Chúa Nhật thứ 18 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 18 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 18 ngày 01 tháng 08, thánh Anphongsô, Giám mục, tiến sĩ hội thánh, lnhớ.
Bài đọc: Gr 28, 1-17
Đáp ca:  Tv 118, 29. 43. 79. 80. 95. 102
Phúc âm: Mt 14, 13-21

Thứ Ba trong tuần 18 ngày 02 tháng 08
Bài đọc: Gr 30, 1-2. 12-15. 18-22
Đáp ca: Tv 101, 16-18. 19-21. 29 và 22-23
Phúc âm: Mt 14, 22-36

Thứ Tư trong tuần 18 ngày 03 tháng 08
Bài đọc: Gr 31, 1-7
Đáp ca: Gr 31, 10. 11-12ab. 13
Phúc âm: Mt 15, 21-28

Thứ Năm trong tuần 18 ngày 04 tháng 08, thánh Gioan Maria Vianney, Linh mục, lễ nhớ.
Bài đọc: Gr 31, 31-34
Đáp ca: Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19
Phúc âm: Mt 16, 13-23

Thứ Sáu trong tuần 18 ngày 05 tháng 08
Bài đọc: Nk 1, 15; 2, 2; 3, 1-3. 6-7
Đáp ca: Đnl 32, 35cd-36ab. 39. 41
Phúc âm: Mt 16, 24-28

Thứ Bảy trong tuần 18 ngày 06 tháng 08, lễ Chúa hiển dung.
Bài đọc 1: Đn 7, 9-10. 13-14  
Đáp ca: Tv 96, 1-2. 5-6. 9  
Bài đọc 2: 2 Pr 1, 16-19
Phúc âm: Lc 9, 28b-36

Chúa Nhật thứ 19 Thường niên năm C ngày 07 tháng 08
Bài đọc I: Kn 18, 6-9
Đáp ca: Tv 32, 1 và 12. 18-19. 20 và 22
Bài đọc II: Dt 11, 1-2, 8-19
Phúc âm: Lc 12, 32-48

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 19 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 12, 32-48

32 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước của Người cho anh em.
33 “Hãy bán tài sản của mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền không hề cũ rách, một kho tàng không thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm không bén mảng, mối mọt không đục phá. 34 Vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó.
35 “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. 36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay. 37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ. 38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ. 39 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu. 40 Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
41 Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?” 42 Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? 43 Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. 44 Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. 45 Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: ‘Còn lâu chủ ta mới về’, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, 46 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.
47 “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. 48 Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1.Mãi mãi Giáo Hội của Đức Kitô là một “đoàn chiên bé nhỏ”. Do đó, Giáo Hội phải luôn tin tưởng vào Vị Mục Tử của mình là Đức Kitô cũng như vào Chúa Cha. Sự tin tưởng đó phải được diễn tả ra bằng việc kiên trì sử dụng của cải vật chất mà tậu cho mình kho tàng đích thực trên trời.

2.Những con người, những tương quan, những sức mạnh thiên nhiên, các bệnh tật, các biến cố trong lịch sử… can thiệp dứt khoát vào cuộc sống của chúng ta và tìm cách chế ngự chúng ta. Đứng trước những sức mạnh và thế lực mà chúng ta cảm nhận rất rõ ấy, Thiên Chúa dường như ở xa và lại yếu đuối nữa. Chúng ta dám có thể cảm thấy mệt mỏi; dây liên kết chúng ta với Ngài ngày càng nên mong manh hơn, ngày càng ít ảnh hưởng trên đời sống chúng ta hơn. Chúng ta rất có thể để sang một bên nhiệm vụ mà Ngài đã giao phó cho ta và xử sự vô trách nhiệm theo tính ngẫu hứng. Hôm nay, Đức Giêsu lưu ý về những mối nguy ấy và cho biết Người sẽ ban gì cho những ai tỉnh thức và trung thành.

3.Tục ngữ có câu: “Xa mặt, cách lòng”. Chúng ta luôn cần có sự hiện diện của người khác, cần liên tục gặp gỡ người khác, để có một tương quan bền chặt và sống động với người ấy. Để sống trong tương quan mật thiết với Chúa Giêsu, chúng ta phải luôn hướng về Người bằng sự tỉnh thức và sẵn sàng. Cuộc sống của chúng ta phải luôn là một nỗ lực quy hướng về Người. Người có “xa mặt”, nhưng Người vẫn ở với “lòng” chúng ta; trái tim chúng ta phải “đầy” Người.

