Chúa Nhật thứ 25 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 25 Thường niên năm C


Thứ Hai trong tuần 25 ngày 19 tháng 9

Bài đọc: Cn 3, 27-34
Đáp ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Phúc âm: Lc 8, 16-18

Thứ Ba trong tuần 25 ngày 20 tháng 9, thánh Andrê Kim linh mục, thánh Phaolô Chong và các bạn tử đạo, lễ nhớ.
Bài đọc: Lc 16, 19-31
Đáp ca: Tv 118, 1. 27. 30. 34. 35. 44
Phúc âm: Lc 8, 19-21

Thứ Tư trong tuần 25 ngày 21 tháng 9, thánh Mátthêu tông đồ, lễ kính.
Bài đọc: Ep 4, 1-7. 11-13
Đáp ca: Tv 18, 2-3. 4-5
Phúc âm: Mt 9, 9-13

Thứ Năm trong tuần 25 ngày 22 tháng 9
Bài đọc: Gv 1, 2-11
Đáp ca: Tv 89, 3-4. 5-6. 12-13. 14 và 17
Phúc âm: Lc 9, 7-9

Thứ Sáu trong tuần 25 ngày 23 tháng 9, thánh Piô Piêtrelsina linh mục, lễ nhớ.
Bài đọc: Gv 3, 1-11
Đáp ca: Tv 143, 1a và 2abc. 3-4
Phúc âm: Lc 9, 18-22

Thứ Bảy trong tuần 25 ngày 24 tháng 9
Bài đọc: Gv 11, 9 - 12, 8
Đáp ca: Tv 89, 3-4. 5-6. 12-13. 14 và 17
Phúc âm: Lc 9, 44b-45

Chúa Nhật thứ 26 Thường niên năm C ngày 25 tháng 9
Bài đọc I: Am 6, 1a. 4-7
Đáp ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Bài đọc II: 1 Tm 6, 11-16
Phúc âm: Lc 16, 19-31

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 26 Thường niên năm C


Phúc âm: Lc 16, 19-31

19 “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình.20 Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu,21 thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.22 Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
     23 “Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ.24 Bấy giờ ông ta kêu lên: ‘Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!’25 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.26 Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.’
     27 “Ông nhà giàu nói: ‘Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con,28 vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!’29 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.’30 Ông nhà giàu nói: ‘Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.’31 Ông Áp-ra-ham đáp: ‘Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.’”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Hai người ở cách nhau có ít bước, thế mà dường như không gặp nhau. Ladarô cứ việc nằm vất vưởng đau bệnh trước cửa; ông nhà giàu biết anh, nhưng sống như không hề có Ladarô. Khi người ta tin tưởng vào tiện nghi, vào của cải, vào “phát triển”, người ta trở thành đui mù, không thấy người khác với các nhu cầu của họ. Sau này, ông nhà giàu không hề biện minh: Tôi không gây rắc rối gì cho Ladarô. Tôi tôn trọng quyền tự do của anh. Anh ta đâu có hề xin tôi điều gì! Ông biết ông đã sai khi không sống những điều Lời Chúa dạy.

2. Ông nhà giàu có tất cả mọi sự trên đời và dường như ông đã đạt được mục tiêu của cuộc đời. Nhưng chính cái chết cho hiểu rằng cuộc sống trần gian không phải là tất cả. Phải sống cuộc sống trần gian, phải sử dụng của cải vật chất thế nào, để sau khi chết, người ta đạt được cuộc sống viên mãn. Dĩ nhiên Đức Giêsu không muốn nói đến một vài sai lỗi nhất thời; Người dạy chúng ta về giá trị của chọn lựa căn bản: có những chọn lựa trong cuộc sống hôm nay rất hệ trọng, bởi vì liên hệ đến cuộc sống vĩnh cửu sau cái chết.

3. Ông nhà giàu chết, và phải chịu cực hình. Điều này không có nghĩa là chỉ nguyên vì ông có của cải trong cuộc sống trần gian, mà dứt khoát ông bị hành hạ trong thế giới bên kia. Nếu ông bị đau đớn là vì ông đã không biết sử dụng của cải cho khôn khéo, như đã được nói đến ở cc. 9,14-15. Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi xét lại xem chúng ta có chăng khả năng thấy nơi mỗi con người và nơi các nhóm người và các dân tộc, một Ladarô nghèo khó đang ở trước cửa nhà chúng ta. Chúng ta có nhận ra được những nhu cầu của họ chăng? Chúng ta đã và còn sẽ làm gì cho họ?

