Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm A




Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi năm A

Thứ Hai trong tuần 10 TN ngày 12 tháng 6
Bài đọc: 2 Cr 1:1-7
Đáp ca: Tv 34:2-3,4-5,6-7,8-9
Phúc âm: Mt 5:1-12

Thứ Ba trong tuần 10 TN ngày 13 tháng 6, thánh Antôn Padua, linh mục, TsHt. Lễ nhớ.
Bài đọc: 2 Cr 1:18-22
Đáp ca: Tv 119:129,130,131,132,133,135
Phúc âm: Mt 5:13-16

Thứ Tư trong tuần 10 TN ngày 14 tháng 6
Bài đọc: 2 Cr 3:4-11
Đáp ca: Tv 99:5,6,7,8,9
Phúc âm: Mt 5:17-19

Thứ Năm trong tuần 10 TN ngày 15 tháng 6
Bài đọc: 2 Cr 3:15; 4:1,3-6
Đáp ca: Tv 85:9-10,11-12,12-13
Phúc âm: Mt 5:20-26

Thứ Sáu trong tuần 10 TN ngày 16 tháng 6
Bài đọc: 2 Cr 4:7-15
Đáp ca: Tv 116:10-11,15-16,17-18
Phúc âm: Mt 5:27-32

Thứ Bảy trong tuần 10 TN ngày 17 tháng 6
Bài đọc: 2 Cr 5:14-21
Đáp ca: Tv 103:1-2,3-4,8-9,11-12
Phúc âm: Mt 5:33-37

Bài đọc I: Đnl 8:2-3,14-16
Đáp ca: Tv 147:12-13,14-15,19-20
Bài đọc II: 1 Cr 10:16-17
Phúc âm: Ga 6:51-58

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô

Phúc âm: Ga 6:51-58

Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống". 51 Người Dothái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?" 52 Ðức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 53 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 54 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 55 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 56 Như Chúa Cha là Ðấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 57 Ðây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời". 58 Ðó là những điều Ðức Giêsu đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Caphácnaum.
(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Nhận lấy Mình Máu thánh Đức Kitô, trước tiên là nhận biết Chúa Cha là nguồn ban cho chúng ta ơn cao trọng ấy. Đức Giêsu đã nhiều lần nói với chúng ta về Chúa Cha như về Đấng ban cho chúng ta tất cả mọi sự. Chúa Cha sai Con đến với loài người như là “bánh ban sự sống” (Ga 6,32.44), nhưng Chúa Cha cũng dẫn đưa loài người đến với Đức Giêsu, “bánh ban sự sống” (6,37.44.65). Đức Giêsu cũng nói về Chúa Cha: “Ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,40). Người cũng nói rằng tất cả những gì Người ban như là ân huệ riêng, thì có nền tảng là chính Chúa Cha (6,57). Thiên Chúa là Cha hằng sống, là chính sự sống, là sinh lực viên mãn. Như thế, khi đến với Tiệc Thánh Thể, chúng ta cần nhớ rằng chính Chúa Cha đang dẫn chúng ta đến để ban cho chúng ta lương thực là chính Con Một của Ngài.

2. Nếu chúng ta ăn thịt và uống máu Đức Giêsu, chúng ta đón nhận các quà tặng của chính Người và tuyên xưng niềm tin rằng Người hiện diện trong bánh và rượu đã được truyền phép và chỉ nhờ Người, Đấng được giương cao và chịu đóng đinh, chúng ta mới có sự sống đời đời. Khi đó, chúng ta cũng được mời gọi nhận ra rằng Thịt và Máu Người chính là bằng chứng cao cả nhất về tình yêu của Chúa Cha và của chính Người đối với nhân loại, đồng thời cũng là bảo chứng về sự sống đời mà Người muốn ban cho chúng ta.

