Chúa Nhật thứ 4 TN năm A




Chúa Nhật thứ 4 TN năm A

Thứ Hai trong tuần 4 TN ngày 30 tháng 1, Mồng 3 Tết, cầu cho công ăn việc làm.
Bài đọc 1: St  2, 4b-9. 15
Đáp ca: Tv 89, 2. 3-4. 5-6. 12-13. 14-16
Bài đọc 2: Cv 20, 32-35
Phúc âm: Ga 5, 16-20

Thứ Ba trong tuần 4 TN ngày 31 tháng 1, thánh Gioan Don Bosco. Lễ nhớ.
Bài đọc: Dt 12, 1-4
Đáp ca: Tv 21, 26b-27. 28 và 30. 31-32
Phúc âm: Mc 5, 21-43

Thứ Tư trong tuần 4 TN ngày 1 tháng 2
Bài đọc: Dt 12, 4-7. 11-15
Đáp ca: Tv. 102, 1-2, 13-14, 17-18a
Phúc âm: Mc 6,1-6

Thứ Năm trong tuần 4 TN ngày 2 tháng 2, lễ Ðức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Ðền Thánh. Lễ kính.
Bài đọc 1: Ml 3, 1-4
Đáp ca: Tv 23, 7. 8. 9. 10
Bài đọc 2: Dt 2, 14-18
Phúc âm: Lc 2, 22-32

Thứ Sáu trong tuần 4 TN ngày 3 tháng 2
Bài đọc: Dt 13, 1-8
Đáp ca: Tv 26, 1. 3. 5. 8b-9abc
Phúc âm: Mc 6, 14-29

Thứ Bảy trong tuần 4 TN ngày 4 tháng 2
Bài đọc: Dt 13, 15-17, 20-21
Đáp ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Phúc âm: Mc 6, 30-34

Chúa Nhật thứ 5 TN năm A ngày 5 tháng 2
Bài đọc I: Is 58, 7-10
Đáp ca: Tv 111, 4-5. 6-7. 8a và 9
Bài đọc II: 1 Cr 2, 1-5
Phúc âm: Mt 5, 13-16

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 5 TN năm A

Phúc âm: Mt 5, 13-16

13 "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. 14 "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. 15 Cũng chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. 16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Muối tăng thêm hương vị; muối thấm vào thực phẩm để giữ cho khỏi hư thối. Muối hòa tan ra, và được phân phối trong tất cả khối lương thực. Muối có mặt khắp nơi trong khối lượng thực, nhưng muối vẫn là muối, thì mới giữ được giá trị và tính hữu hiệu của mình. Giống như muối, các môn đệ Đức Giêsu phải hiện diện trong môi trường và liên kết với môi trường. Nhưng họ phải cứ là muối, phải bảo toàn được cách cách thức sống của Cha họ (5,48). Muối không phải là một viên ngọc, một nén bạc phải được cất giữ hoặc đưa ra mà làm cho sinh lãi, nhưng là một chất gia vị. Nó sinh tác dụng khi nó chấp nhận “tự hủy” đi, hòa tan vào thực phẩm. Kitô hữu là muối cho đời, bởi vì người ấy không được kêu gọi đi vào một cuộc sống tách biệt, xa rời những người khác, nhưng bởi vì người ấy biết tan biến mình đi trong đại gia đình nhân loại để hỗ trợ bất cứ ai cần. Hình ảnh muối chống lại mọi thứ tinh thần phân lập (separatism) kiểu Pharisêu và gợi đến dụ ngôn men vui trong bột (13,23). Kitô hữu không những là người của những người khác, mà còn được gọi sống với những người khác, theo chiều hướng của Đức Kitô (bạn của người tội lỗi và thu thuế: 11,19).

2. Hình ảnh của ánh sáng đi song song với hình ảnh muối, vì ánh sáng cũng ảnh hưởng trên cuộc sống của con người. Không có ánh sáng, thì không thể có sự sống; mọi sự chìm vào trong bóng tối và trở nên hỗn độn (x. St 1,1). Như thế, trách nhiệm của người Kitô hữu là không thể lường được. Nếu sự dữ không lui đi, là vì ánh sáng phải đánh đuổi sự dữ đi lại quá yếu hoặc tệ hại hơn nữa, lại tắt mất rồi!