4. Sau khi chết, không còn có thể thay đổi được số phận nữa. Chính vì thế Đức Giêsu đã ra sức thúc bách người ta “thay đổi ngay bây giờ”. Không có một giáo huấn nào của Tân Ước cho thấy là ta còn có thể hoán cải sau khi chết. Lời Chúa có đó để hướng dẫn chúng ta đạt được cứu cánh của cuộc đời chúng ta. Muốn lắng nghe Lời Chúa, ta phải có con tim sẵn sàng và rộng mở. Nếu con tim đã trở nên đui mù và chai cứng vì ích kỷ, không quan tâm đến Thiên Chúa và người thân cận, thì các phép lạ và các sứ giả từ bên kia thế giới trở về cũng chẳng giúp lay tỉnh được.

5. Điều mà bài dụ ngôn lên án, đó là không biết nhận ra tình trạng của bản thân để thay đổi. Có một cuộc đời để đáp lại các tiếng gọi và có một lúc cuối cùng, vẫn còn có thể làm được điều gì đó. Người gian phi tại đồi Sọ đã có sự khôn ngoan đúng lúc. Trong một thoáng chốc, anh đã biết sử dụng Lời như một cái kềm để nhổ các cây đinh của cuộc sống gian ác của anh và nắm bắt được thiên đàng: “Giêsu ơi, xin nhớ đến tôi” (Lc 23,43).


(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-sixth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 16:19-31

Jesus said to the Pharisees: “There was a rich man who dressed in purple garments and fine linen and dined sumptuously each day. And lying at his door was a poor man named Lazarus, covered with sores, who would gladly have eaten his fill of the scraps that fell from the rich man's table. Dogs even used to come and lick his sores.
When the poor man died, he was carried away by angels to the bosom of Abraham. The rich man also died and was buried, and from the netherworld, where he was in torment, he raised his eyes and saw Abraham far off and Lazarus at his side. And he cried out, 'Father Abraham, have pity on me. Send Lazarus to dip the tip of his finger in water and cool my tongue, for I am suffering torment in these flames.' Abraham replied, ‘My child, remember that you received what was good during your lifetime while Lazarus likewise received what was bad; but now he is comforted here, whereas you are tormented. Moreover, between us and you a great chasm is established to prevent anyone from crossing who might wish to go from our side to yours or from your side to ours.’ He said, ‘Then I beg you, father, send him to my father’s house, for I have five brothers, so that he may warn them, lest they too come to this place of torment.' But Abraham replied, ‘They have Moses and the prophets. Let them listen to them.’ He said, ‘Oh no, father Abraham, but if someone from the dead goes to them, they will repent.’ Then Abraham said, ‘If they will not listen to Moses and the prophets, neither will they be persuaded if someone should rise from the dead.’”


(http://www.usccb.org)

Reflection

Someone who is “in our face” is bold and aggressive toward us about some- thing, won’t let go, keeps pushing. Sometimes our response is to shout at them to get out of our “personal space,” meaning the person is too close, invading us, pushing us too far. Sometimes it takes someone who is in our face to get us to see something important. Sometimes someone has to invade our personal space in order for us to see that person. And, sometimes, even someone being in our face or invading our personal space doesn’t capture our attention enough to make us notice. In this Sunday’s gospel, the poor man Lazarus is invading the rich man’s personal space—he is “lying at his door.” He is right there. He is in the rich man’s face. We can well imagine the rich man literally stepping over Lazarus. The rich man is so busy, so self-absorbed that Lazarus did not affect him. Until the rich man died and was tormented by his punishment for not responding to Lazarus. Only in torment does he notice Lazarus. He begs that the very man whom he ignored during his life should come to alleviate his torment, should bring him some cool water to ease him. Yet, he offered nothing to Lazarus while he was living. The rich man in torment also begs Abraham to send “some- one from the dead” to warn his five brothers to repent and change their way of living. In fact, during his earthly life, the rich man had “someone from the dead” warning him to repent and change—the sick, suffering, starving Lazarus “lying at his door” who was as good as “dead” to the rich man. The message of “Moses and the prophets” about how we are to live comes not only in the word of Scripture, but also through those lying at our door. And, unlike the rich man in the parable, we do have Someone among us who has “rise[n] from the dead.” We need only to listen. This is how we gain the insight to see those in need at our own door and choose how to respond. There is a great “chasm” between selfishness and self-surrender, between evil and good, between the lost and the saved. This chasm is a metaphor for lis- tening to God’s word and allowing ourselves to be guided by its demands. The time to respond decisively to God and others is now; after death it is too late. Indeed, “someone from the dead” has come to warn us. Who? Do we listen?
To the point:

The rich man in torment begs Abraham to send “someone from the dead” to warn his five brothers to repent and change their way of living. In fact, during his earthly life, the rich man had “someone from the dead” warning him to repent and change - the sick, suffering, starving Lazarus “lying at his door” who was as good as “dead” to the rich man. The message of “Moses and the prophets” about how we are to live comes not only in the word of Scripture, but also through those lying at our door. Indeed, “someone from the dead” has come to warn us. Who? Do we listen?

(Source: Living Liturgy 2016)