Chúa Nhật thứ 21 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 21 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 21 ngày 22 tháng 8, Đức Maria Nữ Vương, lễ nhớ.
Bài đọc: 2 Tx 1,1-5.11b-12
Đáp ca: Tv 95,1-2a.2b-3.4-5
Phúc âm: Mt 23,13.15-22

Thứ Ba trong tuần 21 ngày 23 tháng 8
Bài đọc: 2 Tx 2, 1-3a. 13-16
Đáp ca: Tv 95, 10. 11-12a. 12b-13
Phúc âm: Mt 23, 23-26

Thứ Tư trong tuần 21 ngày 24 tháng 8, thánh Batolomeo tông đồ, lễ kính.
Bài đọc: Kh 21,9b-14
Đáp ca: Tv 144,10-11.12-13ab.17-18
Phúc âm: Ga 1,45-51

Thứ Năm trong tuần 21 ngày 25 tháng 8
Bài đọc: 1 Cr 1, 1-9
Đáp ca: Tv 144, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Mt 24, 42-51

Thứ Sáu trong tuần 21 ngày 26 tháng 8
Bài đọc: 1 Cr 1, 17-25
Đáp ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 10ab và 11
Phúc âm: Mt 25, 1-13

Thứ Bảy trong tuần 21 ngày 27 tháng 8, thánh Monica, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Cr 1,26-31
Đáp ca: Tv 32,12-13.18-19.20-21
Phúc âm: Mt 25,14-30

Chúa Nhật thứ 22 Thường niên năm C ngày 28 tháng 8
Bài đọc I: Hc 3,17-18.20.28-29
Đáp ca: Tv 67, 4-5ac. 6-7ab. 10-11
Bài đọc II: Hr 12, 18-19. 22-24a
Phúc âm: Lc 14, 1. 7-14

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 22 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 14, 1. 7-14

1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 8 “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho vị này.’ Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. 10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: ‘Xin mời ông bạn lên trên cho.’ Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. 11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
12 Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1.Những gì xuất hiện trong bài tường thuật (người ta chọn chỗ nhất) đã có những thiên hình vạn trạng tại mỗi mức sống của cuộc sống chung giữa con người với nhau và trong mỗi tầng lớp xã hội. Mỗi người nhắm lên cao và muốn cỡi lên đầu lên cổ kẻ khác. Thật khó mà nhìn nhận rằng người thân cận cũng có những quyền và giá trị như chúng ta. Chúng ta lại muốn rằng họ phải thấp kém hơn chúng ta. Dường như chúng ta chỉ chắc chắn về giá trị và tầm quan trọng của mình khi chúng ta có thể từ trên cao nhìn xuống người khác và có thể lượng định họ như là kém giá trị hơn chúng ta. Có một căn hộ lớn, có một xe hơi đẹp, có một địa vị khả quan, một người bạn đời đảm đang, những đứa con thông minh,…, tất cả những điều này đều tốt. Nhưng dường như tất cả những thứ này chỉ có giá trị khi người ta có thể đối chiếu với người khác, khi người ta có trhể cảm thấy và còn chứng minh được là mình hơn người khác! Người ta đua tranh tìm uy thế ngay cả trong lễ an táng và nơi nghĩa trang! 

2.Khao khát danh vọng, chức tước, uy quyền là chuyện không đáng kể đối với Thiên Chúa. Chúng ta không được dành sức lực và thì giờ cho việc ấy. Tất cả những việc ấy đều là bận tâm lo cho cái tối của mình, là một dạng ích kỷ. Chúng ta phải để cho Thiên Chúa phân phối các chỗ ngồi. Giá trị và tầm quan trọng của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc Thiên Chúa, chứ không tùy thuộc tham vọng cua chúng ta. Đức Maria đã hiểu như thế khi hát: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). Tuy nhiên, thật không dễ gì có được “não trạng” của Thiên Chúa!

3.Dựa vào những giáo huấn của Đức Giêsu tại những chỗ khác (Lc 18,9-14; 22,24-27), ta thấy rằng việc phục vụ và quan tâm đến thiện ích của người khác phải chiếm chỗ của tham vọng và bận tâm đến tầm quan trọng của chính mình. Tất cả năng lực được vận dụng vào việc duy trì và gia tăng hào quang của mình phải nhường chỗ cho việc phục vụ người khác, trước nhan Thiên Chúa.

4.Một nhóm nào đó được nhìn nhận là các thành viên có phẩm giá ngang nhau. Như thế, họ có thể hiệp thông và trao đổi với nhau. Điều này được diễn tả ra qua những lần mời nhau ăn tiệc. Cái vòng tròn các thân hữu được giới hạn, tức là có việc loại trừ. Tuy nhiên, Đức Giêsu dạy một điều khôn ngoan: Sau này, khi sống lại, ra trước mặt Thiên Chúa, mọi người sẽ ngang nhau. Do đó, nếu giờ đây, chúng ta loại trừ kẻ khác, thì chúng ta đang đặt mình vào nguy cơ không thể chung sống với họ trong ngày kẻ chết sống lại.

