Chúa Nhật thứ 6 mùa Phục Sinh năm A




Chúa Nhật thứ 6 mùa Phục Sinh năm A

Thứ Hai trong tuần 6 PS ngày 22 tháng 5
Bài đọc: Cv 16, 11-15
Đáp ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a và 9b
Phúc âm: Ga 15, 26-16, 4

Thứ Ba trong tuần 6 PS ngày 23 tháng 5
Bài đọc: Cv 16, 22-34
Đáp ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 7c-8
Phúc âm: Ga 16, 5b-11

Thứ Tư trong tuần 6 PS ngày 24 tháng 5
Bài đọc: Cv 17, 15. 22 - 18,1
Đáp ca: Tv 148, 1-2. 11-12ab. 12c-14a. 14bcd
Phúc âm: Ga 16, 12-15

Thứ Năm trong tuần 6 PS ngày 25 tháng 5
Bài đọc 1: Cv 18, 1-8
Đáp ca: Tv 97:1, 2-3ab, 3cd-4
Phúc âm: Ga 16, 16-20

Thứ Sáu trong tuần 6 PS ngày 26 tháng 5, thánh Philip Neri, Linh mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: Cv 18, 9-18
Đáp ca: Tv 46, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Ga 16, 20-23a

Thứ Bảy trong tuần 6 PS ngày 27 tháng 5
Bài đọc: Cv 18, 23-28
Đáp ca: Tv 46, 2-3. 8-9. 10
Phúc âm: Ga 16, 23b-28

Chúa Nhật thứ 7 PS, Lễ Chúa Thăng Thiên ngày 28 tháng 5
Bài đọc 1: Cv 1, 1-11
Đáp ca: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9
Bài đọc 2 : Ep 1, 17-23
Phúc âm: Mt 28, 16-20

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên

Phúc âm: Mt 28, 16-20

16 Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. 17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. 18 Ðức Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. 19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế".

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Nhóm môn đệ có một vết thương, gây ra do sự phản bội và sự biến mất của Giuđa. Họ không còn là mười hai, là là mười một. Vết thương này nhắc nhớ rằng tất cả đã bất trung với Đức Giêsu. Khi Người bắt đầu chuyến đi vào Thương Khó, các ông đã cắt đứt việc đi theo Người hoặc bằng cách chạy trốn (26,56) hoặc bằng cách giữ khoảng cách trong ba lần chối (26,69-75). Tuy nhiên, Đức Giêsu đã chữa lành vết đứt này. Người không gọi những môn đệ mới, nhưng gọi chính những người đã thất bại trong thử thách Khổ Nạn. Khi các môn đệ đến nơi hẹn, Đức Giêsu không hề thốt ra một lời trách móc, mà lại còn giao sứ vụ, là sứ vụ của chính Người.

2. Nhận biết và hoài nghi là hai thái độ có thể đi với nhau, như lời xin của cha đứa bé trong Tin Mừng Máccô: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24). Do đó, cần phải nhìn lại tất cả hoạt động công khai của Đức Giêsu dưới ánh sáng của biến cố Phục Sinh. Bây giờ Đức Giêsu mạc khải cho các môn đệ biết Người có toàn quyền, Người là Chúa tể không giới hạn, do quyền Chúa Cha ban cho Người. Người đã gọi các ông, các ông đã đi theo Người, đã nghe lời Người giảng dạy; Người đã chết trên thập giá, nhưng nay Người đang sống trước mắt các ông và là Chúa tể tuyệt đối, các ông hãy tin trọn vẹn vào Người.

3. Các môn đệ của Đức Giêsu phải ra đi để làm cho muôn dân “trở thành môn đệ” Người, chứ không phải trở thành môn đệ của chính mình. Các môn đệ mới sẽ cùng các ông bước theo Đức Giêsu, nghĩa là liên kết với Đức Giêsu, hiệp thông cuộc sống với Người, chấp nhận Người chỉ cho mình lộ trình phải theo, xác định hình thái và chiều hướng sống, ký thác trọn vẹn nơi Người.