3. Ăn thịt Đức Giêsu, hoặc ăn chính Đức Giêsu, trong bí tích Thánh Thể, là cách thức duy nhất giúp tránh được tình trạng suy nhược thiêng liêng và cái chết. Ăn Đức Kitô, chính là sống nhờ Đức Kitô. Nếu chúng ta hiệp thông đều đặn vào sự sống của Người, chúng ta đã được đặt để trong tình trạng ân phúc, và tình trạng này sẽ triển nở thành vinh quang trong cuộc sống vĩnh cửu.

4. Đã hiệp thông vào thịt và máu Đức Kitô, chúng ta trở thành “Đức Kitô toàn thể”. Do đó, chúng ta cũng phải trở thành “lương thực” nuôi dưỡng anh chị em chúng ta. Mãi mãi chúng ta sẽ thấy mình bất xứng, muốn co lại, khép kín trên chính mình, nên cứ phải để cho Đức Giêsu giúp biết hy sinh hầu phục vụ sự sống của anh chị em mình. “Hồng ân Chúa Kitô và Thánh Thần của Người mà chúng ta lãnh nhận trong việc hiệp lễ hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hợp nhất huynh đệ đang ngự trị trong tâm hồn con người, đồng thời nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh nghiệm đồng bàn đơn thường của con người” (Thông điệp Giáo Hội từ bí tích Thánh Thể, 24).

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Solemnity of the Body and Blood of Christ – Year A

Gospel: Jn 6:51-58

Jesus said to the Jewish crowds: "I am the living bread that came down from heaven;
whoever eats this bread will live forever; and the bread that I will give is my flesh for the life of the world."

The Jews quarreled among themselves, saying, "How can this man give us his flesh to eat?" Jesus said to them, "Amen, amen, I say to you, unless you eat the flesh of the Son of Man and drink his blood, you do not have life within you. Whoever eats my flesh and drinks my blood has eternal life, and I will raise him on the last day. For my flesh is true food, and my blood is true drink. Whoever eats my flesh and drinks my blood remains in me and I in him. Just as the living Father sent me and I have life because of the Father, so also the one who feeds on me will have life because of me.
This is the bread that came down from heaven. Unlike your ancestors who ate and still died, whoever eats this bread will live forever."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Artisan breads have become very popular. Some small bakeshops specialize in them and only sell these special loaves. Supermarkets may have a dedicated section in the bread aisle for artisan bread. Artisan bread may be basic consisting of only flour, water, salt, and yeast; or it may be flavored with herbs and other ingredients added. What all breads that are called “artisan” have in common is that they are not mass-produced, but crafted. Making this bread is an art. Each loaf is unique. The gospel this Sunday is about bread. However, this bread is surely not mass-produced in some factory. It is not even artfully crafted in some small bakery or home kitchen, as special as that is. This bread is unique, unequaled, unsurpassed in its nourishment. This bread is more than a staple of life. It is Life. In the gospel Jesus is the bread that is the living bread; this is all we need to “live forever.” The reasoning is simple enough: by partaking of Jesus’ Body and Blood we become what we eat - we become the “one body” (second reading) in which we all share. This is the “Holy Communion” that assures us of who we are as baptized Christians - the Body of Christ. This is why Eucharist is (and remains throughout our life) a sacrament of initiation: we are constantly being fed on the Bread of Life and constantly drawn more deeply into being who we are - members of the one Body of Christ. As members of Christ’s Body, we are to be his life poured out in our everyday good living. We are to give our life - his life! - unreservedly for others. As this living bread nourishes us, so are we to nourish others. The sacramental eating and drinking of Jesus’ Body and Blood is the culmination and ritual manifestation of the self-giving of our everyday living. It is our strength for choosing to be who this bread makes us to be: the living Body of Christ given for others. The challenge ultimately issued by this solemnity is to be as giving as Jesus is. This is the way to eternal Life. Jesus giving himself as living bread is a foretaste of the Life that one day we will share eternally with him. Jesus is the “living bread that came down from heaven.” When we eat this bread we “will live forever.” The Life this bread gives is eternal. Heaven is above. Forever is beyond. Life is fleeting. But Life eternal is here and now in Jesus, “the living bread” who “came down from heaven” to give himself “for the life of the world.” We who eat his flesh and drink his blood have eternal Life now. Heaven is not above. Forever is not beyond. Life is not fleeting. Because Jesus is living bread.

