Bài đọc: G 1, 6-22
Đáp ca: Tv 16, 1. 2-3. 6-7
Phúc âm: Lc 9, 46-50
Thứ Ba trong tuần 26 Thường niên ngày 27 tháng 9, thánh Vinh
Sơn Phaolô, linh mục, lễ nhớ.
Bài đọc: G 3, 1-3. 11-17.
20-23
Đáp ca: Tv 87, 2-3. 4-5. 6.
7-8
Phúc âm: Lc 9, 51-56
Thứ Tư trong tuần 26 Thường
niên ngày 28 tháng 9
Bài đọc: G 9, 1-12. 14-16
Đáp ca: Tv 87, 10bc-11.
12-13. 14-15
Phúc âm: Lc 9, 57-62
Thứ Năm trong tuần 26 Thường
niên ngày 29 tháng 9, ba Tổng
Lãnh Thiên Thần Micae, Gabrie, và Raphae, lễ kính.
Bài đọc: Đn 7, 9-10. 13-14
Đáp ca:
Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 4-5
Phúc âm: Ga 1, 47-51
Thứ Sáu trong tuần 26 Thường
niên ngày 30 tháng 9, thánh
Giêrônimô, linh mục, TSHT, lễ nhớ.
Bài đọc: G 38, 1. 12-21; 39,
33-35
Đáp ca: Tv 138, 1-3. 7-8.
9-10. 13-14ab
Phúc âm: Lc 10, 13-16
Thứ Bảy trong tuần 26 Thường
niên ngày 1 tháng 10, thánh
Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, TSHT, lễ nhớ.
Bài đọc: G 42, 1-3. 5-6. 12-16
Đáp ca: Tv 118, 66. 71. 75. 91. 125. 130
Phúc âm: Lc 10, 17-24
Bài đọc I: Kb 1, 2-3; 2, 2-4
Đáp ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Bài đọc II: 2 Tm 1, 6-8, 13-14
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật 27 Thường niên năm C
Phúc âm: Lc 17, 5-10
5 Các Tông Đồ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin
cho chúng con.”6 Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh
em có bảo cây dâu này: ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ
vâng lời anh em.
7 “Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở
ngoài đồng về, lại bảo nó: ‘Mau vào ăn cơm đi’,8 chứ không bảo: ‘Hãy dọn cơm
cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau!’?9
Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao?10 Đối với
anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói:
Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy
thôi.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Đứng trước các trách nhiệm cũng như các khó khăn của cuộc đời, chúng
ta noi gương các tông đồ, không tránh né, không tìm cách giảm thiểu, nhưng xin
Chúa Giêsu ban thêm đức tin. Chúng ta xin Người giúp kết hợp sâu xa hơn với
Thiên Chúa. Chỉ duy Thiên Chúa mới có thế giúp đỡ chúng ta làm những việc mà
người đời nghĩ rằng sức con người không sao làm nổi.
2. Nhờ đức tin, người tín hữu mở lòng ra đón lấy sự giúp đỡ của Đức
Giêsu và như thế họ được chính quyền năng của Người đến hỗ trợ. Cho dù đức tin
của họ nhỏ bé, cho dù nó chỉ như một hạt cải, nếu nó thực sự là đức tin đặt nơi
Ngài, thì chính Thiên Chúa sẽ làm cho họ tiến tới. Điều cần thiết là họ không
khép lòng lại với Ngài, ít ra họ giơ bàn tay về phía Ngài. Thiên Chúa sẽ
không để họ phải té ngã. Ngài sẽ nắm chắc
bàn tay của họ và dẫn đưa họ tới đích.
3. Không chỉ khuyên chúng ta tin, Chúa Giêsu còn cầu nguyện cho niềm tin
của chúng ta, như Người đã từng nói với Phêrô: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để
anh khỏi mất lòng tin” (Lc 22,32). Bằng cách đó, Đức Giêsu đưa lời thỉnh cầu của
các môn đệ là được thêm lòng tin đến chỗ thành toàn viên mãn. Chính Người ngỏ lời
với Chúa Cha để gửi gắm các môn đệ. Chúng ta được mời gọi cầu nguyện cho mình,
cho nhau, đồng thời chúng ta cậy dựa vào lời chuyển cầu của Chúa Giêsu.
4. Khi đọc Dụ ngôn Người tôi tớ, chúng ta không nên đi lạc sang đề tài
“chủ nô” của triết học Tây phương, cũng đừng chạnh lòng về mặt luân lý mà cho rằng
Thiên Chúa chỉ coi chúng ta như những nô lệ! Trong Tin Mừng Luca, không thiếu
những đoạn văn nói về những tương quan và thái độ của Thiên Chúa đối với con
người với nội dung hoàn toàn khác (x. Lc 11,5; 15,3-7; 15,11-32; v.v.). Ở đây,
tác giả chỉ nhắc lại một hoàn cảnh quen thuộc với các thính giả để rút ra những
bài học thần học. Đó là: người tín hữu, người môn đệ hoặc người tông đồ phải có
thái độ khiêm tốn, mà không nô lệ, ở trước nhan Ngài, nhất là đối với những đề
nghị của Ngài.
