Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh năm A




Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh năm A

Thứ Hai trong tuần 3 PS ngày 1 tháng 5
Bài đọc: Cv 6, 8-15
Đáp ca: Tv 118, 23-24. 26-27. 29-30
Phúc âm: Ga 6, 22-29

Thứ Ba trong tuần 3 PS ngày 2 tháng 5
Bài đọc: Cv 7, 51-59
Đáp ca: Tv 30, 3cd-4. 6ab và 7b và 8a. 17 và 21ab
Phúc âm: Ga 6, 30-35

Thứ Tư trong tuần 3 PS ngày 3 tháng 5, thánh Philípphê và Giacôbê tông đồ. Lễ kính.
Bài đọc: 1 Cr 15, 1-8
Đáp ca: Tv 18, 2-3. 4-5
Phúc âm: Ga 14, 6-14

Thứ Năm trong tuần 3 PS ngày 4 tháng 5
Bài đọc: Cv 8, 26-40
Đáp ca: Tv 65, 8-9. 16-17. 20
Phúc âm: Ga 6, 44-51

Thứ Sáu trong tuần 3 PS ngày 5 tháng 5
Bài đọc: Cv 9, 1-20
Đáp ca: Tv 116, 1. 2
Phúc âm: Ga 6, 53-60

Thứ Bảy trong tuần 3 PS ngày 6 tháng 5
Bài đọc: Cv 9, 31-42
Đáp ca: Tv 115, 12-13. 14-15. 16-17
Phúc âm: Ga 6, 61-70

Chúa Nhật thứ 4 Phục Sinh năm A ngày 7 tháng 5
Bài đọc I: Cv 2, 14a. 36-41
Đáp ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Bài đọc II: 1 Pr 2, 20b-25
Phúc âm: Ga 10, 1-10

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm A

Phúc âm: Ga 10, 1-10

1 "Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. 2 Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. 3 Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. 4 Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. 5 Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ". 6 Ðức Giêsu kể cho họ nghe dụ ngôn đó. Nhưng họ không hiểu những điều người nói với họ. 7 Vậy, Ðức Giêsu lại nói: "Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào. 8 Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không theo họ. 9 Tôi là cửa Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ. 10 Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Người Pharisêu cho rằng họ hướng dẫn những người khác nhân danh Thiên Chúa; họ rất ghen tị về sự tín nhiệm dân chúng dành cho Đức Giêsu, khiến họ bị mất uy tín thiêng liêng. Vậy giữa họ và Đức Giêsu, có một xung đột về ảnh hưởng. Qua các lời được bài Tin Mừng hôm nay ghi lại, Đức Giêsu xác định cho họ biết đâu là ảnh hưởng mà người Pharisêu đang tạo ra trên đàn chiên Israel và đâu là ảnh hưởng mà chính Người đang tạo ra.

2. Đức Giêsu là cửa. Người không loại trừ ai khỏi ơn cứu độ, “Người đã đến là để cho mọi người được sống dồi dào”, kể cả những người Pharisêu đang tìm cách loại trừ Người. Khi khẳng định như vậy, Người muốn cho biết rằng chỉ mình Người mới có thể thông ban ơn cứu độ. Người ta không thể đi vào cạnh tranh với Người. Người là cửa duy nhất đưa đến ơn cứu độ mà tất cả phải chấp nhận đi qua, không ai được miễn chuẩn, dù là những người có một uy quyền hay một thẩm quyền thiêng liêng trong cộng đoàn tín hữu.

3. Xét lại lối sống của chúng ta hôm nay, chúng ta có yên tâm rằng chúng ta đang đi theo Đức Giêsu, vị Mục Tử duy nhất? Và những tiêu chuẩn để xét lại đời sống là: nhận biết tiếng Người và đi theo Người, không nhận biết tiếng mục tử lạ và tránh xa mục tử ấy, đi qua cửa ràn chiên, đang nhận sự sống do chính Mục Tử chân chính cung cấp. Là con chiên, các Kitô hữu cũng là mục tử trong quan hệ với người khác: phải giúp người khác tìm được hạnh phúc trong đời họ, phải dấn thân bảo vệ các quyền căn bản của con người.

