Bài đọc: Lv 19, 1-2. 11-18
Đáp ca: Tv 18, 8. 9. 10. 15
Phúc âm: Mt 25, 31-46
Thứ Ba trong tuần 1 mùa Chay ngày 7 tháng 3
Bài đọc: Is 55, 10-11
Đáp ca: Tv 33, 4-5. 6-7.
16-17. 18-19
Phúc âm: Mt 6, 7-15
Thứ Tư trong tuần 1 mùa Chay ngày 8 tháng 3
Bài đọc: Gn 3, 1-10
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 12-13.
18-19
Phúc âm: Lc 11, 29-32
Thứ Năm trong tuần 1 mùa Chay ngày 9 tháng 3
Bài đọc: Est 14, 1. 3-5.
12-14
Đáp ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3.
7c-8
Phúc âm: Mt 7, 7-12
Thứ Sáu trong tuần 1 mùa Chay ngày 10 tháng 3
Bài đọc: Ed 18, 21-28
Đáp ca: Tv 130, 1-2. 3-4ab.
4c-6. 7-8
Phúc âm: Mt 5, 20-26
Thứ Bảy trong tuần 1 mùa Chay ngày 11 tháng 3
Bài đọc: Đnl 26, 16-19
Đáp ca: Tv 118, 1-2. 4-5. 7-8
Phúc âm: Mt 5, 43-48
Bài đọc I: St 12, 1-4a
Đáp ca: Tv 32, 4-5. 18-19. 20 và 22
Bài đọc II: 2 Tm 1, 8b-10
Phúc âm: Mt 17, 1-9
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật thứ 2 mùa Chay năm A
Phúc âm: Mt 17, 1-9
1 Sáu ngày sau, Ðức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan là em ông
Giacôbê đi theo bên mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn
núi cao. 2 Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói
lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng. 3 Và kìa các
ông thấy ông Môsê và ông Êlia hiện ra đàm đạo với Người. 4 Bấy giờ ông Phêrô
thưa với Ðức Giêsu rằng: "Lạy Ngài, chúng con ở đây, hay quá! Nếu Ngài muốn,
con xin dựng tại đây ba cái lều, Ngài một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một
cái". 5 Ông còn đang nói, thì kìa có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và
kìa có tiếng từ đám mây phán rằng: "Ðây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng
về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!" 6 Nghe vậy, các môn đệ kinh
hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. 7 Bấy giờ Ðức Giêsu lại gần, chạm vào các ông và
bảo: "Chỗi dậy đi, đừng sợ!" 8 Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa,
chỉ còn một mình Ðức Giêsu mà thôi. 9 Ðang khi thầy trò từ trên núi xuống, Ðức
Giêsu truyền cho các ông rằng: "Ðừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến
khi Con Người từ cõi chết chỗi dậy".
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Muốn có một kinh nghiệm nào đó về Thiên Chúa, muốn gặp gỡ Ngài, nhất
thiết chúng ta phải ra khỏi đời sống thường ngày xô bồ náo nhiệt và được chính
Ngài dẫn dắt. Người ta vẫn nói rằng có thể và phải gặp Thiên Chúa giữa lòng cuộc
sống này. Điều này không sai, và còn cần thiết cho chúng ta là những người thường
xuyên sống và dấn thân giữa lòng xã hội với những vấn đề và biết bao cuộc gặp gỡ
với người khác. Nhưng để có thể gặp Chúa trong cuộc đời và cộng tác với Ngài,
chúng ta đã phải thường xuyên gặp Ngài trong nơi cô tịch, trong thinh lặng,
riêng tư: chúng ta đã thường xuyên được Ngài bao phủ “trong đám mây sáng chói”.
2. Phêrô đã thưa với Đức Giêsu: “Lạy Ngài (= Chúa)”, nhưng rất có thể
theo nghĩa là đế vương, vị thống lãnh, hơn là Mêsia vinh quang. Đức Kitô mà
Chúa Cha (và hôm nay, Họi Thánh) giới thiệu là chúa tể, nhưng đặc biệt là ngôn
sứ, là nhà lập pháp được ủy nhiệm của thời đại mới, Đấng mà loài người phải lắng
nghe, nghĩa là vâng phục. Quan niệm của Phêrô không do Thiên Chúa hướng dẫn,
nên sai lạc; các đề nghị của Chúa Cha, trong đó có hàm chứa cả những lời loan
báo về số phận cuối cùng, trần thế và thiên quốc, của Đức Kitô, mới là những đề
nghị đúng đắn mà loài người phải đón nhận.
3. Tất cả những gì Israel vẫn ước mong nay đã trở thành hiện thực. Điều
mới mẻ là nhân vật được biến đổi hình dạng. Người không từ trời xuống đất, mà
chính là trời xuống với đất. Người không nói, mà chính tiếng nói từ trời lên tiếng.
Cuối cùng, điều chính yếu là kể từ nay, Đấng mà ta phải lắng nghe (vâng phục)
không còn phải là Đức Chúa (Yhwh) mà là Đức Giêsu, Đấng đang ở đó. Con người
này là Đấng mạc khải, là chính Đức Chúa.
