Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh
Bài đọc: Cv 11, 1-18
Đáp ca: Tv 41, 2. 3; 42, 3. 4
Phúc âm: Ga 10, 1-10
Thứ Ba trong tuần IV Phục Sinh, ngày 28 tháng 4
Thánh
Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo.
Thánh
Lu-y Monfort, linh mục.
Bài đọc: Cv 11, 19-26
Đáp ca: Tv 86, 1-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Ga 10, 22-30
Thứ Tư trong tuần IV Phục Sinh, ngày 29 tháng 4
Thánh Catarina
Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ kính.
Bài đọc: Cv 12, 24 - 13, 5a
Đáp ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8
Phúc âm: Ga 12, 44-50
Thứ Năm trong tuần IV Phục Sinh, ngày 30 tháng 4
Thánh
Piô V, giáo hoàng. Lễ nhớ.
Bài đọc: Cv 13, 13-25
Đáp ca: Tv 88, 2-3. 21- 22. 25 và 27
Phúc âm: Ga 13, 16-20
Thứ Sáu đầu tháng trong tuần
IV Phục Sinh, ngày 1 tháng 5
Thánh
Giuse Thợ.
Bài đọc: St 1, 26 - 2, 3 (Hoặc: Cl 3, 14-15. 17. 23-24)
Đáp ca: Tv 89, 2. 3-4. 12-13. 14 và
16
Phúc âm: Mt 13, 54-58
Thứ Bảy đầu tháng trong tuần
IV Phục Sinh, ngày 2 tháng 5
Thánh
Athanasiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ
Bài đọc: Cv 13, 44-52
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Phúc âm: Ga 14, 7-14
Chúa Nhật thứ V Phục Sinh, ngày 3 tháng 5
Thánh
vịnh tuần 1.
Bài đọc I: Cv 9, 26-31
Đáp
ca: Tv 21, 26b-27. 28 và 30. 31-32
Bài
đọc II: 1 Ga 3, 18-24
Phúc
âm: Ga
15, 1-8
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật V Phục Sinh
Phúc âm: Ga 15, 1-8
1 "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. 2
Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi; còn cành
nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. 3
Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em. 4 Hãy ở lại
trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình
sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại
trong Thầy.
5 Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại
trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng
làm gì được. 6 Ai không ở lại trong Thầy, thì bị quăng ra ngoài như
cành nho và sẽ khô héo. Người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi. 7
Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em
cứ xin, anh em sẽ được như ý. 8 Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là:
Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy
niệm
1. Đoạn văn này trích từ bài Diễn từ thứ hai của Bữa
Tiệc Ly. Muốn đọc và nhận được các ánh sáng phong phú, nên đăt bản văn vào
trong bầu khí của cử hành Thánh Thể là trung tâm của Bữa Tiệc Ly. Lời chúc phúc
và thánh hiến rượu nhắc đến ẩn dụ cây nho. Cựu Ước đã dùng hình ảnh cây nho mà
ví Dân Thiên Chúa. Ở đây, Đức Giêsu muốn nói rằng Người thực hiện nơi bản thân
Người toàn bộ sự tuyển chọn, sự ân cần và phương tiện cứu độ mà xưa kia được
gán cho Dân Chúa. Tư tưởng chính của bản văn tập trung vào sự kết hợp ngay ở trần
gian này giữa ki-tô hữu và Đức Kitô.
2. Bất cứ kết quả phong phú nào về truyền giáo của các
môn đệ đều hoàn toàn tùy thuộc việc họ được liên kết với Đức Giêsu. Bất cứ toan
tính nào nhắm đạt tới một kết quả mà lại không cần tới Người thì chỉ có thể thất
bại. Không có Người, các môn đệ không thể làm gì được. Do đó, họ phải tìm cách ở
trong thế liên kết với Người ngày càng chặt chẽ và vững chắc hơn. Sự cần thiết
này càng lớn do chỗ chính Thiên Chúa quan tâm đến việc họ mang hoa trái và sẽ đối
xử với họ tương ứng theo đó (c. 2).
3. Tất cả tùy thuộc sự kết hợp của các môn đệ với Đức
Giêsu. Làm thế nào để họ có thể trở thành những cành nho cứ lớn lên mà vẫn liên
kết với cây và được phong phú nhờ dòng nhựa của cây? Các môn đệ ở lại trong Đức
Giêsu nếu các lời của Người ở lại trong họ (c. 7) và nếu họ tuân giữ các giới
răn của Người (15,10). Tất cả phát xuất từ Đức Giêsu: các lời và các giới răn
phát xuất từ Người. Nhiệm vụ của các môn đệ là đón nhận cách đúng đắn sáng kiến
này của Đức Giêsu. Như thế, họ được liên kết với Người và sẽ có thể sinh hoa trái.
