Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ VI PS - Học hỏi Kinh Thánh



Chúa Nhật thứ VI Phục Sinh


Thứ Hai trong tuần VI Phục Sinh, ngày 11  tháng 5

Bài đọc: Cv 16, 11-15
Đáp ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a và 9b
Phúc âm: Ga 15, 26-16, 4

Thứ Ba trong tuần VI Phục Sinh, ngày 12  tháng 5
Bài đọc: Cv 16, 22-34
Đáp ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 7c-8
Phúc âm: Ga 16, 5b-11

Thứ Tư trong tuần VI Phục Sinh, ngày 13  tháng 5
Lễ Đức Mẹ Fatima.
Bài đọc: Cv 17, 15. 22 - 18,1
Đáp ca: Tv 148, 1-2. 11-12ab. 12c-14a. 14bcd
Phúc âm: Ga 16, 12-15

Thứ Năm trong tuần VI Phục Sinh, ngày 14  tháng 5
Thánh Matthia tông đồ. Lễ kính.
Bài đọc : Cv 1, 15-17, 20-26
Đáp ca: Tv 113:1-2, 3-4, 5-6, 7-8
Phúc âm: Ga 15, 9-17

Thứ Sáu trong tuần VI Phục Sinh, ngày 15  tháng 5
Bài đọc: Cv 18, 9-18
Đáp ca: Tv 46, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Ga 16, 20-23a

Thứ Bảy trong tuần VI Phục Sinh, ngày 16  tháng 5
Bài đọc: Cv 18, 23-28
Đáp ca: Tv 46, 2-3. 8-9. 10
Phúc âm: Ga 16, 23b-28

Chúa Nhật  thứ VII Phục Sinh, ngày 17 tháng 5
Lễ Chúa Giêsu lên trời. Lễ trọng. Lễ cầu cho giáo dân.
Bài đọc I: Cv 1, 1-11
Đáp ca: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9
Bài đọc II: Ep 1, 17-23
Phúc âm: Mc 16, 15-20

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật VII Phục Sinh – Lễ Chúa Giêsu Lên Trời
Phúc âm: Mc 16, 15-20

15 Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.”
     19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa.20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Nay đã sống lại, đã được tôn vinh, Đức Giêsu có thể hiện diện với từng người trong chúng ta. Có thể gọi Thăng Thiên là lễ nhân ra nhiều sự hiện diện của Đức Giêsu. Đây là ý nghĩa đích thực của Thăng Thiên, nên chúng ta có thể thực sự hạnh phúc và chan hòa niềm vui. Đức Giêsu Phục Sinh là Chúa tể (Kyrios) nhưng vẫn đang “cùng hoạt động” với các môn đệ Người, với mỗi tín hữu đang dấn thân cho sứ vụ Người giao phó.

2. Nhìn vào Nhóm môn đệ, chúng ta nhớ đến tập thể trong đó chúng ta đang hiện diện: gồm những con người bất toàn, có thất trung. Nếu hôm nay, chúng ta còn có thể ra đi loan báo Tin Mừng, là vì Đức Giêsu Phục Sinh đã tha thứ và khôi phục tư cách cho chúng ta. Sống đời thừa sai là làm chứng rằng chúng ta đã được ơn tha thứ và chúng ta đã gặp Đấng Phục Sinh.

3. Địa bàn hoạt động của người môn đệ là thế giới, “khắp tứ phương thiên hạ”; đối tượng họ gặp gỡ là mọi người và từng người trên đường họ đi, “mọi loài thọ tạo”. Người môn đệ của Đấng Phục Sinh không được để cho những phân biệt về màu da, ngôn ngữ, chủng tộc, ... làm cho mình ngần ngại ra đi chia sẻ Tin Mừng cứu độ.

4. Hôm nay chúng ta đang làm các “dấu lạ” nào? Phải chăng chúng ta cứ muốn Thiên Chúa làm các phép lạ, hay là chính chúng ta cũng muốn thực hiện các “dấu lạ”? “Dấu lạ” có phải là chính sự hiện diện khiêm tốn, nhân ái và có khả năng “chữa lành” của chúng ta? Con người hôm nay có cảm thấy rằng Đức Giêsu đã lên trời, vẫn đang ở cùng chúng ta tại đây chăng?
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Seventh Sunday of Easter - Solemnity of the Ascension of the Lord

Gospel: Mk 16:15-20

Jesus said to his disciples: “Go into the whole world and proclaim the gospel to every creature. Whoever believes and is baptized will be saved; whoever does not believe will be condemned. These signs will accompany those who believe: in my name they will drive out demons, they will speak new languages. They will pick up serpents with their hands, and if they drink any deadly thing, it will not harm them. They will lay hands on the sick, and they will recover.” So then the Lord Jesus, after he spoke to them, was taken up into heaven and took his seat at the right hand of God. But they went forth and preached everywhere, while the Lord worked with them and confirmed the word through accompanying signs.

(http://www.usccb.org/bible/readings/051715-ascension.cfm)

Reflection

Why did Jesus leave his disciples forty days after his resurrection? Forty is a significant number in the scriptures. Moses went to the mountain to seek the face of God for forty days in prayer and fasting. The people of Israel were in the wilderness for forty years in preparation for their entry into the promised land. Elijah fasted for forty days as he journeyed in the wilderness to the mountain of God. For forty days after his resurrection Jesus appeared numerous times to his disciples to assure them that he had risen indeed and to prepare them for the task of carrying on the work which he began during his earthy ministry.

Jesus' departure and ascension was both an end and a beginning for his disciples. While it was the end of Jesus' physical presence with his beloved disciples, it marked the beginning of Jesus' presence with them in a new way. Jesus promised that he would be with them always to the end of time (Matthew 28:20). Now as the glorified and risen Lord and Savior, ascended to the right hand of the Father in heaven, Jesus promised to send them the Holy Spirit who would anoint them with power on the Feast of Pentecost, just as Jesus was anointed for his ministry at the River Jordan. When the Lord Jesus departed physically from the apostles, they were not left in sorrow or grief. Instead, they were filled with joy and with great anticipation for the coming of the Holy Spirit.

Jesus' last words to his apostles point to his saving mission and to their mission to be witnesses of his saving death and his glorious resurrection and to proclaim the good news of salvation to all the world. Their task is to proclaim the Gospel - the good news of salvation - not only to the people of Israel, but to all the nations as well. God's love and gift of salvation is not reserved for a few or for one nation alone, but it is for the whole world - for all who will accept it. The Gospel is the power of God, the power to release people from their burden of guilt, sin, and oppression, and the power to heal, restore, and make us whole. Do you believe in the power of the Gospel?

This is the great commission which the risen Christ gives to the whole church. All believers have been given a share in this task - to be heralds of the good news and ambassadors for Jesus Christ, the only savior of the world. We have not been left alone in this task, for the risen Lord works in and through us by the power of his Holy Spirit. Today we witness a new Pentecost as the Lord pours out his Holy Spirit upon his people to renew and strengthen the body of Christ and to equip it for effective ministry and mission world-wide. Do you witness to others the joy of the Gospel and the hope of the resurrection?

“Lord Jesus, through the gift of your Holy Spirit, you fill us with an indomitable spirit of praise and joy which no earthly trial can subdue. Fill me with your resurrection joy and help me to live a life of praise and thanksgiving for your glory. May I witness to those around me the joy of the Gospel and the reality of your great victory over sin and death.”

(Source: http://www.rc.net/wcc/readings/may17.htm)