4. Sự biến hình Thánh Thể của Chúa Giêsu đối với Người hệ tại không phải
là tỏ vinh quang của Người ra bên ngoài, nhưng là che giấu vinh quang ấy đi dưới
những hình bí tích. Tuy nhiên, vì đã trung thành lắng nghe lời của Con yêu dấu
để được Người dạy dỗ về mầu nhiệm này, chúng ta nhạn ra Người đang hiện diện dưới
dạng bánh thánh và Phêrô có thể kêu lên: “Lạy Chúa, ở đây thật là hay!”. Sau
đó, cần có can đảm mà phụng sự Người trong nếp sống khiêm tốn mỗi ngày.
5. Hội Thánh đang dấn thân thi hành sứ mạng Đức Giêsu đã giao phó cho
Nhóm Mười Một trên núi (x. Mt 28,16-20). Để có thể tiếp tục chu toàn sứ mạng, Hội
Thánh luôn nhớ bài học Đức Giêsu để lại trên núi kia, khi Người từ chối các gợi
ý của Satan, cũng như lời giới thiệu của Chúa Cha trên núi nọ, khi Người giới
thiệu Đức Giêsu là Con yêu dấu của Người, là điển hình cho chúng ta, là Đấng sẽ
ban cho chúng ta những giáo huấn giúp chúng ta trở thành gia đình đích thực của
Thiên Chúa.
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
Second Sunday of Lent – Year A
Gospel: Mt 17:1-9
Jesus took
Peter, James, and John his brother, and led them
up a high mountain by themselves. And he was transfigured
before them; his face shone like
the sun and his clothes
became white as light. And behold, Moses and
Elijah appeared to them,
conversing
with him. Then Peter said to
Jesus in reply, "Lord, it is
good that we are here. If you wish, I will
make three tents here, one for you, one for
Moses, and one for Elijah." While he was still
speaking, behold, a bright cloud cast a
shadow over them, then from the cloud
came a voice that said, "This is my
beloved Son, with whom I am well pleased; listen to
him." When the disciples
heard this, they fell prostrate and were very much
afraid. But Jesus came and
touched them, saying, "Rise, and do
not be afraid." And when the
disciples raised their eyes, they saw no one else
but Jesus alone.
As they were
coming down from the mountain, Jesus charged them, "Do not tell the vision to anyone until the Son of Man has been raised from the
dead."
(http://www.usccb.org)
Reflection
Last week, temptation; this week, transfiguration. Such contrasts these
first two Sundays of Lent offer us! Indeed, more than “the sun” and “white as
light” marks the transfiguration of Jesus. This gospel is filled with pairs of
words and phrases pointing to the life-giving tension that marks the mystery of
Jesus’ saving mis- sion. Even the transfiguration account is not only about
glory, but includes what Jesus embraced during his ministry on his journey to
glory. The gospel captures the life-giving tension of Jesus’ life and our
salvation in these ways: cast a shadow/shown like the sun; much afraid/touched
them; fell prostrate/rise; coming down the mountain/up a high mountain; Do not
tell/until… raised from the dead. The promise of the gospel - and of Jesus’
life - is that we never stop with the first, but always pass over to the
second. Dying to self always begets Life. The radiance of the transfiguration
of Jesus overwhelms the disciples and even makes the great- ness of Moses and
Elijah - symbols for the law and prophets - pale in comparison. It is far
easier to embrace glory than take upon ourselves the yoke of discipleship, the
demands of faithfully following Jesus, the responsibility of listening and
proclaiming the Good News Jesus came to reveal. The call of God to us is the
same as that to Peter, James, and John: we must be willing to leave everything
to go where God wills, to accept the self-emptying as a necessary part of being
given a share in Jesus’ glory, to open ourselves to Jesus’ touch of word and
care that transforms us into faithful dis- ciples. We must be willing to listen
to Jesus, learn of his ways, and embrace his paschal journey. Our journey as
disciples leads us to eternal glory - foreshad- owed by Jesus’ transfiguration.
This is worth any cost. “Lord, it is good that we are here.” In both temptation
and transfiguration we are with Jesus. The promise of the gospel - and of
Jesus’ life - is that resisting temptation to be other than who we are leads us
to a glory that is far greater than the false promise temptation sets before
us. Resisting temptation is our journey to transfiguration, our participation
in Jesus’ own glory. It is our journey into the fullness of Life that conforms
us more perfectly to Christ. And, Lord, how good it is that we are here!
To the point:
Last week, temptation; this week, transfiguration. Such con- trasts
these first two Sundays of Lent set before us! “Lord, it is good that we are
here.” In both temptation and transfiguration we are with Jesus. The promise of
the gospel - and of Jesus’ life - is that resisting temptation leads us to a
glory that is far greater than the false promise temptation sets before us.
Resisting temptation is our journey to transfiguration, our participation in
Jesus’ own glory. And, Lord, how good it is that we are here!
(Source: Living Liturgy 2017)