5. Bởi vì Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng người môn đệ chỉ là một “tôi tớ” và
là tôi tớ “vô dụng”, chúng ta hiểu rằng: chu toàn các nhiệm vụ được giao phó
không nhất thiết bảo đảm cho phần rỗi của mình; khi đã làm tất cả những việc được
giao rồi, người môn đệ vẫn ý thức rằng cuộc sống đang chờ mình ở bên kia thế giới
cũng là một ân huệ. Như thế, quả thật, không có chỗ nào dành cho sự vênh vang,
tự hào tự mãn cả.
6. Đôi khi chúng ta có lối suy nghĩ y như thể nếu chúng ta cầu nguyện, nếu
chúng ta ra sức bước theo nẻo chính đường ngay, thì Thiên Chúa phải biết ơn
chúng ta. Quả thật, Thiên Chúa vui mừng về những cố gắng của chúng ta, nhưng
không phải vì thế mà chúng ta có thể tự hào rằng chúng ta đã làm cho Ngài vui
thích. Thiên Chúa không hề lệ thuộc vào bất cứ điều gì chúng ta làm cả. Ngài
không cần lời cầu nguyện của chúng ta, Ngài cũng không cần nỗ lực của chúng ta
để sống với người khác. Chính chúng ta mới cần sống cho tương hợp với ý nghĩa của
đời sống chúng ta, để trở thành những con người trung thực. Tuy nhiên, chúng ta
cũng biết rằng Thiên Chúa không bao giờ thua chúng ta về sự tốt lành và quảng đại.
Là Đức Chúa, Ngài sẽ cho các tôi tớ trung thành ngồi vào bàn ăn và phục vụ họ
(Lc 12,37).
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
Twenty-seventh Sunday in Ordinary
Time – Year C
Gospel: Lk 17:5-10
The apostles
said to the Lord, “Increase our faith.” The Lord
replied, “If you have faith
the size of a mustard seed, you would say to this
mulberry tree, ‘Be uprooted and
planted in the sea,’ and it would obey you.
“Who among
you would say to your servant who has just come in
from plowing or tending sheep in the field, ‘Come here immediately and take your place at
table’? Would he not rather
say to him, ‘Prepare something
for me to eat. Put on your apron and
wait on me while I eat and drink. You may eat and drink
when I am finished’? Is he grateful to
that servant because he did what was commanded? So should it be with you. When you have done all you have been
commanded, say, ‘We are
unprofitable servants; we have done what we
were obliged to do.’”
(http://www.usccb.org)
Reflection
We have great respect for people who are conscientious, fulfill their
duties, do all that is expected of them. More than even respect, we have great
awe for those who walk the extra mile, who reach out to others when this is not
required, who go beyond normal expectations. Going beyond expectations is an
enlargement of self that enables us to transcend boundaries and limits, and achieve
the seemingly impossible. People who do this can move mountains, can shake
foundations, can uproot a mulberry tree. These people inspire us, move us to
greater heroics, challenge us to stretch ourselves so that we become even
larger than life. These are people of great faith.
The apostles demand that Jesus increase their faith. Jesus responds that
even faith “the size of a mustard seed” is enough to do great things. The
“unprofitable servants” of Jesus’ gospel teaching simply do what they are
commanded - they do not go beyond normal expectations; they cannot uproot a
mulberry tree. To go beyond expectations, we must risk doing the impossible and
thereby become profitable servants. In this we align ourselves with God, become
able to do as God does. Being aligned with God: this is faith. Faith-filled
persons take what they have - whether little or great - and act. If we wait
until we think we have enough faith, we will never act. In the first example
about the mulberry tree, Jesus is saying that even a little faith is enough to
move this tree. The point about faith that Jesus makes is not that it be
measured; active and fruitful faith is not a matter of “how much.” But we must
use what we do have, because even a little bit gives us great power to
accomplish God’s work. We have this power not on our own, but because we give
ourselves over to God’s will and God’s ways. Faith is aligning ourselves with
God so that we can act with God’s power - then we can do the seemingly
impossible.
Faith is more than faithfulness, is more than doing all we have been commanded.
“Faith-filledness” is acting decisively as God would do. The faithful and
faith-filled disciple is the one who doesn’t wait for enough faith, but continues
to respond to the everyday and never-ending demands of discipleship. The Master
demands our service. And then gives us the faith to perform it well.
To the point:
The apostles demand that Jesus increase their faith. Jesus responds that
even faith “the size of a mustard seed” is enough to do great things. The
“unprofitable servants” of Jesus’ gospel teaching simply do what they are
commanded - they do not go beyond normal expectations; they cannot uproot a
mulberry tree. To go beyond expectations, we must risk doing the impossible and
thereby become profitable servants. In this we align ourselves with God, become
able to do as God does. Being aligned with God: this is faith.
(Source: Living Liturgy 2016)