Lịch phụng vụ Chúa Nhật Phục Sinh năm C




Chúa Nhật Phục Sinh năm C


Thứ Hai trong tuần bát nhật Phục sinh ngày 28 tháng 3

Bài đọc: Cv 2, 14. 22-32
Đáp ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11
Phúc âm: Mt 28, 8-15

Thứ Ba trong tuần bát nhật Phục sinh ngày 29 tháng 3
Bài đọc: Cv 2, 36-41
Đáp ca: Tv 32, 4-5. 18-19. 20 và 22
Phúc âm: Ga 20, 11-18

Thứ Tư trong tuần bát nhật Phục sinh ngày 30 tháng 3
Bài đọc: Cv 3, 1-10
Đáp ca: Tv 104, 1-2. 3-4. 6-7. 8-9
Phúc âm: Lc 24, 13-35

Thứ Năm trong tuần bát nhật Phục sinh ngày 31 tháng 3
Bài đọc: Cv 3, 11-26
Đáp ca: Tv 8, 2a và 5. 6-7. 8-9
Phúc âm: Lc 24, 35-48

Thứ Sáu trong tuần bát nhật Phục sinh ngày 1 tháng 4
Bài đọc: Cv 4, 1-12
Đáp ca: Tv 117, 1-2 và 4. 22-24. 25-27a
Phúc âm: Ga 21, 1-14

Thứ Bảy trong tuần bát nhật Phục sinh ngày 2 tháng 4

Bài đọc: Cv 4, 13-21
Đáp ca:  Tv 117, 1 và 14-15. 16ab-18. 19-21
Phúc âm: Mc 16, 9-15

Chúa Nhật thứ 2 Phục sinh, kính lòng thương xót Chúa, ngày 3 tháng 4
Bài đọc I: Cv 5, 12-16
Đáp ca: Tv 117, 2-4. 22-24. 25-27a
Bài đọc II: Kh 1, 9-11a, 12-13. 17-19
Phúc âm: Ga 20, 19-31

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 2 Phục sinh – Kính lòng thương xót Chúa - năm C


Phúc âm: Ga 20, 19-31

Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em !” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông : “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tô-ma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói : “Bình an cho anh em.” 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma : “Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” 28 Ông Tô-ma thưa Người : “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con !” 29 Đức Giê-su bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin !”
30 Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ danh Người.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới nào.

2. Tôma đã tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu  theo cách chưa ai làm: “Lạy Chúa của con và lạy Thiên Chúa của con”. Ông đã đi theo con đường dài hơn con đường của các anh em, nhưng đã đến gần Đức Giêsu hơn. Đối với cá nhân ông, Đức Giêsu là Đức Chúa và là Thiên Chúa. Ông tin, ông quy phục Đức Giêsu, ông bày tỏ niềm tin vào Người. Maria Mácđala cũng như các môn đệ đã tin vào Đức Giêsu như là Đức Chúa. Tương quan của họ với Người nay có giá trị vĩnh viễn và trọn vẹn, bởi vì Đức Chúa ấy chính là Thiên Chúa. Đức Giêsu chính là Thiên Chúa đang tìm đến gần con người để ban cho con người sự sống đời đời. Tôma nhận biết Đức Giêsu như thế và gắn bó với Người. Do đó, người nào chỉ nói đến một Tôma thiếu lòng tin, là quên mất là ông đã đạt đến niềm tin nào nhờ sự trợ giúp của Đức Giêsu. Thật ra các tông đồ đều thấy tin vào sự Phục Sinh là điều không dễ chút nào!

3. Chúng ta thấy Đức Giêsu để cho mình được nhận biết bởi bà Maria Mácđala, bởi người môn đệ Người yêu mến và bởi Tôma theo cách khác nhau. Đây là nét đặc trưng của Tin Mừng Gioan. Các “dấu chỉ” hoặc các “bằng chứng”, được thích ứng với từng người. Đức Giêsu thuận theo các đòi hỏi của mỗi người. Rồi Người đưa mỗi người đến với đức tin ở bên kia các dấu chỉ ấy. Luôn luôn cần những dấu chỉ, nhưng cũng phải luôn luôn vượt qua các dấu chỉ. Đàng khác, kinh nghiệm đức tin của mỗi người phải được đối chiếu với kinh nghiệm đức tin của cộng đoàn.

