Lịch phụng vụ Chúa Nhật 4 Phục sinh năm C




Chúa Nhật thứ 4 Phục sinh năm C ngày 17 tháng 4. Tuần lễ cầu nguyện cho ơn gọi.

Thứ Hai trong tuần 4 Phục sinh ngày 18 tháng 4
Bài đọc: Cv 11, 1-18
Đáp ca: Tv 41, 2. 3; 42, 3. 4
Phúc âm: Ga 10, 1-10

Thứ Ba trong tuần 4 Phục sinh ngày 19 tháng 4
Bài đọc: Cv 11, 19-26
Đáp ca: Tv 86, 1-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Ga 10, 22-30

Thứ Tư trong tuần 4 Phục sinh ngày 20 tháng 4, thánh Anê Montepunchiano, O.P. Lễ nhớ.
Bài đọc: Cv 12, 24 - 13, 5a
Đáp ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8
Phúc âm: Ga 12, 44-50

Thứ Năm trong tuần 4 Phục sinh ngày 21 tháng 4
Bài đọc: Cv 13, 13-25
Đáp ca: Tv 88, 2-3. 21- 22. 25 và 27
Phúc âm: Ga 13, 16-20

Thứ Sáu trong tuần 4 Phục sinh ngày 22 tháng 4
Bài đọc: Cv 13, 26-33
Đáp ca: Tv 2, 6-7. 8-9. 10-11
Phúc âm: Ga 14, 1-6

Thứ Bảy trong tuần 4 Phục sinh ngày 23 tháng 4
Bài đọc: Cv 13, 44-52
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Phúc âm: Ga 14, 7-14

Chúa Nhật thứ 5 Phục sinh ngày 24 tháng 4
Bài đọc I: Cv 14, 20b-26
Đáp ca: Tv 144, 8-9. 10-11. 12-13ab
Bài đọc II: Kh 21, 1-5a
Phúc âm: Ga 13, 31-33a. 34-35

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 5 Phục sinh năm C

Phúc âm: Ga 13, 31-33a. 34-35

31 Khi Giu-đa ra khỏi phòng tiệc ly, Đức Giê-su nói: “Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người. 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người.
33a “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau ; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35 Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này : là anh em có lòng yêu thương nhau.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Sau khi Giuđa đi rồi, ở lại phòng tiệc, chỉ còn những người bạn thân tín nhất của Đức Giêsu. Người tâm sự về lẽ sống của Người: Người sống hết mình cho Chúa Cha và cũng hết mình cho các môn đệ. Đây là mẫu gương người mục tử tốt lành. Và đấy cũng là vinh quang của Người, bởi vì trong Kinh Thánh, “vinh quang” có nghĩa là phẩm chất của con người, tầm mức quan trọng, giá trị, sự uy dũng: Người được như thế do Người hoàn toàn chấp nhận thánh ý của Chúa Cha, vì yêu mến Chúa Cha và vì yêu thương loài người. Mỗi Kitô hữu, khi thực hiện chương trình của Thiên Chúa về mình, cũng đạt được “trọng lượng”, tầm quan trọng, giá trị, sự cao cả.    

2. Không phải là chỉ với Đức Giêsu, người ta mới được kêu gọi yêu thương nhau. Với sách Lv và Đnl, Dân Chúa đã được kêu gọi yêu thương nhau rồi. Nhưng điều răn yêu thương Đức Giêsu ban, có thể được gọi là “mới”, do chỗ nó mô phỏng cụ thể tình yêu của Đức Giêsu, cũng là tình yêu của Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Giêsu. Như thế, khi yêu thương, người Kitô hữu tỏ bày Thiên Chúa ra cho loài người. Và nói ngược lại, nếu không yêu thương nhau, các Kitô hữu đã làm biến dạng gương mặt của Đức Giêsu và của Thiên Chúa.    

3. Tình yêu được diễn tả qua động từ agapaô (x. agapê) là tình yêu quảng đại, hàm chứa sự tự hiến, sự hy sinh. Chính Đức Giêsu đã làm chứng về tình yêu này khi Người cúi xuống rửa chân các môn đệ và ra đi chịu chết cho các ông và mọi người. Các Kitô hữu được mời gọi bắt chước Người mà yêu thương như Người. Tình bác ái là sự nối dài trong lòng ta tình yêu của Đức Kitô đối với chúng ta (“như Thầy đã yêu thương anh em”) và tình yêu của chúng ta đối với Đức Kitô (“ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy”). 