To the point:

Heaven is above. Forever is beyond. Life is fleeting. But Life eternal is here and now in Jesus, “the living bread” who “came down from heaven” to give himself “for the life of the world.” We who eat his flesh and drink his blood have eternal Life now. Heaven is not above. Forever is not beyond. Life is not fleeting. Because Jesus is living bread.

(Source: Living Liturgy 2017)


Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống




Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Thứ Hai trong tuần 9 TN ngày 5 tháng 6, thánh Boniface, giám mục, tử đạo. Lễ nhớ.
Bài đọc: Tb 1, 1a. 2; 2, 1-9
Đáp ca: Tv 112:1-2,34,5-6
Phúc âm: Mc 12:1-12

Thứ Ba trong tuần 9 TN ngày 6 tháng 6
Bài đọc: Tb 2:9-14
Đáp ca: Tv 112:1-2,7-8,9
Phúc âm: Mc 12:13-17

Thứ Tư trong tuần 9 TN ngày 7 tháng 6
Bài đọc: Tb 3:1-11,16
Đáp ca: Tv 25:2-4,4-5,6-7,8-9
Phúc âm: Mc 12:18-27

Thứ Năm trong tuần 9 TN ngày 8 tháng 6
Bài đọc: Tb 6, 10-11a; 7, 1. 9-17; 8, 4-10
Đáp ca: Tv 128:1-2,3,4-5
Phúc âm: Mc 12:28-34

Thứ Sáu trong tuần 9 TN ngày 9 tháng 6
Bài đọc: Tb 11:5-15
Đáp ca: Tv 146:2,7,8-9,9-10
Phúc âm: Mc 12:35-37

Thứ Bảy trong tuần 9 TN ngày 10 tháng 6
Bài đọc: Tb 12:1,5-15,20
Đáp ca: Tb 13:2,6
Phúc âm: Mc 12:38-44

Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi ngày 11 tháng 6
Bài đọc I: Xh 34:4-6,8-9
Đáp ca: Đn 3:52,53,54,55
Bài đọc II: 2 Cr 13:11-13
Phúc âm: Ga 3:16-18

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi

Phúc âm: Ga 3:16-18

16 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 17 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. 18 Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Nói đến tình yêu là nói đến sự quan tâm, sự thông dự, sự ân cần, chăm sóc, nỗ lực, vận dụng mọi sự. Tình yêu muốn điều hay điều tốt cho người mình thương. Người ấy không dửng dưng với con đường và định mệnh của người yêu, nhưng ra sức làm cho người kia được sống trong niềm vui và sự viên mãn. Đối với Thiên Chúa thì sao? Phải chăng Ngài đã tạo thành thế giới rồi bỏ mặc nó? Ngài có quan tâm đến chúng ta và đến định mệnh chúng ta không, Ngài có để ý xem chúng ta thế nào và chúng ta đi đến đâu không? Thiên Chúa đã tạo thành chúng ta, đã quan tâm đến số phận của chúng ta, đã ban Người Con Một để chúng ta được sống viên mãn ngay từ bây giờ. Chúng ta có giá đối với Thiên Chúa đến mức Ngài sẵn sàng hy sinh Con vì chúng ta (x. Rm 8,32).

2. Sau cuộc tạo dựng, sau Lề Luật, các Ngôn sứ và tất cả những hình thái ân cần săn sóc khác, Chúa Con là tiếng nói cuối cùng và ân huệ có giá trị tối cao được Thiên Chúa ban cho chúng ta. Người Con sẽ quan tâm đến chúng ta riêng tư từng người, sẽ chỉ cho từng người biết con đường đưa tới ơn cứu độ, sẽ đưa ta đến chỗ hiệp thông với Người và đi đến cuộc sống muôn đời. Đức Giêsu, Đấng Chịu Đóng Đinh, không phải là một tư tưởng hay là một lý thuyết, một giả thuyết hay một chuyện tưởng tượng, nhưng là một thực tại lịch sử đích thực. Từ đó, chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng tình yêu của Thiên Chúa cũng hết sức hiện thực.

