Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu lên trời năm A




Chúa Nhật lễ Chúa Giêsu lên trời năm A

Thứ Hai trong tuần 7 PS ngày 29 tháng 5
Bài đọc: Cv 19:1-8
Đáp ca: Tv 68:2-3,4-5,6-7
Phúc âm: Ga 16:29-33

Thứ Ba trong tuần7 PS ngày 30 tháng 5
Bài đọc: Cv 20:17-27
Đáp ca: Tv 68:10-11,20-21
Phúc âm: Ga 17:1-11

Thứ Tư trong tuần 7 PS ngày 31 tháng 5, Đức Mẹ thăm viếng Bà Thánh Isave
Bài đọc: Cv 20:28-38
Đáp ca: Tv 68:29-30,33-35,35-36
Phúc âm: Ga 17:11-19

Thứ Năm trong tuần 7 PS ngày 1 tháng 6, thánh Justin, tử đạo. Lễ nhớ.
Bài đọc: Cv 22, 30; 23, 6-11
Đáp ca: Tv 16:1-2,5,7-8,9-10,11
Phúc âm: Ga 17:20-26

Thứ Sáu trong tuần7 PS ngày 2 tháng 6
Bài đọc: Cv 25:13-21
Đáp ca: Tv 103:1-2,11-12,19-20
Phúc âm: Ga 21:15-19

Thứ Bảy trong tuần 7 PS ngày 3 tháng 6
Bài đọc: Cv 28:16-20,30-31
Đáp ca: Tv 11:4,5,7
Phúc âm: Ga 21:20-25

Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày 4 tháng 6
Bài đọc I: Cv 2, 1-11
Đáp ca: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và 34
Bài đọc II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13
Phúc âm: Ga 20, 19-23

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Phúc âm: Ga 20, 19-23

19 Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Dothái. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: "Chúc anh em được bình an! như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em". 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ".

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ của sợ hãi, của ích kỷ, của những sai lầm, để tin tưởng đi vào lòng thế giới. Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33), nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.

2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.

3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa, Người như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá, nhưng cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về làn gió Thánh Thần cũng thế. Người mạnh mẽ, Người len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng ta mở lòng ra với Người, Người sẽ bẻ gãy, Người nhổ tung và phá hủy tất cả những gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Người cũng làm cho các con tim nên dồi dào phong phú. Người liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà [liên tục] kêu lên : "Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6).

4. Nếu chúng ta chờ đợi một sự biến đổi đột ngột, tức khắc và lạ lùng sau khi được rửa tội, chắc chắn chúng ta phải thất vọng. Thánh Thần triển khai các hành động của Người như một hạt giống nhỏ bé trong tim chúng ta. Hạt giống ấy sẽ lớn lên dần dần trong âm thầm thinh lặng, nhưng chắc chắn sẽ kết quả.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Pentecost Sunday

Gospel: Jn 20:19-23

On the evening of that first day of the week, when the doors were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood in their midst and said to them, "Peace be with you." When he had said this, he showed them his hands and his side. The disciples rejoiced when they saw the Lord. Jesus said to them again, "Peace be with you. As the Father has sent me, so I send you." And when he had said this, he breathed on them and said to them, "Receive the Holy Spirit. Whose sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are retained."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Breath means life. In case of a heart attack or drowning, the first thing a responder ought to do is begin CPR, an emergency measure intended to keep oxygen flowing through the victim’s system so the brain keeps functioning. If the victim begins breathing again on his or her own, we are overjoyed that the person has a new lease on life, is given a second chance, has not used up their “nine lives.” Yes, breath means life. Breath is precious. Breath enables us to be. In this gospel Jesus breathes new Life into his disciples. This breath-life is the Holy Spirit, a divine Person who recreates us into someone entirely new. In John’s gospel Pentecost takes place on Easter evening. The giving of new Life on Easter and the giving of the Spirit on Pentecost coalesce in the one Body of Christ, the church. Something entirely new has happened. This Body is filled with the joy of divine Presence, the grace of risen peace, the eagerness of being sent forth, the breath of new creation, the power of forgiveness. Each day when we - Christ’s Body, the church - allow the Holy Spirit to work in and through us, Easter-Pentecost happens anew. Each day when we open ourselves to the breath-life of the Holy Spirit, we ourselves are made anew. There is no end to the new Life that the risen Jesus and his Spirit breathe into us. There is no end to our re-creation in the Spirit, in the Body of Christ. Being the risen Christ’s Body, the church, means that our new Life in the Spirit binds us into a community. But, alas, sometimes we do not live in accordance with the identity we’ve been given. No wonder Jesus links the sending of the Spirit with the commission to forgive sins! Forgiveness heals the breach between two persons or groups, heals the divergence of lives, ensures that we remain “one body” in Christ (second reading). The only way we can share risen Life is that there be no breach among us - “whether Jews or Greeks, slaves or free persons” (second reading). Forgiveness, then, stands as a bounden duty for those sharing in risen Life. This forgiveness is about building right relationships, about opening doors between ourselves and others rather than closing them, about allowing the peace of Christ to replace the fears that stifle our connecting to one another. The risen Christ breathes into us the Spirit - this capacity to be new creations who forgive - then sends us out into the world to unleash this Spirit. Every day is an Easter-Pentecost.

To the point:

In John’s gospel Pentecost takes place on Easter evening. The giving of new Life on Easter and the giving of the Spirit on Pentecost coalesce in the one Body of Christ, the church. This Body is filled with the joy of divine Presence, the grace of risen peace, the eagerness of being sent forth, the breath of new creation, the power of forgiveness. Each day when we - Christ’s Body, the church - allow the Holy Spirit to work in and through us, Easter-Pentecost happens anew.

(Source: Living Liturgy 2017)