Chúa Nhật thứ 3 TN năm A




Chúa Nhật thứ 3 TN năm A

Thứ Hai trong tuần 3 TN ngày 23 tháng 1
Bài đọc: Dt 9, 15. 24-28
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6.
Phúc âm: Mc 3, 22-30

Thứ Ba trong tuần 3 TN ngày 24 tháng 1
Bài đọc: Dt 10, 1-10
Đáp ca: Tv. 39,2 và 4ab, 7-8a, 7-9, 10, 11
Phúc âm: Mc 3,31-35

Thứ Tư trong tuần 3 TN ngày 25 tháng 1, Thánh Phaolô tông đồ trở lại. Lễ kính.
Bài đọc: Cv 22, 3-16
Đáp ca: Tv 116, 1. 2
Phúc âm: Mc 16, 15-18

Thứ Năm trong tuần 3 TN ngày 26 tháng 1, Thánh Timôthêu và Thánh Titô, Giám Mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: 2 Tm 1, 1-8
Đáp ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 7-8a. 10
Phúc âm: Mc 4, 21-25

Thứ Sáu trong tuần 3 TN ngày 27 tháng 1
Bài đọc: Dt 10, 32-39
Đáp ca: Tv 36, 3-4. 5-6. 23-24. 39-40
Phúc âm: Mc 4, 26-34

Thứ Bảy trong tuần 3 TN ngày 28 tháng 1, mồng 1 Tết âm lịch. Cầu bình an cho năm mới.
Bài đọc 1: Gen 1,14-18
Đáp ca: Tv 48, 2-3. 6-7. 8-10. 11. 17-18
Bài đọc 2: 1Cor 7,29-31
Phúc âm: Mt 11, 25-30

Chúa Nhật thứ 4 TN năm A ngày 29 tháng 1, mồng 2 Tết âm lịch. Cầu cho ông bà tổ tiên.
Bài đọc I: Xp 2, 3; 3, 12-13
Đáp ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10.
Bài đọc II: 1 Cr 1, 26-31
Phúc âm: Mt 5, 1-12a

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 4 TN năm A

Phúc âm: Mt 5, 1-12a

1 Thấy đám đông, Ðức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 2 Người mở miệng dạy họ rằng: 3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. 4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Hứa làm gia nghiệp. 5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. 6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. 7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. 8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. 9 Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. 10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. 11 Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. 12 Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Bất cứ ai sống trên trần gian đều mong ước có hạnh phúc. Đó là điều người ta cũng thường xuyên cầu chúc cho nhau (vào các dịp đại lễ, dịp đầu Năm Mới,…). Đức Kitô đã đến để chỉ cho người ta biết hạnh phúc đích thực nằm ở đâu, ai là những người thật sự hạnh phúc ở đời này. Không phải những người giàu có, nổi tiếng, oai phong hiển hách, mà là những người nghèo, khiêm tốn, ngay thẳng, biết thương người, xây dựng hòa bình, chịu bách hại,… mới hạnh phúc thật. Chẳng phải là Người muốn phá đổ các tiêu chí quen thuộc của loài người để gây chú ý đâu. Người chỉ muốn khẳng định lại cách sống con người phải theo để trở lại đúng với hình ảnh họ đã đánh mất khi phạm tội, để Thiên Chúa lại trở thành tất cả cho con người.

2. Sứ điệp của các Mối Phúc trước tiên là một sứ điệp về Thiên Chúa. Đây là điều Đức Giêsu nhắm khi loan báo lúc bắt đầu sứ vụ công khai: “Anh em hãy hối cải, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4,17). Sứ mạng của Đức Giêsu là giúp các thính giả nhận biết vị Thiên Chúa chân thật và quay về với Ngài. Các Mối Phúc cho thấy Thiên Chúa là Đấng nào, Ngài hành động ra sao, Ngài chờ đợi điều gì nơi con cái Ngài.

3. Các Mối Phúc công bố những thái độ và cách xử sự con người phải theo để được thuộc về Nước Trời, tức để được sống dưới quyền lãnh đạo của Thiên Chúa. Dựa theo thứ tự các Mối Phúc, chúng ta nhận ra rằng chúng ta được mời gọi luôn mở ra với Thiên Chúa (Mối Phúc 1, 2 và 3) và cương quyết thực hiện thánh ý Ngài (Mối Phúc 4), để có thể sống các Mối Phúc dấn thân phục vụ tha nhân (Mối Phúc 5, 6 và 7). Khi chấp nhận chịu bách hại (Mối Phúc 8) vì kiên trì sống theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta nên giống Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống, và Thiên Chúa sẽ hài lòng về chúng ta như vẫn hài lòng về Con yêu dấu của Ngài.[21] Thật ra, các Mối Phúc chỉ quy về có một Mối: trở nên giống Đức Kitô, bởi vì Người đã sống trọn các Mối Phúc này.