4. Nghe lời “Phúc cho những người không thấy mà tin”, chúng ta cảm thấy phấn khởi vì chúng ta đâu có được thấy Đức Giêsu bằng xương bằng thịt! Nhưng tại sao lại “có phúc” có lẽ chúng ta nghĩ rằng bởi vì tin dù không thấy thì khó hơn, nên có công trạng hơn. Thật ra, “có phúc” là vì niềm tin này trung thực hơn, tinh trong hơn. Người nào thấy thì đã có sự chắc chắn, có chứng cớ không thể chối cãi về một sự kiện, nhưng như thế thì không phải là đức tin.

5. Hôm nay, ngày lễ “Lòng Thương xót Chúa” mà Đức cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã thiết lập ngày 30-4-2000, chúng ta nhớ đến hình ảnh Đức Giêsu từ bi thương xót do thánh Faustina Kowalska (1905-1938; Đức Gioan-Phaolô II phong thánh 30-4-2000 và thiết lập lễ Lòng Thương Xót Chúa) để lại: Người mặc y phục trắng, bàn tay phải ban phép lành, bàn tay trái vén mép áo ngực, từ đó thoát ra các tia sáng xám và đỏ, tượng trưng Bí tích Thánh Thể và Bí tích Rửa Tội. Đức Giêsu là hiện thân Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chúng ta hãy cùng với thánh nữ Faustina Kowalska và Đức Gioan-Phaolô II thưa với Người: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Người!” Chúng ta hãy trở thành hiện thân của Lòng Chúa thương xót qua lối sống hợp nhất, chia sẻ nâng đỡ nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Second Sunday of Easter (or Sunday of Divine Mercy) – Year C

Gospel: Jn 20:19-31

On the evening of that first day of the week, when the doors were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood in their midst and said to them, “Peace be with you.” When he had said this, he showed them his hands and his side. The disciples rejoiced when they saw the Lord. Jesus said to them again, “Peace be with you. As the Father has sent me, so I send you.” And when he had said this, he breathed on them and said to them, “Receive the Holy Spirit. Whose sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are retained.”

Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them when Jesus came. So the other disciples said to him, “We have seen the Lord.” But he said to them, “Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I will not believe.”

Now a week later his disciples were again inside and Thomas was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their midst and said, “Peace be with you.” Then he said to Thomas, “Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe.” Thomas answered and said to him, “My Lord and my God!” Jesus said to him, “Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed.”

Now Jesus did many other signs in the presence of his disciples that are not written in this book. But these are written that you may come to believe that Jesus is the Christ, the Son of God, and that through this belief you may have life in his name.

(http://www.usccb.org/bible/readings/040316.cfm)

Reflection

Lent is a practical time, a season we can easily understand, embrace, use to progress in our spiritual lives. We choose to undertake penitential practices. They are concrete: give up something we enjoy; do something that will help us grow. These penitential practices come from and are directed to our everyday living. Now we are in the Easter season. This season is not so easily understood; risen Life is not something practical deriving from certain spiritual practices. We know Jesus rose from the dead; we cannot so easily grasp how this has an immediate effect on us. The resurrec- tion is a mystery. Risen Life is different, a new happening, a fresh experience. Most surely, risen Life is of God. It instills Easter joy. Like the penance of Lent, it ought to make a difference in our everyday living. This gospel shows us why the resurrection makes all the difference in the world. When the risen Lord appears to the disciples locked away behind closed doors, fear is allayed by peace, sin is allayed by forgiveness, doubt is allayed by Presence, unbelieving is allayed by seeing-believing. The Lord comes to the disciples a first time on that first Easter Sunday evening when Thomas is not present. Thomas makes known quite clearly to the other disciples what he needs in order to believe that Jesus is alive. He must encounter, see, touch - put his finger and hand in the wounds that he expects to see on Jesus’ body. A week later, when Thomas is present, Jesus appears to the disciples again, and responds to Thomas’s unbelief. Jesus is not angry with Thomas for not believing; he does not judge him. He simply invites: here, see, touch, and believe. Seeing-believing - for Thomas and for us - is not merely an exercise in intellectual assent, but a practical encounter played out through our acceptance of the risen Life that is offered us. We know to whom and what our belief is directed: to Jesus and the gift of risen Life. We know how we receive risen Life: through Jesus’ gift of the breath of the Holy Spirit dwelling within us. Jesus’ resur- rection is a divine pledge of “life in his name.” Risen Life is God’s divine Life transforming who and how we are. Resurrection makes all the difference - for us, for all of creation.

To the point:

The resurrection makes all the difference in the world! Fear is allayed by peace. Sin is allayed by forgiveness. Doubt is allayed by Presence. Unbelieving is allayed by seeing-believing. Jesus’ resurrection is a divine pledge of “life in his name.” Risen Life is God’s divine Life transforming who and how we are. Resurrection makes all the difference - for us, for all of creation.

(Source: Living Liturgy 2016)