3. Các môn đệ của Đức Giêsu phải đói khát sự công chính, đói khát lối xử sự công chính (5,6), và đó là mối quan tâm đầu tiên của họ. Cách xử sự này là hình thức căn bản qua đó họ làm chứng về Thiên Chúa Cha. Xuyên qua lối xử sự của họ, các môn đệ phải đưa loài người đến chỗ quan tâm, suy nghĩ và tự hỏi, sao cho cuối cùng loài người cũng hòa với  họ trong việc ca ngợi Thiên Chúa. Vậy các môn đệ phải bắt chước cách xử sự của Chúa Cha. Chỉ như thế thì qua lối sống của họ, bản chất của Chúa Cha mới được mạc khải ra và nhận biết. Nhờ những người sống như là con của Ngài, Thiên Chúa muốn được nhìn nhận như là Cha nhân lành và  lôi kéo càng ngày càng nhiều người đến với Ngài.

4. Các môn đệ Đức Giêsu phải là một điểm quy chiếu và là ánh sáng, làm cho mỗi sự vật xuất hiện ra trong bộ mặt thật của nó và trong giá trị thật của nó. Do đó, họ phải ở vào một vị trí dễ thấy. Kitô hữu không được quên và càng không được cắt đứt sự thông truyền các ân ban mình đang có cho kẻ khác. Họ không được chạy lung tung để tìm người theo phe mình. Họ cũng không được rút lui vào tình trạng vô danh hoặc náu mình vào trong đám đông. Chỉ khi họ có thể thấy được, chứ không đi trốn hoặc đi ngụy trang, thì nhờ họ, Thiên Chúa mới có thể được nhận biết như là Cha nhân lành. Chỉ có lòng nhân ái, lòng tốt, tình yêu, tinh thần phục vụ mới có thể trở thành ánh sáng cho người khác.

5. Môn đệ Đức Kitô phải là một ngọn đèn đặt trên đế để soi chiếu cho mọi người trong nhà. Ở vào vị trí sao cho người ta thấy được mình thì hoàn toàn khác với việc tìm cách khoe mình (x. 6,1-18) vì những động lực khác. Chúng ta phải cho thấy các việc tốt đã làm không phải để được người ta khen ngợi (6,2), nhưng để cho nhờ ta trung thành sống bản tính con Thiên Chúa trước mắt người khác, Thiên Chúa được khen ngợi (5,16).

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fifth Sunday in Ordinary Time – Year A

Gospel: Mt 5:13-16

Jesus said to his disciples: "You are the salt of the earth. But if salt loses its taste, with what can it be seasoned? It is no longer good for anything but to be thrown out and trampled underfoot. You are the light of the world. A city set on a mountain cannot be hidden. Nor do they light a lamp and then put it under a bushel basket; it is set on a lampstand, where it gives light to all in the house.
Just so, your light must shine before others, that they may see your good deeds and glorify your heavenly Father."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Before the days of well-stocked supermarket shelves, salt was an expensive and coveted commodity. It was the one thing that couldn’t be grown or produced locally; it had to be bought. Salt does more than make foods tastier. It is a preservative, very necessary before the age of electricity, refrigerators, and freezers. It is an essential nutrient for the body. In times gone by, salt licks were natural deposits of salt where wild animals would instinctively gather and so salt licks became natural hunting grounds for humans. Before the days of widespread electricity and the lightbulb, dispelling darkness was limited and limiting. Poor people who could not afford candles, oil for lamps, or even firewood for a fire would go to bed with sundown and darkness. For those who could afford oil for one lamp or a single candle, the light emitted was rather dim, adequate only to see large objects unless one was very close to the source of light. Jesus uses salt and light, two things common and necessary for enhanced life, to describe the essential gifts discipleship brings to the world. Disciples are to be salt and light for others. In this gospel Jesus calls us to assess whether our discipleship has lost its potency because our salt has become flat and our light has become dim. The good news is that no matter how bland or dim our dis- cipleship, Christ never throws us out, tramples us underfoot, or hides us. Here is the twist of the gospel: Jesus calls disciples to be “the salt of the earth” and the “light of the world,” yet to be such, Christ must first be our salt and light. We need first to encounter Christ who always remains with us, making it possible for us to mature in our discipleship. We can be faithful disciples - salt that seasons others in Gospel living, and light that dispels the darkness of uncertainty and lack of clear direction - when, as the disciples in the gospel, we listen to Jesus and allow him to guide us. To be fruitful disciples, the first relationship we must foster is with Jesus. This relationship ensures that we are not just any salt or any light, but that of Christ. Disciples do not act alone, but are always instruments in God’s hand who, through God’s power acting in them, do good for others. We are the salt licks attracting others to Christ; we are the light that makes clear for others the way to Christ.

To the point:

In this gospel Jesus calls us to assess whether our discipleship has lost its potency because our salt has become flat and our light has become dim. The good news is that no matter how bland or dim our discipleship, Christ never throws us out, tramples us underfoot, or hides us. Christ is our salt and light, remaining always with us, making it possible for us to mature in our discipleship.

(Source: Living Liturgy 2017)