Bài đọc: Cv 19, 1-8
Đáp ca: Tv 67, 2-3. 4-5ac.
6-7ab
Phúc âm: Ga 16, 29-33
Thứ Ba trong tuần 7 Phục sinh ngày 10 tháng 5, thánh
Antôniô, O.P., giám mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: Cv 20, 17-27
Đáp ca: Tv 67, 10-11. 20-21
Phúc âm: Ga 17, 1-11a
Thứ Tư trong tuần 7 Phục sinh ngày 11 tháng 5
Bài đọc: Cv 20, 28-38
Đáp ca: Tv 67, 29-30.
33-35a. 35b-36c
Phúc âm: Ga 17, 11b-19
Thứ Năm trong tuần 7 Phục sinh ngày 12 tháng 5
Bài đọc: Cv 22, 30; 23, 6-11
Đáp ca: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11
Phúc âm: Ga 17, 20-26
Thứ Sáu trong tuần 7 Phục sinh ngày 13 tháng 5, đức mẹ
Fatima.
Bài đọc: Cv 25, 13-21
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 11-12.
19-20ab
Phúc âm: Ga 21, 15-19
Bài đọc: Cv 1, 15-17. 20-26
Đáp ca: Tv 112, 1-2. 3-4.
5-6. 7-8
Phúc âm: Ga 15, 9-17
Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày 15 tháng 5
Bài đọc I: Cv 2, 1-11
Đáp ca: Tv 103, 1ab và 24ac. 29bc-30. 31 và
34
Bài đọc II: 1 Cr 12, 3b-7. 12-13
Ca tiếp liên
HỌC HỎI KINH THÁNH
Phúc âm: Ga 20, 19-23
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng
kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói :
“Bình an cho anh em!” 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các
môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: “Bình an cho
anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.” 22 Nói xong, Người
thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội
cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Đức Kitô mà chúng ta gặp trong Lời Chúa, trong các buổi cử hành Phụng
vụ, trong giờ cầu nguyện giữa cộng đoàn anh chị em, là Đức Kitô Phục Sinh. Người
ban cho chúng ta bình an và Thánh Thần, và sai chúng ta đi hân hoan chia sẻ niềm
tin và niềm hy vọng ấy. Chúng ta cần phải để Người đưa chúng ta ra khỏi ngôi mộ
của sợ hãi, của ích kỷ, của những sai lầm, để tin tưởng đi vào lòng thế giới.
Quả thật, Đức Giêsu không giải thoát các môn đệ khỏi những ưu phiền (x. 16,33),
nhưng ban cho chúng ta sự vững vàng, không lay chuyển và sự tin tưởng an bình.
2. Các môn đệ của Đức Giêsu cần xác tín rằng Đấng đang sống giữa họ cũng
chính là Đấng đã chết trên thập giá; các ông cũng phải nhận biết rằng Người vẫn
mang những vết tích của cuộc Thương Khó, dù đã sống lại; Người chính là “Con
Chiên đứng như thể đã bị giết” (Kh 5,6). Các vết thương ấy là dấu chứng tỏ tình
yêu vô biên của Người, nhưng cũng là dấu cho thấy sự tàn ác của loài người: dấu
của tình yêu vô biên, để họ luôn luôn tin tưởng dấn thân; dấu của sự tàn ác con
người, để họ có cái nhìn thực tế, biết rằng mình dấn thân vào trong thế giới
nào.
3. Khi ban Thánh Thần trên các môn đệ, Đức Giêsu đã thổi hơi vào các ông
và bảo: “Hãy nhận lấy Thánh Thần”. Thánh Thần chính là làn hơi của Thiên Chúa,
Người như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ
đâu và đến đâu thì dừng lại. Cho dù các nhà khí tượng học có bao trước được các
trận bão, ta vẫn có cảm tưởng mình bị một sức mạnh vừa huyền bí vừa mạnh mẽ bao
trùm. Gió thổi và gây tiếng động. Gió bẻ gãy và nhổ bật lên. Gió tàn phá, nhưng
cũng làm cho đất đai ra phì nhiêu. Có khi gió quạt mát, có lúc gió thiêu đốt. Về
làn gió Thánh Thần cũng thế. Người mạnh mẽ, Người len lỏi vào mọi sự. Nếu chúng
ta mở lòng ra với Người, Người sẽ bẻ gãy, Người nhổ tung và phá hủy tất cả những
gì chống lại tình yêu Thiên Chúa; Người cũng làm cho các con tim nên dồi dào
phong phú. Người liên tục làm việc trong lòng chúng ta, như thánh Phaolô đã
nói: “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà
[liên tục] kêu lên : ‘Áp-ba, Cha ơi!’” (Gl 4,6).
4. Nếu chúng ta chờ đợi một sự biến đổi đột ngột, tức khắc và lạ lùng
sau khi được rửa tội, chắc chắn chúng ta phải thất vọng. Thánh Thần triển khai
các hành động của Người như một hạt giống nhỏ bé trong tim chúng ta. Hạt giống ấy
sẽ lớn lên dần dần trong âm thầm thinh lặng, nhưng chắc chắn sẽ kết quả.
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Pentecost Sunday
Gospel: Jn 20:19-23
On the
evening of that first day of the week, when the
doors were locked, where the disciples were, for fear of the Jews, Jesus came and stood in their midst and said to them, “Peace be with you.” When he had said this, he showed them his
hands and his side. The disciples
rejoiced when they saw the Lord. Jesus said to them
again, “Peace be with you. As the Father has
sent me, so I send you.” And when he had said
this, he breathed on them and said to them, “Receive the Holy Spirit. Whose sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are retained.”
(http://www.usccb.org)
Reflection
We celebrate this Sunday a wondrous and unprecedented gift of God - “the
Spirit
of truth” given to us. This Spirit of truth God gives is relational.
This Spirit of truth changes us - through the Spirit we share a common identity
as the Body of Christ and take up a common mission to proclaim the Gospel by
the sheer goodness of our lives. The Spirit enables us to live with one another
in a new way: with “love, joy, peace, patience, kindness, generosity,” etc. (second
reading). The Spirit propels us to engage with the world in a new way: we
“testify” (gospel) to the “mighty acts of God” (first reading) through the very
way that we live. The truth God gives trans-forms us and, through us,
transforms the world. According to this gospel, both the Spirit and the disciples
testify to Jesus. What is this testimony? It is the revelation that Jesus is of
the Father, is the divine Son. Furthermore, this gospel says that the Spirit
glorifies Jesus by testifying. So then do we. What is this glory? It is Jesus
himself who is the visible Presence of the Father. Like the Spirit of truth,
when we testify we also glorify.
This Pentecost commemoration does not simply recall a past event, but celebrates
what God is doing within us now. In baptism each of us received the Spirit;
that is our Pentecost. The Spirit is not something we have, is not a possession.
The Spirit dwells within us as divine Life, enabling us to be faithful and true
disciples. The Spirit is given for the sake of mission: to proclaim the gospel
(“you also testify”), to be molded as disciples (“the Spirit . . . will guide you
to all truth”), and, ultimately, to worship (“glorify me”). The indwelling of the
Spirit is a continual Pentecost so that everyone can hear of the “mighty acts of
God” (first reading) and thus bring glory to God.
To the point:
According to this gospel, both the Spirit and the disciples testify to
Jesus. What is this testimony? The revelation that Jesus is of the Father, is
the divine Son. Furthermore, this gospel says that the Spirit glorifies Jesus by
testifying. So then do we. What is this glory? Jesus himself who is the visible
Presence of the Father. Like the Spirit of truth, when we testify we also glorify.
(Source: Living Liturgy 2015)