Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 28 thường niên ngày 10 tháng 10
Bài đọc: Gl 4, 22-24. 26-27. 31 - 5, 1
Đáp ca: Tv 112, 1-2. 3-4. 5a và 6-7
Phúc âm: Lc 11, 29-32

Thứ Ba trong tuần 28 thường niên ngày 11 tháng 10
Bài đọc: Gl 4, 31b - 5, 6
Đáp ca: Tv 118, 41. 43. 44. 45. 47. 48
Phúc âm: Lc 11, 37-41

Thứ Tư trong tuần 28 thường niên ngày 12 tháng 10
Bài đọc: Gl 5, 18-25
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Lc 11, 42-46

Thứ Năm trong tuần 28 thường niên ngày 13 tháng 10
Bài đọc: Ep 1, 1-10
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6
Phúc âm: Lc 11, 47-54

Thứ Sáu trong tuần 28 thường niên ngày 14 tháng 10
Bài đọc: Ep 1, 11-14
Đáp ca: Tv 32, 1-2. 4-5. 12-13
Phúc âm: Lc 12, 1-7

Thứ Bảy trong tuần 28 thường niên ngày 15 tháng 10, thánh Têrêsa Avila, đồng trinh, TSHT, lễ nhớ.
Bài đọc: Ep 1, 15-23
Đáp ca: Tv 8, 2-3a. 4-5. 6-7
Phúc âm: Lc 12, 8-12

Chúa Nhật thứ 29 Thường niên năm C ngày 16 tháng 10
Bài đọc I: Xh 17, 8-13
Đáp ca: Tv 120, 1-2. 3-4. 5-6. 7-8
Bài đọc II: 2 Tm 3, 14 - 4, 2
Phúc âm: Lc 18, 1-8

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 29 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 18, 1-8

1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: ‘Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.’4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: ‘Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.’”
6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi?8 Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Người ta thường đặt ra các câu hỏi như sau: Việc cầu nguyện có giá trị gì chăng? Thiên Chúa có quan tâm đến người cầu nguyện không? Phải chăng lời cầu nguyện chỉ như hơi thở hòa vào trong  gió? Người ta hỏi như thế vì ghi nhận rằng dường như Thiên Chúa không phản ứng, và có biết bao người đã từng ngỏ lời với Ngài mà không nhận được sự trợ giúp của Ngài. Nếu lời cầu nguyện không có hiệu quả gì, thì nó có giá trị gì? Hợp lý nhất chẳng phải là ngưng cầu nguyện, để khỏi phí thì giờ sao? Tốt nhất không phải là tránh mọi ảo tưởng sao? Nếu đã không xoay trở được một mình hoặc không tìm được sự trợ giúp của người khác, chúng ta lại không phải suy ra rằng chúng ta cũng chẳng có thể trông mong gì được nơi Thiên Chúa sao? Đức Giêsu đã kể dụ ngôn Quan tòa bất chính để trả lời các vấn nạn này.

2. Nếu chúng ta cầu nguyện liên lỉ với Thiên Chúa, thì không phải là vì Thiên Chúa không quan tâm đến ta, nên ta phải quấy rầy Ngài. Thật ra khi đó, chúng ta sống được tương quan hiếu thảo với Ngài vì Ngài là Cha chúng ta, và ta cũng hiểu được chương trình Ngài đang theo để biết cộng tác vào. Thiên Chúa không phải là một quan tòa bất chính, hoàn toàn lãnh đạm đối với chúng ta, nhưng Ngài là Cha chúng ta, Ngài đồng hành với chúng ta với tất cả mối quan tâm từ phụ. Đối với Ngài, chúng ta không phải là những sinh vật vô nghĩa, không giá trị, mà là những kẻ Ngài tuyển chọn, những con cái được Ngài yêu thương. Tương quan này giữa Thiên Chúa và chúng ta là lý do khiến chúng ta không bao giờ được ngưng cầu nguyện; đã thế, chúng ta lại hoàn toàn có thể tin tưởng rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được chấp nhận. Do đó, không phải là vì Thiên Chúa, nhưng là vì chúng ta, chúng ta cần cầu nguyện kiên nhẫn, không ngừng.

3. Nếu chúng ta không cầu nguyện nữa, nếu chúng ta không tin tưởng Thiên Chúa nữa, chúng ta không nhìn nhận Ngài là Cha chúng ta và coi Ngài như là một Đấng bất lực hoặc như một nhà độc tài lãnh đạm. Do đó, cùng đi kèm với lời chúng ta cầu nguyện, phải có lòng tin của chúng ta đặt vào Thiên Chúa như là Cha chúng ta. Cho dù chúng ta có phải chờ đợi, cho dù chúng ta có không cảm nhận được sự gần kề của Thiên Chúa, cho dù lời chúng ta cầu nguyện có khi như rơi vào khoảng không, Thiên Chúa là và vẫn là Cha chúng ta. Chúng ta cần thưa gởi với Ngài, chúng ta phải duy trì cho sống động dây liên kết con cái với Chúa Cha. Nếu chúng ta ngưng cầu nguyện, mà coi việc cầu nguyện không có ý nghĩa, chúng ta cũng cắt đứt tương quan này. Ai không cầu nguyện nữa và chỉ cậy dựa vào sức riêng, người ấy độc lập đối với Thiên Chúa và loại trừ Ngài.

