Chúa Nhật thứ 24 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 24 Thường niên năm C


Thứ Hai trong tuần 24 ngày 12 tháng 9

Bài đọc: 1 Cr 11, 17-26
Đáp ca: Tv 39, 7-8a. 8b-9. 10. 17
Phúc âm: Lc 7, 1-10

Thứ Ba trong tuần 24 ngày 13 tháng 9, thánh Gioan Kim Khẩu, GMTS hội thánh, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Cr 12, 12-14. 27-31a
Đáp ca: Tv 99, 2. 3. 4. 5
Phúc âm: Lc 7, 11-17

Thứ Tư trong tuần 24 ngày 14 tháng 9, lễ suy tôn Thánh giá, lễ kính.
Bài đọc 1: Ds 21, 4-9
Đáp ca: Tv 77, 1-2. 34-35. 36-37. 38
Bài đọc 2: Pl 2, 6-11
Phúc âm: Ga 3, 13-17

Thứ Năm trong tuần 24 ngày 15 tháng 9, lễ Đức Mẹ sầu bi, lễ kính. Tết trung thu.
Bài đọc: 1 Cr 15, 1-11
Đáp ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 28
Phúc âm: Ga 19, 25-27

Thứ Sáu trong tuần 24 ngày 16 tháng 9, thánh Cônêliô giáo hoàng và thánh Siprianô giám mục, tử đạo, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Cr 15, 12-20
Đáp ca: Tv 16, 1. 6-7. 8b và 15
Phúc âm: Lc 8, 1-3

Thứ Bảy trong tuần 24 ngày 17 tháng 9
Bài đọc: 1 Cr 15, 35-37. 42-49
Đáp ca: Tv 55, 10c-11. 12-13
Phúc âm: Lc 8, 4-15

Chúa Nhật thứ 25 Thường niên năm C ngày 18 tháng 9
Bài đọc I: Am 8, 4-7
Đáp ca: Tv 112, 1-2. 4-6. 7-8
Bài đọc II: 1 Tm 2, 1-8
Phúc âm: Lc 16, 10-13

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 25 Thường niên năm C


Phúc âm: Lc 16, 10-13

Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: 10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.11 Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?12 Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?
     13 “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Giêsu đã đến như ánh sáng thế gian. Ai theo Người, thì có ánh sáng, với điều kiện phải để cho ánh sáng hướng dẫn. Muốn sống như là “con cái ánh sáng”, các môn đệ Đức Giêsu phải để cho Người hướng dẫn. Các môn đệ Đức Giêsu thỉnh thoảng phải nghĩ đến tương lai của họ, để không bị bắt chợt mà trắng tay. Họ phải quan tâm không những đến tương lai gần, mà cả tương lai ở bên kia cái chết. Đó là nhắm đạt được những “cái lều vĩnh cửu”, túc sống hiệp thông bền vững với Thiên Chúa. Tương lai ấy, người ta đạt được hay bị mất, là do cách hành động trong hiện tại. Tương lai này, Đức Giêsu giúp các con cái ánh sáng đạt được, nhưng họ phải chuẩn bị bản thân bằng một cách sống biết tiên liệu. Chính họ cũng phải biết sử dụng của cải vật chất cách khéo léo và sao cho có thể đảm bảo tương lai, nhờ biết tạo cho mình những bạn hữu. Họ phải chứng tỏ họ là những người quản lý được tin cậy và trung tín trong những điều nhỏ nhất. Họ chỉ đạt được như thế nếu họ phục vụ Thiên Chúa chứ không phải tiền của.

2. Các Kitô hữu sống như “con cái ánh sáng” là có trái tim thuộc về Thiên Chúa. Ngài phải là Đức Chúa mà họ yêu mến và họ hướng tới. Chỉ khi đã khởi đi từ một quan hệ như thế với  Ngài, họ mới có thể có một tương quan đúng đắn với của cải trần thế và là tương quan bảo đảm tương lai cho họ. Ai nhìn nhận Thiên Chúa là Chúa tể thì cũng nhìn nhận Ngài là Chúa tất cả của cải vạt chất và biết rằng bản thân mình không phải là chủ tuyệt đối các của cải đó, nhưng chỉ là người quản lý.

3. Một người quản lý lệ thuộc chủ mình và chịu trách nhiệm trước mặt chủ. Anh không điều hành một của cải của riêng anh, nhưng một của cải của người khác, của cải được Thiên Chúa ký thác. Anh là người trung tín và đáng tin nếu anh biết đi theo ý muốn của chủ mình, chứ không cư xử theo tính ngẫu hứng. Tất cả các ý tưởng của anh phải nhắm đảm bảo sao cho chủ không bị thiệt hại gì cả, không có gì xảy ra ngược ý muốn của chủ. Qua tương quan với các của cải của chủ, người quản lý chứng tỏ giá trị của tương quan của mình với chủ. Như thế, các của cải trần thế đã được ký thác cho chúng ta là để thử lòng chúng ta. Như những người quản lý, qua các của cải ấy, chúng ta phải chứng tỏ tương quan của chúng ta với Thiên Chúa; chúng ta phải chứng tỏ lòng trung thành và khả tín của mình.

