứ Sáu trong tuần 31 Thường
niên ngày 4 tháng 11, thánh
Carolo Boromeo, giám mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: Pl 3, 17 - 4, 1
Đáp ca: Tv 121, 1-2. 3-4a.
4b-5
Phúc âm: Lc 16, 1-8
Thứ Bảy trong tuần 31 Thường
niên ngày 5 tháng 11
Bài đọc: Pl 4, 10-19
Đáp ca: Tv 111, 1-2. 5-6. 8a và 9
Phúc âm: Lc 16, 9-15
Bài đọc I: 2 Mcb 7, 1-2. 9-14
Đáp ca: Tv 16, 1. 5-6. 8b và 15
Bài đọc II: 2 Tx 2, 15 - 3, 5
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật 32 Thường niên năm C
Phúc âm: Lc 20, 27-38
27 Có mấy người
thuộc nhóm Xa-đốc đến gặp Đức Giê-su. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại.28
Mấy người ấy hỏi Đức Giê-su: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật
này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy
phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình.29 Vậy nhà kia có bảy
anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết.30 Người thứ
hai,31 rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết
đi mà không để lại đứa con nào.32 Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết.33 Vậy
trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm
vợ?”
34 Đức Giê-su đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng,35 chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng.36 Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.37 Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Mô-sê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, Thiên Chúa của tổ phụ I-xa-ác, và Thiên Chúa của tổ phụ Gia-cóp.38 Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Đối với người Xađốc, Thiên Chúa là một vì Thiên Chúa của những quy định
pháp lý và là một vì Thiên Chúa có quyền năng đã bị cạn kiệt khi tạo dựng thực
tại trần gian như hiện có. Đấy là những tiền giả định mà Đức Giêsu không chấp
nhận. Họ coi Thiên Chúa như là Đấng đã ban cho dân Israel một loạt những giới
luật nhằm bảo đảm cho họ một cuộc sống tốt lành và trật tự trên mặt đất này.
Ngược lại, đối với Đức Giêsu, Thiên Chúa trước khi là Thiên Chúa của các quy định,
là Thiên Chúa của lòng nhân lành luôn chiếu cố đến từng con người, hướng dẫn,
săn sóc từng con người. Thiên Chúa không liên hệ với con người trước tiên bằng
luật lệ, nhưng bằng lòng nhân ái tỏ ra với các tổ phụ. Thiên Chúa không chỉ săn
sóc các ngài trong một thời gian ngắn để rồi sau đó bỏ mặc cái ngài trong cái
chết. Đã được Thiên Chúa cúi mình xuống trên mình với lòng nhân ái, con người
mãi mãi được nhắm cho sống, bởi vì Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống.
2. Đức Giêsu không mô tả cuộc sống tương lai; Người chỉ nói rằng trong
cuộc sống tương lai, người ta không cưới vợ lấy chồng nữa, người ta sống như
các thiên thần. Đức Giêsu không hạ cái màn xuống, không cho bất cứ cặp mắt phàm
nhân nào được nhìn sang thế giới bên kia. Người không thỏa mãn óc tò mò của con
người khi cho biết các chi tiết của đời sống tương lai, Người chỉ giúp con người
chú ý tới nền tảng của đời sống ấy: về phía Thiên Chúa, đó là lòng nhân ái của
Ngài đối với từng con người, tình yêu của Ngài đối với loài người và quyền năng
của Ngài; về phía loài người, đó là quan niệm đúng đắn về Thiên Chúa, đức tin đặt
nơi tình yêu và quyền năng của Ngài. Như vậy, cái nhìn của chúng ta không được
nhắm tìm ra một phương diện nào đó của cuộc sống tương lai, nhưng là hướng đến
Đấng ban tặng và đảm bảo cho đời sống này.
3. Bề ngoài, người Xađốc và Đức Giêsu nói về cùng một vì Thiên Chúa.
Trong thực tế, họ quan niệm Thiên Chúa là một Đấng Tạo hóa và Nhà lập pháp lạnh
lùng, đã nói tiếng nói cuối cùng khi bố trí thế giới hiện tại và khi ban Luật
Môsê. Đối với Đức Giêsu, Thiên Chúa không kéo con người ra từ hư vô để rồi lại
đẩy nó rơi vào hư vô. Ai đã được Thiên Chúa gọi đi tới sự sống, thì được Ngài
nhắm cho đạt tới sự sống đời đời. Đối với chúng ta, mọi sự tùy thuộc Thiên
Chúa. Số phận chúng ta tùy thuộc Ngài là ai, và là ai đối với loài người.
4. Ngày hôm nay, niềm tin vào sự phục sinh dường như vẫn đang bị coi là
chuyện lố bịch, nhưng các luận điểm đưa ra để phi bác thì khác, chẳng hạn: Tìm
ra đâu chỗ cho vô số người như thế? Rồi họ sẽ làm gì?… Rốt cuộc các luận cứ đều
tương tự vấn nạn của người Xađốc: người ta lấy điểm tựa là trí tưởng tượng của
con người, chứ không quan tâm đến quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa. Nếu mỗi
người hiểu và tin chắc rằng, “đối với tôi, Ngài là Thiên Chúa của đời sống bất
tử của tôi”, hẳn thế giới sẽ có một chứng từ trong sáng về Thiên Chúa.