4.Hôm nay, bằng nhiều cách, Chúa Giêsu vẫn hiện diện: trong bánh và rượu là Mình và Máu Người; trong Lời Người; trong những người túng quẫn (x. Mt 25,31-46); trong mọi con người mà Người đã nắn đúc nên theo hình ảnh Người, mà càng ngày họ càng nên như thế do gặp gỡ sống động với Người. Chúng ta có thể và phải sống gắn bó mật thiết với Người. Khi đó, chúng ta đang tỉnh thức và sẵn sàng.

5.Chúa Giêsu không bắt chúng ta gắn bó với Người như những tên nô lệ, dù tư cách chúng ta đúng là như thế. Sự gắn bó với Người sẽ đưa tới niềm vui và hạnh phúc Người ban cho sau này. Người muốn chúng ta sống theo ý Người chỉ là để ban cho chúng ta tất cả.

6.Các thủ lãnh của cộng đoàn cũng được mời gọi suy nghĩ về cách mình đang chu toàn trách nhiệm. Các ngài phải “trung tín và khôn ngoan” trong khi thi hành bổn phận: Chúa Giêsu đã đặt các ngài lên coi sóc những người ở dưới quyền của Chúa để phục vụ họ. Đây là một trách nhiệm nặng nề vì đòi hỏi luôn luôn đúng giờ và trung tín; nếu họ lạm quyền, họ sẽ bị trừng phạt nặng nề. Chúng ta cầu nguyện nhiều cho các ngài.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Nineteenth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 12:32-48

Jesus said to his disciples: “Do not be afraid any longer, little flock, for your Father is pleased to give you the kingdom. Sell your belongings and give alms. Provide money bags for yourselves that do not wear out, an inexhaustible treasure in heaven that no thief can reach nor moth destroy. For where your treasure is, there also will your eart be.

“Gird your loins and light your lamps and be like servants who await their master’s return from a wedding, ready to open immediately when he comes and knocks. Blessed are those servants whom the master finds vigilant on his arrival. Amen, I say to you, he will gird himself, have them recline at table, and proceed to wait on them. And should he come in the second or third watch and find them prepared in this way,
blessed are those servants. Be sure of this: if the master of the house had known the hour when the thief was coming, he would not have let his house be broken into. You also must be prepared, for at an hour you do not expect, the Son of Man will come.”

Then Peter said, “Lord, is this parable meant for us or for everyone?” And the Lord replied, “Who, then, is the faithful and prudent steward whom the master will put in charge of his servants to distribute the food allowance at the proper time? Blessed is that servant whom his master on arrival finds doing so. Truly, I say to you, the master will put the servant in charge of all his property. But if that servant says to himself, ‘My master is delayed in coming,’ and begins to beat the menservants and the maidservants, to eat and drink and get drunk, then that servant’s master will come on an unexpected day and at an unknown hour and will punish the servant severely and assign him a place with the unfaithful. That servant who knew his master’s will but did not make preparations nor act in accord with his will shall be beaten severely; and the servant who was ignorant of his master’s will but acted in a way deserving of a severe beating shall be beaten only lightly. Much will be required of the person entrusted with much, and still more will be demanded of the person entrusted with more.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

Being busy is a good thing. It gets things done. It endears us to our employers. It fills time. Nonetheless, being busy can also have a negative side. We can keep ourselves so busy that we make ourselves sick, become depressed from lack of rest, don’t take time to look at a broader vision of life. We can get so wrapped up in what we are doing that who we are, our being, gets lost. Values, virtues, and vision are all associated with being. In this gospel, Jesus tells parables about what servants do while the master is absent. Beneath the obvious application of the parables, Jesus is teaching us a lesson about how we are to be. He is teaching us about who we are to be. In both of these parables about a master’s absence, the critical issue is what the servants do while the master is away. They must be vigilant for the “master’s return” and faithful in doing “the master’s will.” But this faithful doing does not necessarily make the servants good servants. They might be vigilant and faithful in doing the master’s will out of fear of punishment. What the servants do must flow from who they are, their very being. They must be connected with their master in such a way that their doing is indicative of more than duty. Their doing is indicative of their desire for a wholesome, healthy relationship that is beneficial to both master and servant. When this relationship is in place, then even when the master is absent, servants who have appropriated his way of life will act as if the master were present. To belong to Jesus’ household - God’s kingdom - we must appropriate Jesus’ way of life. We are to be his living, saving Presence. In us, he is never absent.

To the point:

In both of these parables about a master’s absence, the critical issue is what the servants do while the master is away. They must be vigilant for the “master’s return” and faithful in doing “the master’s will.” Even when the master is absent, servants who have appropriated his way of life will act as if the master were present. To belong to Jesus’ household - God’s kingdom - we must appropriate Jesus’ way of life. We are to be his living, saving Presence. In us, he is never absent.

(Source: Living Liturgy 2016)