Chúa Nhật thứ 7 TN năm A


Chúa Nhật thứ 7 TN năm A

Thứ Hai trong tuần 7 TN ngày 20 tháng 2
Bài đọc: Hc 1, 1-10
Đáp ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Phúc âm: Mc 9, 13-28

Thứ Ba trong tuần 7 TN ngày 21 tháng 2
Bài đọc: Hc 2, 1-13
Đáp ca: Tv 36, 3-4. 18-19. 27-28. 39-40.
Phúc âm: Mc 9, 29-36

Thứ Tư trong tuần 7 TN ngày 22 tháng 2, lễ lập Tông Tòa Thánh Phêrô. Lễ kính.
Bài đọc: 1 Pr 5, 1-4
Đáp ca: Tv 22, 1-3. 4. 5. 6
Phúc âm: Mt 16, 13-19

Thứ Năm trong tuần 7 TN ngày 23 tháng 2
Bài đọc: Hc 5, 1-10
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Mc 9, 40-49

Thứ Sáu trong tuần 7 TN ngày 24 tháng 2
Bài đọc: Hc 6, 5-17
Đáp ca: Tv 118, 12. 16. 18. 27. 34. 35.
Phúc âm: Mc 10, 1-12

Thứ Bảy trong tuần 7 TN ngày 25 tháng 2
Bài đọc: Hc 17, 1-13
Đáp ca: Tv 102, 13-14. 15-16. 17-18a.
Phúc âm: Mc 10, 13-16

Chúa Nhật thứ 8 TN năm A ngày 26 tháng 2
Bài đọc I: Is 49, 14-15
Đáp ca: Tv 61, 2-3. 6-7. 8-9ab.
Bài đọc II: 1 Cr 4, 1-5
Phúc âm: Mt 6, 24-34

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 8 TN năm A

Phúc âm: Mt 6, 24-34

24 "Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. 25 "Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? 26 Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? 27 Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? 28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; 29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. 30 Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! 31 Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây? 32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. 33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho. 34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Tác giả Mt có trước mắt tình cảnh tuyệt vọng của những người đói khát và nỗi lo lắng của đám đông những người nghèo túng. Ngài nhắc cho họ nhớ đến lòng nhân lành, lòng quảng đại của Đấng Tạo hóa. Tuy nhiên, tác giả không cổ võ sự biếng nhác, ăn bám, ươn lười, nhưng là sự năng nổ, khi nhớ rằng Thiên Chúa đã ký thác vũ trụ cho con người làm chủ (x. St 1,27-28).

2. Nhiệm vụ trần thế phát xuất từ Thiên Chúa, mà Thiên Chúa thì không miễn chuẩn cho con người khỏi phải tìm kiếm, khỏi phải mệt nhọc, băn khoăn nhằm giải phóng đất đai khỏi sỏi đá gai góc và làm cho nó nên phì nhiêu mà sinh hoa kết quả (St 2–3). Tìm ra những cách thức tốt mà làm việc có thể là dấu chỉ về tình yêu đối với Thiên Chúa và người anh em rõ ràng hơn là sự “tách biệt khỏi các sự vật”, bởi vì người ta đang đưa đến chỗ hoàn tất công trình mà Đấng Tạo hóa đã ký thác cho loài người.

3. Khi bảo chúng ta chọn Thiên Chúa làm chủ nhân duy nhất, Đức Giêsu không hề có ý nói là Thiên Chúa cần chúng ta, hoặc Thiên Chúa muốn dùng chúng ta làm gì cho Ngài. Lý do duy nhất, đó là chúng ta không thể tìm được hạnh phúc ở bên ngoài Thiên Chúa. Ngài là của cải vô biên, còn chúng ta là sự nghèo nàn vô biên. Do đó, đòi hỏi này cuối cùng lại là một cách Thiên Chúa tỏ bày tình yêu đối với chúng ta. Thiên Chúa đoái thương nghiêng mình xuống trên chúng ta là thọ tạo của Ngai, và dùng tiếng nói của Đức Giêsu mà nhắc lại cho chúng ta nhớ định mệnh đích thực của chúng ta.