4. Những người được nhận lời hứa hiện diện thường trực cho đến tận thế, không chỉ là các môn đệ ở trên núi Galilê ấy mà thôi. Chân trời mở rất rộng: Đấng Kyrios không hiện diện giữa dân Người như trong mầu nhiệm nội tại và trong thực tại thần bí của Người, nhưng đúng ra, tại mọi thời và trong mọi tình huống, Người ở bên cạnh dân để trợ giúp và an ủi họ, để khích lệ và kêu gọi họ, và Người luôn luôn tháp tùng hoạt động của các sứ giả Người. Mt không nhắc đến Thăng thiên để không đưa Đức Giêsu đi xa cộng đoàn của Người: Người tháp tùng họ trong cuộc hành hương trần thế “cho đến tận thế”.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

The Ascension of the Lord – Year A

Gospel: Mt 28:16-20

The eleven disciples went to Galilee, to the mountain to which Jesus had ordered them. When they saw him, they worshiped, but they doubted. Then Jesus approached and said to them, "All power in heaven and on earth has been given to me. Go, therefore, and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit, teaching them to observe all that I have commanded you. And behold, I am with you always, until the end of the age."

(http://www.usccb.org)

Reflection

A number of details in this gospel help us shape our interpretation of this passage. “The eleven disciples went to Galilee.” Not twelve, but eleven. Judas is no longer among the company of those who represent the new Israel. This remains a painful reminder that not all followers of Jesus are perfect. We doubt; we drag our feet; we sometimes are not as courageous in carrying forth Jesus’ saving mission as we might be. Yet, in spite of our weakness, Jesus has still empowered us to carry on his ministry. His ministry will continue.

The disciples went to Galilee. Galilee is where Jesus’ saving mission began; it is where it ends. But not really. These verses from Matthew’s chapter 28 conclude his gospel. Note that there is no mention of the Ascension in these verses. Matthew ends with the Great Commission to go and baptize “all nations.” There is no end to Jesus’ being with us because we take up his work and carry it - carry him - forward for all time.

One final detail: Jesus ordered his disciples to a mountain, a place in Scripture of divine encounter and divine revelation. The encounter: Jesus promises to be with them “until the end of the age.” His Presence is his farewell gift to the disciples. The revelation: they are to take up his saving mission by making “disciples of all nations” through baptizing and teaching. The disciples are his farewell gift to the world. Taking up his saving mission, so are we.

It takes us a lifetime of following Jesus and proclaiming his Good News to learn how gifted we are and what a gift we are to others. What the disciples hadn’t yet come fully to believe was that Jesus would always remain with them, giving them strength. Through the Spirit. There was a startling newness to what Jesus was doing and the message he was conveying. Never before had someone been present among them who “fills all things in every way” (second reading). Never before had someone so completely shared power. Never before had someone promised the most potent power - the Holy Spirit who is with us “until the end of the age.”

The power given Jesus is now handed over to his disciples, and the new thing about this power is that it is a divine Person - the Holy Spirit who is sent to dwell within us, make us one with divinity. This Spirit given us is the way Jesus remains with us “always, until the end of the age.” We have the power to make disciples, baptize, and teach; we are Jesus’ gift to others. But more importantly, we have the power to be the Presence of the risen Christ through the indwelling of the Holy Spirit, which is his gift to us. With the Holy Spirit we can faithfully continue Jesus’ ministry. The Holy Spirit transforms us into being gift for others.

To the point:

Jesus ordered his disciples to a mountain, a place in Scripture of divine encounter and divine revelation. The encounter: Jesus promises to be with them “until the end of the age.” His Presence is his farewell gift to the disciples. The revelation: they are to take up his saving mission by making “disciples of all nations” through baptizing and teaching. The disciples are his farewell gift to the world. Taking up his saving mission, so are we.

(Source: Living Liturgy 2017)