4. Bởi vì Ngài là Cha chúng ta, Thiên Chúa không thể không nhận lời chúng ta thỉnh cầu. Tuy nhiên, chúng ta không được quy định cho Ngài cách thức và thời điểm Ngài phải nhận lời chúng ta. Chỉ có một điều chúng ta biết chắc chắn, đó là Ngài sẽ minh xét cho chúng ta, sẽ cứu chúng ta. Ngài có thể thử thách chúng ta lâu dài, nhưng cũng có thể can thiệp rất nhanh, mà ta không ngờ. Dù thế nào, Ngài cũng không bao giờ bỏ chúng ta, không để chúng ta phải hư mất. Đối với Đức Giêsu, sự trợ giúp của Thiên Chúa là chuyện tuyệt đối chắc chắn, bởi vì quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa là những thực tại tuyệt đối chắc chắn. Chính vì thế, chắc chắn việc cầu nguyện vừa cần thiết vừa có ý nghĩa.

5. Nếu chúng ta không tin tưởng vào Thiên Chúa và loại trừ Ngài, chúng ta sẽ không được Ngài trợ giúp nữa, không phải vì Thiên Chúa không muốn giúp đỡ chúng ta, nhưng bởi vì chúng ta không mở lòng ra với Ngài để đón nhận Ngài. Do đó, câu hỏi của Đức Giêsu ở cuối bài Tin Mừng là một lời mời gọi chúng ta tin rằng nhờ đức tin và lời cầu nguyện, chúng ta luôn kết hợp với Thiên Chúa, và như thế, chúng ta sẵn sàng đón lấy sự trợ giúp và ơn cứu độ Ngài ban.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-ninth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 18:1-8

Jesus told his disciples a parable about the necessity for them to pray always without becoming weary. He said, “There was a judge in a certain town who neither feared God nor respected any human being. And a widow in that town used to come to him and say, ‘Render a just decision for me against my adversary.’ For a long time the judge was unwilling, but eventually he thought, ‘While it is true that I neither fear God nor respect any human being, because this widow keeps bothering me I shall deliver a just decision for her lest she finally come and strike me.’” The Lord said, “Pay attention to what the dishonest judge says. Will not God then secure the rights of his chosen ones who call out to him day and night? Will he be slow to answer them? I tell you, he will see to it that justice is done for them speedily. But when the Son of Man comes, will he find faith on earth?”

(http://www.usccb.org)

Reflection

In this gospel, every character mentioned is seeking justice. Justice as jurisprudence seeks to uphold the rights of all, to balance out differences, to apply uniformly principles of behavior and treatment. In our nation’s justice system, the widow of the gospel would probably be held in contempt of court for pestering the judge. The judge would probably be tried for corruption because of his dishonest ways of dealing with people. The widow seeks justice out of need; the judge renders justice out of exasperation. The widow’s persistence finally breaks down the judge. She has her day in court. She wins. And that seems to be the end of the story. We do not know what happens to the widow after she wins her case. But this is not the end of the gospel story. If, as humans, we seek to balance fairness, then how much more might we expect from God! God bestows justice out of love for God’s “chosen ones / who call out to him day and night.” The widow had a legal relationship with the judge that ended the moment he rendered a decision. Our persistence in prayer brings far more than some transitory alleviation of a wrong. We have a personal relationship with God that continually deepens as we “pray always.” God renders divine justice - divine-human relationship - out of the nature of who God is. God is relational, resting in the dynamic communion of the Three Persons of the Holy Trinity. Jesus is teaching
us that while our prayer tends to be about immediate needs, our life is about ultimate justice, permanent relationship, life-giving communion. Our persistence in prayer really is about a faith relationship with God that reveals we are God’s “chosen ones” who are in right relationship with God. This righteousness leads to eternal Life.

The gospel’s legal language of judge, judgment, and justice bring to mind the final judgment Jesus renders at his Second Coming. One way to prepare for this Second Coming and alleviate any fears we might have is to be persistent in faith-filled prayer. Our faith grows through persistence in prayer because through this kind of prayer we build a stronger relationship with God. When Jesus comes again, “will he find faith on earth?” Yes, if we are persistent in praying “always without becoming weary.” It seems persistence in prayer is a small price to pay for salvation and everlasting glory!

God faithfully hears and answers our prayer, “secur[ing] the rights of his chosen ones.” What are these rights? To be heard by God. To be answered by God. To be loved by God into the fullness of divine-human relationship. Persistence in prayer is such a small price to pay for the most Life-giving relationship we can have!

To the point:

In this gospel, the widow seeks justice out of need; the judge renders justice out of exasperation; God bestows justice out of love for God’s “chosen ones / who call out to him day and night.” The widow had a legal relationship with the judge that ended the moment he rendered a decision. We, however, have a personal relationship with God that continually deepens as we “pray always.” God faithfully hears and answers our prayer, “secur[ing] the rights of his chosen ones.” What are these rights? To be heard by God. To be answered by God. To be loved by God into the fullness of divine-human relationship.

(Source: Living Liturgy 2016)