5. Cầu nguyện cho người qua đời là việc chính đang, nhưng phải được hiểu
đúng đắn, tức là hiểu phù hợp với niềm tin của chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu
và vào sự hiệp thông các thánh. Các lời chúng ta cầu nguyện cho người quá cố được
đặt nền tảng trên sự chắc chắn là sự sống lại của Đức Kitô đã gỡ hết mọi rào cản
ngăn cách người sống với kẻ chết; bây giờ chỉ còn một gia đình duy nhất. Là những
người còn đang sống, chúng ta giống như các em bé đang còn ở trong lòng mẹ chờ
được sinh ra, còn những người qua đời thì đã vào trong cuộc sống mới của họ rồi,
nhưng chúng ta được liên kết với họ. Điều này, chúng ta sống trong mỗi thánh lễ.
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
Thirty-second Sunday in Ordinary
Time – Year C
Gospel: Lk 20:27-38
Some
Sadducees, those who deny that there is a resurrection, came forward and put this question to Jesus,
saying, “Teacher, Moses wrote
for us, If someone's brother
dies leaving a wife but no child, his brother must take
the wife and raise up
descendants for his brother. Now there were seven
brothers; the first married a
woman but died childless. Then the second and
the third married her, and likewise all the
seven died childless. Finally the woman
also died. Now at the
resurrection whose wife will that woman be? For all seven had been married to her.” Jesus said to them,
“The children
of this age marry and remarry; but those who are
deemed worthy to attain to the coming age and to the
resurrection of the dead neither marry nor are
given in marriage. They can no longer
die, for they are like
angels; and they are the
children of God because they are the
ones who will rise. That the dead will
rise even Moses made known
in the passage about the bush, when he called out
‘Lord,’ the God of Abraham,
the God of Isaac, and the God of Jacob; and he is not
God of the dead, but of the living, for to him
all are alive.”
(http://www.usccb.org)
Reflection
How ridiculous we can be sometimes when we argue an untenable position!
Children might argue that ice cream makes them strong. Teens might argue that
drugs help them feel alive. Adults might argue that cheating on their tax
return is just keeping Uncle Sam from wasting their money. Taken to extremes,
this way of persuasion is reductio ad absurdum - arguments showing a posi- tion
cannot be true by showing its implications are not tenable. In this gospel Luke
presents us with an altercation between Jesus and the Sadducees about life
after death. This is an interesting reductio ad absurdum. By having seven
brothers all marry the same woman and die in succession, the Sadducees are
trying to show that the very concept of life after death is absurd. How wrong
they are! Jesus has arrived in Jerusalem, facing his own imminent death and
resurrection. Already in Luke’s gospel Jesus has predicted his death and
resurrection (Luke 9:22; 9:44; 18:32-33). Resurrection is not simply coming
back to this life; it is the eter- nal fullness of Life. For the Sadducees,
one’s immortality was contingent on having progeny (see, for example, Deut
25:5-6; Gen 38:8), the tradition and context of their argument about marrying
and remarrying taken to extremes. Jesus answers them by asserting that there is
no marriage and remarriage in heaven because there is no dying in heaven. In
heaven, “all are alive,” in perfect union with God. The proof of Jesus’ truth
is his own resurrection, his own perfect union with his Father. The promise of
Jesus’ truth is our resurrection, our perfect union with God, our eternal
fullness of Life. Belief in the resurrection brings us to encounter the God “of
the living,” for whom “all are alive.” We cannot argue eternal Life because it
is beyond our experience. We cannot argue eternal Life because it is mystery,
promise, gift. The basis for this belief is hope. Although hope always has a
future orienta- tion about it, when we have confidence in God’s grace to bring
about change in us, when we have patience with ourselves while that change
comes about, we already have something of the future in the present - we
already are living this new, risen Life which is characterized by faithful
relationship with God, union with God. The union enabled by risen Life is that
of being “children of God” in an everlasting relationship with the living God.
This is the core of our hope, borne out by the daily choices we make to be
faithful followers of Jesus.
To the point:
In this gospel Luke presents us with an altercation between Jesus and
the Sadducees about life after death. Jesus has arrived in Jerusalem, facing
his own imminent death and resurrection. For the Sadducees, one’s immortality
was contingent on having progeny, the tradition and context of their argument
about marrying and remarrying taken to extremes. Jesus answers them by
asserting that there is no marriage and remarriage in heaven because there is
no dying in heaven. In heaven, “all are alive,” in perfect union with God. The
proof of Jesus’ truth is his own resurrection, his own perfect union with his
Father. The promise of Jesus’ truth is our resurrection, our perfect union with
God.
(Source: Living Liturgy 2016)