4. Trong cách Thiên Chúa hướng dẫn người tín hữu chân
thành, mọi sự được quy hướng đến chỗ sinh hoa kết trái, như là dấu chứng tỏ người
ấy đã đạt được mục tiêu của đời mình. Khi sống trong Đức Kitô, người ki-tô hữu
được nuôi dưỡng bằng giáo huấn, gương sáng, Lời, ân sủng bên trong, Thánh Thể của
Người. Tuy nhiên, có khi do hứng khởi vì những ý tưởng, những dự phóng, hoặc có
khi chỉ là do thiếu sáng suốt, do trí tuệ yếu kém, do ý chí yếu đuối, v.v., người
tín hữu lạc vào một sai lầm hay rơi vào một thất trung nào đó. Chính khi đó, vì
nhắm tới hoa trái, Chúa “cắt tỉa” linh hồn và con tim con người ấy, thanh luyện
người ấy, xén đi những gì đang chiếm các năng lực của người ấy cách vô ích. Khi
đó, chắc chắn có đau đớn. Nhưng làm sao tránh khỏi hy sinh, khi muốn bước theo
Đức Kitô và ở lại với Người? Nếu đôi khi Chúa Cha dường như cắt xén vào xác thịt
chúng ta, trong linh hồn chúng ta, chúng ta hãy cứ nuôi dưỡng mình thêm bằng
dòng nhựa của Đức Kitô và giữ vững can đảm vì nhìn tới các hoa quả đầy hứa hẹn.
5. Cứ tiếp tục suy tư từ bài dụ ngôn Cây nho thật,
chúng ta biết rằng cây nho sinh trái ở cành. Các cành không có đó để trang điểm
cho cây nho. Chính các cành sai trái chứng tỏ sức khỏe và sức sống của cây nho.
Nhưng “sinh nhiều trái” không phải là kết quả của một nỗ lực của con người; đó
là kết quả của niềm tin sinh động đặt nơi Đức Giêsu. Tuy nhiên, toàn thể tiến
trình lại là công việc của người trồng nho, là Chúa Cha.
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Fifth Sunday of Easter
Gospel: Jn
15:1-8
Jesus said to his disciples: “I
am the true vine, and my Father is the vine grower. He
takes away every branch in me that does not bear fruit, and
every one that does he prunes so that it bears more fruit. You
are already pruned because of the word that I spoke to you. Remain
in me, as I remain in you. Just as a branch cannot bear fruit on
its own unless it remains on the vine, so
neither can you unless you remain in me. I am the vine, you
are the branches. Whoever remains in me and I in him
will bear much fruit, because without me you can do nothing. Anyone
who does not remain in me will be thrown out like a branch and wither; people
will gather them and throw them into a fire and they will be
burned. If you remain in me and my words remain in you, ask
for whatever you want and it will be done for you. By
this is my Father glorified, that you bear much fruit and become my
disciples.”
(http://www.usccb.org)
Reflection
Why does Jesus speak of himself as the true vine? The image of the vine
was a rich one for the Jews since the land of Israel was covered with numerous
vineyards. It had religious connotations to it as well. Isaiah spoke of the
house of Israel as "the vineyard of the Lord"(Isaiah 5:7). Jeremiah
said that God had planted Israel "as his choice vine" (Jeremiah
2:21). While the vine became a symbol of Israel as a nation, it also was used
in the scriptures as a sign of degeneration. Isaiah's prophecy spoke of Israel
as a vineyard which "yielded wild grapes" (see Isaiah 5:1-7).
Jeremiah said that Israel had become a "degenerate and wild vine"
(Jeremiah 2:21). When Jesus calls himself the true vine he makes clear that no
one can claim their spiritual inheritance through association with a particular
people or bloodline. Rather, it is only through Jesus Christ that one can
become grafted into the true "vineyard of the Lord".
Jesus offers true life - the abundant life which comes from God and
which results in great fruitfulness. How does the vine become fruitful? The
vine dresser must carefully prune the vine before it can bear good fruit. Vines
characteristically have two kinds of branches - those which bear fruit and
those which don't. The non-bearing branches must be carefully pruned back in
order for the vine to conserve its strength for bearing good fruit. Jesus used
this image to describe the kind of life he produces in those who are united
with him - the fruit of "righteousness, peace, and joy in the Holy Spirit"
(Romans 14:17). Jesus says there can be no fruit in our lives apart from him.
The fruit he speaks of here is the fruit of the Holy Spirit (see Galatians
5:22-23).
There is a simple truth here: We are either fruit-bearing or
non-fruit-bearing. There is no in-between. But the bearing of healthy fruit
requires drastic pruning. The Lord promises that we will bear much fruit if we
abide in him and allow him to purify us. Do you trust in the Lord's abiding
presence with you?
"Lord Jesus, may I be one with you in all that I say and do. Draw
me close that I may glorify you and bear fruit for your kingdom. Inflame my
heart with your love and remove from it anything that would make me ineffective
or unfruitful in loving and serving you as my All."
(http://www.rc.net/wcc/readings/may3.htm)