4. Chúng ta chứng tỏ mình biết sử dụng đúng dắn các của cải khi biết dùng của cải mà tạo cho mình những bạn hữu, do dùng của cải mà phục vụ người thân cận. Các của cải không được ban cho chúng ta để chúng ta hưởng thụ cách ích kỷ, nhưng là để chúng ta dùng trong chiều hướng nhắm đến tương lai, thể theo ý muốn của Thiên Chúa. Đức Giêsu nói đến của cải vật chất, nhưng điều Ngài nói cũng có giá trị cho mọi thứ của cải trần thế khác, như các khả năng tinh thần, các tài năng, kiến thức, học vấn… Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt và biết tiên liệu. Như thế, không thể phung phí của cải trần thế vào việc hưởng thụ trong hiện tại. Đàng khác, ai cho rằng mình có quyền bố trí các của cải theo ý mình, là sai lầm. Chúng ta được liên kết trước tiên vào Chúa. Chúng ta không phải là chủ nhân tự trị, nhưng chỉ là những quản lý các của cải của chúng ta. Và của cải được trao vào tay chúng ta là để chúng ta dùng mà phục vụ anh chị em. Chỉ khi đó, chúng ta mới đảm bảo được tương lai của mình.

5. Theo hình ảnh Đức Giêsu sử dụng, thời gian là khoảng khắc chọn lựa đối với mỗi một môn đệ. Thời gian không phải chỉ là những giây phút qua đi, nhưng là khoảng khắc cứu độ, cơ hội Thiên Chúa ban cho con người để cứu lấy chính mình. Đức Giêsu không có ý rao giảng rằng con người tự cứu lấy chính mình nhờ tài kháo và sức riêng, bởi vì ơn cứu độ hoàn toàn là ân sủng Thiên Chúa ban. Nhưng cũng đúng là con người phải lãnh trách nhiệm trong việc tận dụng những gì mình nhận được mà bảo đảm lấy ơn cứu độ.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-fifth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 16:10-13

Jesus said to his disciples: “The person who is trustworthy in very small matters is also trustworthy in great ones; and the person who is dishonest in very small matters is also dishonest in great ones. If, therefore, you are not trustworthy with dishonest wealth, who will trust you with true wealth? If you are not trustworthy with what belongs to another, who will give you what is yours? No servant can serve two masters. He will either hate one and love the other, or be devoted to one and despise the other. You cannot serve both God and mammon.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

This gospel puts to us a familiar and basic question: Whom do we serve? We have heard all our lives that we “cannot serve both God and mammon.” This is such a common gospel saying; we are very familiar with it. We interpret the “mammon” as money, wealth, possessions. The basic question nudges us to think of serving “mammon” in another way, in terms of serving self. We are our own greatest wealth, our greatest possession. But even we ourselves can get in the way of Gospel living. The challenge is to pay attention to how we are living and sincerely ask the basic question, Whom do we serve? Our answer might surprise us at times. The wily steward is clearly self-serving and decisive in doing what he thinks necessary for his own immediate well-being. But by acting in this way, he risks squandering his eternal well-being (“eternal dwellings”). To secure this, he needed to choose to serve God rather than self. Serving self keeps us mired in our immediate concerns, wants, needs. Serving God frees us to be decisive in doing what is necessary to secure the best for both this life and the next. The irony is that had the wily steward chosen to serve God and God alone, he would have, in fact, chosen to serve himself in the best way possible. By serving God and God alone he would have secured the only future worth having - eternal Life. So, the question for us remains, Whom do we serve? It is a critical and ongoing question for us. Only by serving God alone can we ever secure for ourselves a sure future: being “welcomed into eternal dwellings.” We must handle the things of this world and our daily actions in relation to what is eternal and with prudent decisiveness. Prudent decisiveness about our future means that we grow in our relationship to God, and that relationship is witnessed by the simple choices of our daily living. To put it simply, prudent decisiveness about our future means that God is truly at the center of our lives. Truly, we serve God and God alone.

To the point:

This gospel puts to us a basic question: Whom do we serve? The wily steward is clearly self-serving and decisive in doing what he thinks necessary for his own immediate well-being. But by acting in this way, he risks squandering his eternal well-being (“eternal dwellings”). To secure this, he needed to choose to serve God rather than self. The irony is that had he chosen to serve God and God alone, he would have, in fact, chosen to serve himself in the best way possible. So, the question for us remains, Whom do we serve?

(Source: Living Liturgy 2016)