4. Hôm nay chúng ta cũng cầu nguyện để Thiên Chúa ban thêm cho có những mục tử xứng đáng thay mặt Đức Giêsu, Vị Mục Tử chân thật. Các ngài rao giảng về Chúa Kitô và ơn cứu độ, các ngài nói về và bảo vệ nhân quyền. Để có thể là một mục tử xứng đáng, một vị lãnh đạo trong Họi Thánh cũng phải sống tư cách con chiên của Đức Giêsu, cũng ra vào qua cửa ấy và nhận được lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fourth Sunday of Easter – Year A

Gospel: Jn 10:1-10

Jesus said: "Amen, amen, I say to you, whoever does not enter a sheepfold through the gate but climbs over elsewhere is a thief and a robber. But whoever enters through the gate is the shepherd of the sheep. The gatekeeper opens it for him, and the sheep hear his voice, as the shepherd calls his own sheep by name and leads them out. When he has driven out all his own, he walks ahead of them, and the sheep follow him, because they recognize his voice. But they will not follow a stranger; they will run away from him, because they do not recognize the voice of strangers." Although Jesus used this figure of speech, the Pharisees did not realize what he was trying to tell them.

So Jesus said again, "Amen, amen, I say to you, I am the gate for the sheep. All who came before me are thieves and robbers, but the sheep did not listen to them. I am the gate. Whoever enters through me will be saved, and will come in and go out and find pasture. A thief comes only to steal and slaughter and destroy; I came so that they might have life and have it more abundantly."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Sheep can be both dumb and stubborn. Oblivious to danger, they will stray from the safety of numbers in the fold and the care of their shepherd. A vigilant shepherd will go after the sheep. A shepherd’s crook is used when a sheep won’t listen to a shepherd’s voice and is in danger. The crook can pull, push, or drive the straying sheep to the safety of the fold. Straying often, being driven back - eventually a sheep learns the shepherd’s voice. This gospel is about sheep and shepherd. But not just any sheep, nor any shepherd. Jesus is our Good Shepherd, and we are the sheep he cares for and keeps from danger. There is only one true Shepherd. This “shepherd calls his own sheep by name and leads them out” - nay, he drives them out. Moreover, the shepherd “walks ahead” of the sheep, leading and guiding them. Thus, we have a two-way relationship with our Shepherd. On the one hand, he drives us out of our comfort zone to risk being his disciples. When we are reluctant to go, he gives us a push, sometimes prodding us to go even where we do not wish. Taking up our Shepherd’s mission can be as dangerous for us as it was for him. On the other hand, the Shepherd goes before us with guidance and care. Even when we face dan-
ger -  face ridicule, rejection, denial - he is there to protect us and keep us faithful to his mission. Do we hear him calling us by name? Are we willing to be driven by him? to be led by him? We know our true Shepherd from strangers or “thieves and robbers” by the sound of his voice calling each of us by name.
Yes, he calls each of us by name. Each of us has something unique to give to the church to build up the Shepherd’s Body and continue his saving mission. If we refuse to hear his voice (as did the Pharisees in this gospel), his mission does not move forward as quickly and surely as it might. Each of us is important. Each of us has a name. The Pharisees refused to listen, refused to be driven to fulfill their true mission to God’s people. Unlike the Pharisees, we are to heed our Shepherd’s voice driving each of us out personally to continue his saving mission, his voice guiding and leading each of us personally to abundant Life. In this gospel Jesus promises us his continued care and protection. He also tells us why we can rely on him: as our Shepherd-guide, Jesus seeks only our good while protecting us from the real harm of “thieves and robbers.” It is crucial that we listen to the voice of the Shepherd and stay close to him for protection, yes. But more importantly, we stay close to him because he guides us to the abundant Life he wishes to give us. Jesus assures us twice - “Amen, amen, I say to you” - of the strength of his promise and the clarity of his mission. He is our sure guide. We must hear and follow our Shepherd. Hearing him calling us by name must elicit an active Amen response from each of us.

To the point:

There is only one true Shepherd. This “shepherd calls his own sheep by name and leads them out” - nay, he drives them out. Moreover, the shepherd “walks ahead” of the sheep, leading and guiding them. We know the true Shepherd from strangers or “thieves and robbers” by the sound of his voice calling each of us by name. The Pharisees refused to listen, refused to be driven to fulfill their true mission to God’s people. Unlike the Pharisees, we are to heed our Shepherd’s voice driving each of us out personally to continue his saving mission, his voice guiding and leading each of us personally to abundant life.

(Source: Living Liturgy 2017)