4. Mỗi Mối Phúc có một ý nghĩa và một tầm mức riêng, nhưng kết hợp với nhau như các yếu tố của một bản giao hưởng, làm nên chương trình sống cho người Kitô hữu. Như những ánh đèn tỏa sáng và hướng dẫn trong đêm tối, các Mối Phúc là những nẻo đường hy vọng cho nhân loại.

5. Hôm nay chúng ta mừng các thánh nam nữ là dịp để nhắc nhở ơn gọi của chúng ta là nên thánh. Ai cũng phải nên thánh. Nên thánh trong bổn phận. Nên thánh trong hy sinh vì lợi ích tha nhân. Nên thánh trong việc đón nhận thánh ý Chúa với lời xin vâng trọn vẹn. Nên thánh giữa dòng đời tục lụy là điều rất khó nhưng không phải là không có thể.

Nếu nên thánh là để lại cho đời những gương sáng, những hy sinh, những khước từ ham muốn tầm thường. Con đường nên thánh không khó. Vì nên thánh chỉ đơn giản là làm theo ý Chúa. Ý Chúa dạy chúng ta phải trung thành với bổn phận. Ý Chúa dạy chúng ta đừng để danh lợi thú sai khiến mình làm hại tha nhân. Ý Chúa bảo chúng ta đón nhận mọi sự với niềm tín thác nơi Chúa. Ý Chúa mời gọi chúng ta vui sống với phận mình. Và chắc chắn nên thánh luôn là con đường hoàn thiện mình trên con đường của tám mối phúc, của một lối sống để cho ý Chúa luôn thể hiện trong cuộc đời của mình.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fourth Sunday in Ordinary Time – Year A

Gospel: Mt 5:1-12a

When Jesus saw the crowds, he went up the mountain, and after he had sat down, his disciples came to him. He began to teach them, saying: "Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven. Blessed are they who mourn, for they will be comforted. Blessed are the meek, for they will inherit the land. Blessed are they who hunger and thirst for righteousness, for they will be satisfied. Blessed are the merciful, for they will be shown mercy. Blessed are the clean of heart, for they will see God. Blessed are the peacemakers, for they will be called children of God. Blessed are they who are persecuted for the sake of righteousness, for theirs is the kingdom of heaven. Blessed are you when they insult you and persecute you and utter every kind of evil against you falsely because of me. Rejoice and be glad, for your reward will be great in heaven."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Before his baptism by St. Ambrose at Easter in AD 387, St. Augustine went to northern Italy near Milan on a kind of retreat. While there he wrote a small work entitled The Happy Life in the form of a dialogue with various family members, a typical rhetorical style of the time. With his “dialogue partners” he establishes that all people wish to be happy but that happiness will not be found in material things one desires. Satisfying one desire, another simply emerges. Happiness is not fleeting but is permanent and, therefore, it can only be found in God who is everlasting. Augustine concludes the happy person is one who possesses God. Possessing God is a matter of living a good life, doing God’s will, and having a clean spirit. No doubt St. Augustine would have been familiar with the Beatitudes. He knew Scripture well. His conclusions about happiness square up well with the Beatitudes, which lead us away from ourselves and our own desires and toward God. The Beatitudes point to permanency; ultimately, “they will” lead to heaven, to everlasting Life, to seeing God. The “kingdom of heaven” is promised to those who seek the happiness, the blessedness that comes from possessing God. Jesus announces the blessings for those who live in “the kingdom of heaven.” In this he describes the qualities that mark true discipleship: poor in spirit, mourning loss, meek, seekers of justice, merciful, clean of heart, peacemakers, bearers of insults and persecution. To be so blessed, so happy, so fortunate requires letting go of self. All these qualities exhibit the self-emptying of Jesus himself. Blessedness is of, in, and with Jesus - and his followers. Our blessedness is both a quality of who we are and a blueprint for how we are to be and live as followers of Jesus. Happiness is a factor of how we relate to others - we are to be Jesus’ blessed Presence for others. Gospel living - taking seriously the Beatitudes - turns upside down the relationships people have with each other and invites a new world order that is the presence of God’s “kingdom of heaven.” And this pres- ence of God’s kingdom is not so much our own doing, as what God is accom- plishing in us. Happiness – blessedness - is God’s gift to those who seek God and do God’s will.

To the point:

Jesus announces the blessings for those who live in “the kingdom of heaven.” In this he describes the qualities that mark true discipleship: poor in spirit, mourning loss, meek, seekers of justice, merciful, clean of heart, peacemakers, bearers of insults and persecution. To be so blessed, so happy, so fortunate requires letting go of self. All these qualities exhibit the self-emptying of Jesus himself. Blessedness is of, in, and with Jesus - and his followers.

(Source: Living Liturgy 2017)