4. Kể từ nay, Đức Giêsu cư ngụ trong các môn đệ như là tình yêu, Người sẽ yêu thương trong các ông. Người không chỉ ban cho các ông một lời để tuân giữ, nhưng Người ban chính mình. Với việc ban điều răn mới, Đức Giêsu ban chính sự hiện diện của Người. Cũng như bí tích Thánh Thể, điều răn mới chính là sự hiện diện thực hữu của Đức Giêsu.

5. Một điều răn là một sự áp đặt? Hẳn là chúng ta sẽ không nghĩ như thế, khi hiểu rằng điều răn của Đức Giêsu chỉ cho chúng ta cách tìm ra hạnh phúc tại đây và lúc này. Thế giới sẽ ra sao, nếu như tất cả mọi người đều sống theo điều răn này? Hẳn là các gia đình sẽ đoàn tụ; mọi người sống hài hòa với nhau; các cộng đoàn Kitô hữu sẽ thân thiện và vui tươi; xã hội sẽ được biến đổi.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fifth Sunday of Easter – Year C

Gospel: Jn 13:31-33a, 34-35

When Judas had left them, Jesus said, “Now is the Son of Man glorified, and God is glorified in him. If God is glorified in him, God will also glorify him in himself, and God will glorify him at once. My children, I will be with you only a little while longer. I give you a new commandment: love one another. As I have loved you, so you also should love one another. This is how all will know that you are my disciples, if you have love for one another.”

(http://www.usccb.org/bible/readings/042416.cfm)

Reflection

When we love someone very much, any leave-taking always brings sadness. When the absence is prolonged or feared permanent, leave-taking can be mighty heartrending. Children and spouse with tears streaming down their faces cling to a soldier leaving for a tour of duty. Family members move slowly, looking back over their shoulders at the hospital bed when leaving the room of someone who has been critically injured in an accident. Graduations include leave-takings, and possibly never seeing friends again. Leave-taking is part of everyone’s life. It reminds us that we human beings are fragile, that our earthly life is transitory, that the only sure and permanent reality is the abiding love of the risen Lord and the glory that is the outcome of our living his command- ment of love. This gospel is about leave-taking - one leads to betrayal and de- spair; the other leads to an invitation to participate in the love-Life of the One who willingly embraces death and in that embrace conquers it for himself and for us.

Two departures are noted in this gospel: that of Judas (“When Judas had left”) and that of Jesus (“I will be with you only a little while longer”). Judas’s departure initiates the events of Jesus’ passion, death, and resurrection. Jesus’ imminent departure initiates his giving the disciples the commandment to love as he has loved. Jesus’ passion and death is the full revelation to us of what it means to love as Jesus loved. Love means giving one’s life for others. It is the full revelation of how we are to love: not counting the cost, but always looking to the glory that is the outcome of deep and abiding love. This is God’s glory. This is Jesus’ glory. This is our glory. Jesus’ resurrection is the full revelation of this glory.

Jesus doesn’t ask of us anything that he himself hasn’t already undertaken to the fullest: the Good Friday-Easter events make clear the extent of Jesus’ love for us - he will lay down his very life so that we might have a share in his risen Life and glory. As disciples we are commanded to love as the risen Lord loved. If our love is to imitate his, then our love must also include the willingness to lay down our lives for others. The kind of love that Jesus commands leads to self-emptying dying to self. Glory and love are promised to us - but we share in them only if we imitate Jesus’ self-giving way of living. As the gospel says, Jesus was with the disciples “only a little while longer”; Jesus departed. However, he remains with us. Through our own self-giving love we continue his mission of loving others unto salvation whereby God is glorified. Loving one another, then, isn’t just a nice idea. Loving one another is the very way we participate in Jesus’ saving mission and make him present. Our loving others as Jesus loves us assures us that this love leads not to leave-taking, but to the glory of the fullness of Presence and Life.

To the point:

Two departures are noted in this gospel: that of Judas (“When Judas had left”) and that of Jesus (“I will be with you only a little while longer”). Judas’s departure initiates the events of Jesus’ passion, death, and resurrection. Jesus’ imminent departure initiates his giving the disciples the commandment to love as he has loved. Jesus’ passion and death is the full revelation to us of what it means to love as Jesus loved. His resurrection is the full revelation of God’s glory. Love means giving one’s life for others. This is God’s glory. This is Jesus’ glory. This is our glory.

(Source: Living Liturgy 2016)