3. Thiên Chúa, “một” (độc thần) mà cũng là “ba” (ngôi), là một mầu nhiệm rất lớn lao, mà chúng ta chẳng bao giờ ngờ tới, nếu chính Thiên Chúa không mạc khải cho chúng ta nhờ trung gian Đức Kitô. Chúng ta phải tuyên xưng các dữ kiện của mầu nhiệm này, và tiếp cận bằng những bước rất giới hạn và phiến diện, đồng thời tin tưởng tuyệt đối vào giáo huấn của Đức Giêsu Kitô.

4. Bản văn không nói trực tiếp đến Chúa Thánh Thần, nhưng chúng ta đã được mạc khải rằng Thiên Chúa và Đức Giêsu cứu độ chúng ta bằng cách ban Thánh Thần cho chúng ta (Ga 7,37-39; x. Gl 4,4-7). Dù sao mẩu đối thoại với Nicôđêmô cũng đã cho thấy những cái mốc: não trạng thiêng liêng do Thánh Thần ban cho. Thánh Thần đối nghịch lại với xác thịt (Ga 3,6), với những cái nhìn trần tục (3,12). Thiên Chúa Cha gửi Con Một của Ngài đến với chúng ta, để Người Con cứu chúng ta bằng cách thông ban Thần Khí. Và chính Thần Khí giúp ta đi lên với Chúa Cha nhờ trung gian Đức Kitô (x. Gl 4,4-7; Rm 8,15-17).

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

The Solemnity of the Most Holy Trinity

Gospel: Jn 3:16-18

God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life. For God did not send his Son into the world to condemn the world, but that the world might be saved through him. Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God.

(http://www.usccb.org)

Reflection

Dance is rhythmic movement of the body. Most often we dance to music. We are delighted to dance with another (or even others). Most couples in love choose to dance. We dance at weddings. Some cultures dance at funerals. It is touching to observe even very young children begin to sway and stomp their feet to the beat of music in their own child-dance. Dance brings delight, com- municates, is expressive of an inner life. While we usually don’t think of the three Persons of the Trinity as being for all eternity in a love-dance, a Greek term in theology actually tries to capture this. The term is perichoresis. It refers to the inner-penetration of the three di- vine Persons with one another. God, however, is not static but dynamic, is the source of all life, is undiminished love. We can well imagine that God’s delight in the divine Self and in we humans made in the divine image spills over in an eternal love-dance. Perichoresis is the music of God’s heart evident in the delight of creation. The Holy Trinity desires that we humans participate in this love-dance. We are destined to be with God now and forever. God chose to create and redeem humanity in an unequaled act of love. The readings this Sunday remind us that God is gracious, sharing divine Life with us: “God so loved” us that God “gave his only Son” so that “the world might be saved” (gospel). Yes, God sent the Son so that we might have Life. Divine Life and love extend beyond the inner intimacy of the three Persons of the Holy Trinity to us in an eternal, shared love-dance drawing us toward a fuller share in God. This is salvation: a share in God, in God’s Life, in the divine perichoresis. The mystery of the Trinity calls us to go both beyond ourselves and deeper into ourselves - to an intimacy with God that delights us and brings us to share that delight with others. Thus is the trinitarian grace, love, and fel- lowship manifested in our midst. God is triune mystery, yes! But even more mystery-laden is that God shares divine Self with us in such a gracious manner and “receives us” as God’s very own. This gospel posits three possible life-outcomes: might not perish, might have eternal Life, might be saved. These outcomes are why the Father sent the Son. The Spirit empowers us to receive God’s love, to believe in the Son, and to yearn for divine Life. But we must choose to believe. Do we? We must choose to dance. Do we?

To the point:

This gospel posits three possible life-outcomes: might not perish, might have eternal Life, might be saved. These outcomes are why the Father sent the Son. The Spirit empowers us to receive God’s love, to believe in the Son, and to yearn for divine Life. But we must choose to believe. Do we? How?

(Source: Living Liturgy 2017)