4. Hội Thánh hôm nay phải đặt mình trước đòi hỏi sống niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, rồi tự hỏi: sự nghèo khó, việc sống ơn gọi, hoặc sự từ bỏ việc làm có thể có ý nghĩa gì trong việc phụng sự Nước Thiên Chúa. Bản văn không cung cấp một giải pháp, nhưng cho những hướng phải theo và mở chúng ta ra với những chọn lựa mà chính chúng ta phải cân nhắc để đi đến quyết định.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Eighth Sunday in Ordinary Time – Year A

Gospel: Mt 6:24-34

Jesus said to his disciples: "No one can serve two masters. He will either hate one and love the other, or be devoted to one and despise the other. You cannot serve God and mammon.

"Therefore I tell you, do not worry about your life, what you will eat or drink, or about your body, what you will wear. Is not life more than food and the body more than clothing? Look at the birds in the sky; they do not sow or reap, they gather nothing into barns, yet your heavenly Father feeds them. Are not you more important than they? Can any of you by worrying add a single moment to your life-span? Why are you anxious about clothes? Learn from the way the wild flowers grow. They do not work or spin. But I tell you that not even Solomon in all his splendor was clothed like one of them. If God so clothes the grass of the field, which grows today and is thrown into the oven tomorrow, will he not much more provide for you, O you of little faith? So do not worry and say, 'What are we to eat?' or 'What are we to drink?'or 'What are we to wear?' All these things the pagans seek. Your heavenly Father knows that you need them all. But seek first the kingdom of God and his righteousness, and all these things will be given you besides. Do not worry about tomorrow; tomorrow will take care of itself. Sufficient for a day is its own evil."

(http://www.usccb.org)

Reflection

This gospel is full of questions, just as our everyday living is. We struggle with providing for our needs, having enough for retirement, worrying about paying mounting bills. And so we often ask, how will we manage? Where will we be in ten years? How can we not worry? Amidst the myriad questions that fill this gospel and daily living, we must strike a balance between having an overly confident trust in ourselves and our own abilities, on the one hand, and not having too naive a dependence on God on the other hand. Everyday living requires that we both engage with providing ourselves with what we need as well as turning ourselves to God who provides all. It’s all about perspective and Jesus tells us what is a proper perspective: we are to “seek first the kingdom of God and his righteousness.” In all we do, we must keep God and right relationship before us as our guiding perspective. The issue of the gospel is not our time and concerns; the issue is who or what master controls our decisions and their outcomes. Beginning with the conviction that God cares and provides for us, our only overriding worry ought to be how strong we seek God and divine righteousness. It is natural to worry about immediate things that affect our daily living like food and shelter, job security and paying bills. We usually don’t worry about ultimate things. Our own short- sightedness can leave us quite impoverished. Jesus challenges us to a longer view: “seek first the kingdom of God and his righteousness.” With this perspective our wealth is assured, but it is not a wealth counted by met needs, worry-free security, or material possessions. The wealth God offers is the Life given those embraced by God’s tender love - Life lived today, tomor- row, and for eternity. Jesus tells us that we cannot serve “two masters.” Clearly, he is pitting exclusive concern (“worry”) with ourselves, our wants, our needs against singlemindedly seeking “the kingdom of God and his righteousness.” We are not to neglect our legitimate needs, but to keep them in proper perspective. We must “not worry” but look beyond today and even tomorrow. In everything we do, we must serve only one Master, the God who lavishly provides and cares for us - today, tomorrow, and even unto fullness of Life forever.

To the point:

In this gospel Jesus tells us that we cannot serve “two masters.” Clearly, he is pitting exclusive concern (“worry”) with ourselves, our wants, our needs against single-mindedly seeking “the kingdom of God and his righteousness.” We are not to neglect our legitimate needs, but to keep them in proper perspective. We must “not worry” but look beyond today and even tomorrow. In everything we do, we must serve only one Master, the God who lavishly pro- vides and cares for us - today, tomorrow, and even unto fullness of Life forever.

(Source: Living Liturgy 2017)