5.Thật ra, chúng ta không yêu thương những người nghèo để “xứng đáng” có một chỗ tốt hơn trên thiên đàng! Dù thế nào, chúng ta cũng không xứng đáng nhận điều gì cả; thiên đàng được ban không cho chúng ta. Phải yêu thương người nghèo chỉ vì một lý do duy nhất: bởi vì Đức Giêsu đã cho thấy rằng thật là tuyệt với khi có thể yêu thương như Thiên Chúa, không hề vì một liên hệ nào, không chờ đợi đáp trả. Khi yêu thương như thế, chúng ta nhận được phần thưởng cao quý nhất, đó là trở nên giống Cha trên trời, chúng ta trải nghiệm niềm vui của Ngài (x. Lc 6,35).

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-second Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 14:1, 7-14

On a sabbath Jesus went to dine at the home of one of the leading Pharisees, and the people there were observing him carefully.
He told a parable to those who had been invited, noticing how they were choosing the places of honor at the table. “When you are invited by someone to a wedding banquet, do not recline at table in the place of honor. A more distinguished guest than you may have been invited by him, and the host who invited both of you may approach you and say, ‘Give your place to this man,’ and then you would proceed with embarrassment to take the lowest place. Rather, when you are invited, go and take the lowest place so that when the host comes to you he may say, ‘My friend, move up to a higher position.’ Then you will enjoy the esteem of your companions at the table. For every one who exalts himself will be humbled, but the one who humbles himself will be exalted.” Then he said to the host who invited him, “When you hold a lunch or a dinner, do not invite your friends or your brothers or your relatives or your wealthy neighbors, in case they may invite you back and you have repayment. Rather, when you hold a banquet, invite the poor, the crippled, the lame, the blind; blessed indeed will you be because of their inability to repay you. For you will be repaid at the resurrection of the righteous.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

This Sunday’s gospel includes two related parables, one directed to banquet guests and the other to banquet hosts. However, the banquets in the parables are more than fine meals. At stake in these banquets is relationships and inclusivity. All are invited. All share in the one place of honor. All receive of the generosity of the divine Host who lavishes us with all good things. The first parable about wedding guests invites us to reflect on knowing ourselves in relation to others. The “wedding banquet” imagery of the gospel is eschatological imagery; that is, we might think of God as the host and the wedding banquet as the Lord’s heavenly banquet. We are all invited to the banquet (offered salvation); but we must remember that it is God who invites. Our own relation to God is as those who are poor; we cannot “buy” our own place in heaven. God invites us to this exalted position. God raises us up! By God’s choosing us we are raised up to share in divine riches and bestowed the great dignity of sharing in God’s very Life. If this is how God relates to us, then this is how the disciple relates to others. As God has bestowed dig- nity on us, so do we shower others with dignity. As God invites all of us, so do we invite all others into relationship with us that enlarges who we are and how we live. The second parable about hosts invites us to reflect on how we wish God to relate to us. We know we are poor (a metaphor for sinners). God doesn’t extend an invitation to the banquet only to those who seem worthy, but extends the invita- tion to all who would respond. No one is excluded from the ban- quet. Neither should we exclude others from our own attention and ministrations. If we wish God to invite us who are poor to the divine banquet, then we also extend ourselves to all others regardless of social, economic, reli- gious, sexual status or orientation. At Jesus’ “wedding banquet” all who hear and heed Jesus’ admonition to humility, inclusivity, and generosity sit in the one “place of honor.” There is one “place of honor” because we are all one Body in Christ. There needs to be only one place near our Host, symbolizing our unity and strength in his one Body. Further, we can never exhaust the gift of this “place of honor.” It is a share in the very Life and ministry of our Host. This “place of honor,” therefore, is not a limited space, a single seat, a physical arrangement of host and guests one to another. It is a spacious relationship of all of us to the risen Jesus that is a share in his divine Life. This “place of honor” is given to “the righteous,” all of us who have chosen to live and act as Jesus the Host. How blessed are we!

To the point:

At Jesus’ “wedding banquet” all who hear and heed Jesus’ ad- monition to humility, inclusivity, and generosity sit in the one “place of honor.” This “place of honor” is not a limited space, a single seat, a physical arrangement of host and guests one to another. It is a spacious relationship to the risen Jesus that is a share in his divine Life. It is given to “the righteous,” all those who have chosen to live and act as Jesus the Host. How blessed are they!

(Source: Living Liturgy 2016)