Chúa Nhật thứ 19 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 19 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 19 Thường niên ngày 08 tháng 08, thánh Đa minh O.P., Linh mục, lễ trọng.
Bài đọc: Ed 1, 2-5. 24 - 2, 1a
Đáp ca: Tv 148, 1-2. 11-12ab. 12c-14a. 14bcd
Phúc âm: Mt 17, 21-26 (Hl 22-27)

Thứ Ba trong tuần 19 Thường niên ngày 09 tháng 08
Bài đọc: Ed 2, 8 - 3, 4
Đáp ca: Tv 118, 14. 24. 72. 103. 111. 131
Phúc âm: Mt 18, 1-5. 10. 12-14

Thứ Tư trong tuần 19 Thường niên ngày 10 tháng 08, thánh Laurenxo, Phó tế, tử đạo, lễ kính.
Bài đọc: 2 Cr 9, 6-10
Đáp ca: Tv 111, 1-2. 5-6. 7-8. 9
Phúc âm: Ga 12, 24-26

Thứ Năm trong tuần 19 Thường niên ngày 11 tháng 08, thánh Clara trinh nữ, lễ nhớ.
Bài đọc: Ed 12, 1-12
Đáp ca: Tv 77, 56-57. 58-59. 61-62
Phúc âm: Mt 18, 21 - 19, 1

Thứ Sáu trong tuần 19 Thường niên ngày 12 tháng 08
Bài đọc: Ed 16, 1-15. 60. 63
Đáp ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Phúc âm: Mt 19, 3-12

Thứ Bảy trong tuần 19 Thường niên ngày 13 tháng 08
Bài đọc: Ed 18, 1-10. 13b. 30. 32
Đáp ca:  Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19
Phúc âm: Mt 19, 13-15

Chúa Nhật thứ 20 Thường niên năm C ngày 14 tháng 08
Bài đọc I: Gr 38, 4-6. 8-10
Đáp ca: Tv 39, 2. 3. 4. 18
Bài đọc II: Dt 12, 1-4
Phúc âm: Lc 12, 49-53

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 20 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 12, 49-53

49 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! 50 Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!
51 “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. 52 Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. 53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1.Như lửa có khả năng tẩy luyện, hoạt động của Đức Giêsu có thể thanh luyện con người chúng ta khỏi những tâm tình bất chính, và ban cho chúng ta Thánh Thần để Thánh Thần tiếp tục sưởi ấm và soi sáng chúng ta.

2.Đức Giêsu đang tiến về Giêrusalem để đi vào cuộc Thương Khó; tâm hồn Người khắc khoải. Chỉ qua cuộc Khổ Nạn–Phục Sinh, ơn cứu độ mới được ban cho loài người. Nhận ra được điều này, chúng ta được mời gọi bỏ đi những phương tiện dễ dãi, những phương tiện to lớn chúng ta đang dùng để bảo đảm mọi phương diện cuộc sống chúng ta. Ngoài ra, nếu muốn đốt lên trên trái đất một ngọn lửa như Đức Giêsu đã nhen lên, chúng ta không thể tránh né “phép rửa” Đức Giêsu đã chịu, tức phải chấp nhận đi qua tình trạng tự truất hữa và thất bại, chấp nhận hiến tặng cuộc sống chúng ta.

3.Qua cuộc gặp gỡ với Đấng chịu đóng đinh, các thần khí bị phân chia ra. Thánh Phaolô sẽ viết: “Chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy Lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1 Cr 1,23-24). Tất cả công trình và cuộc hành trình của Đức Giêsu nhắm đến một cuộc gặp gỡ mãnh liệt. Nhưng chính từ đây phát sinh chia rẽ và bất thuận.

4.Đức Giêsu không hề có ý phá hỏng các dây liên kết trong gia đình; trái lại Người vẫn khẳng định rằng hiếu thảo với cha mẹ là một điều răn của Thiên Chúa (x. Mc 7,10). Tuy nhiên, trong cuộc sống làm môn đệ Người, chúng ta phải tôn trọng một bậc thang các giá trị, chúng ta phải chấp nhận hy sinh tất cả mọi sự muốn ngăn cản chúng ta bước đi theo Người.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twentieth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 12:49-53

Jesus said to his disciples: I have come to set the earth on fire, and how I wish it were already blazing! There is a baptism with which I must be baptized, and how great is my anguish until it is accomplished! Do you think that I have come to establish peace on the earth? No, I tell you, but rather division. From now on a household of five will be divided, three against two and two against three; a father will be divided against his son and a son against his father, a mother against her daughter and a daughter against her mother, a mother-in-law against her daughter-in-law and a daughter-in-law against her mother-in-law.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

For whatever reason, we human beings seem to enjoy whatever has shock value. The greater the shock, the more attractive the incident. Media keep a story running so long as its shock value attracts viewers or readers. So much of TV fare has high ratings because it has high shock value. Crime dramas are more and more grisly. Sci-fi is more and more strangely bizarre. Comedies are more and more gross. Reality shows are more and more flagrant. Newscasts are more and more sensationalistic. Each season a show must top the previous season in its shock value. Eventually we become immune to the shock. It is merely entertainment. This Sunday’s gospel has a definite shock value about it. It speaks of things we tend to avoid in our lives: fire, anguish, division. What Jesus is teaching, however, is that to be faithful followers we must face some consequences of witnessing to the Good News we would naturally avoid. What we must learn in our faithful discipleship is that the Good News is as much in the fire, anguish, division as it is in the peace we ardently desire. This is surely a bad news, good news gospel. The bad news is that Jesus’ coming throws the world headlong into fire, anguish, division. The good news is that, in spite of Jesus speaking to the contrary, he does grant peace - to his disciples after his resurrection. His appearance after his resurrection to the fearful disciples includes the comforting gift, “Peace be with you.” Faithful discipleship, faithful witnessing to the Good News of salvation, includes both the peace and the suffering, misunderstanding, and anger that sometimes come from radically living the call to be faithful to God’s will, to be single-minded about continuing Jesus’ saving ministry, to live counter to what our world is trying to shock us into accepting. No, Jesus’ gift of peace does not eliminate the fire, anguish, and division that come from faithful discipleship. Their absence from our daily living might be something of a judgment that we are not living up to Gospel demands. But good comes out of the negative aftermath of our saying yes to God. These painful consequences of faithful living sharpen the choice each of us must make: to be “baptized” with Jesus into his suffering and death. And this choice is not made once and for all. It is a choice we make every day. It is a choice about how we wish to live. Bad news. Good news. We live with both. We make our life choice in face of both. We do not make our life choice for shock value. We make it for Gospel value.

To the point:

This is a bad news, good news gospel. The bad news is that Jesus’ coming throws the world headlong into fire, anguish, division. The good news is that, in spite of Jesus speaking to the contrary, he does grant peace - to his disciples after his resurrection. His gift of peace, however, does not eliminate the fire, anguish, and division. These painful consequences of faithful living sharpen the choice each of us must make: to be “baptized” with Jesus into his suffering and death. Bad news. Good news. We live with both. We make our life choice in face of both.

(Source: Living Liturgy 2016)