Lịch phụng vụ Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Giêsu - năm C




Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Giêsu năm C

Thứ Hai trong tuần 9 thường niên ngày 30 tháng 5
Bài đọc: 2 Pr 1, 1-7
Đáp ca: Tv 90, 1-2. 14-15ab. 15c-16
Phúc âm: Mc 12, 1-12

Thứ Ba trong tuần 9 thường niên ngày 31 tháng 5, Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng, lễ kính.
Bài đọc : Xp 3, 14-18a
Đáp ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Phúc âm: Lc 1, 39-56

Thứ Tư trong tuần 9 thường niên ngày 1 tháng 6
Bài đọc: 2 Tm 1, 1-3. 6-12
Đáp ca: Tv 122, 1-2a. 2bcd
Phúc âm: Mc 12, 18-27

Thứ Năm trong tuần 9 thường niên ngày 2 tháng 6
Bài đọc: 2 Tm 2, 8-15
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14
Phúc âm: Mc 12, 28b-34

Thứ Sáu trong tuần 9 thường niên ngày 3 tháng 6, Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, lễ trọng.
Bài đọc 1: Ed  34, 11-16
Đáp ca: Tv 22, 1-3. 4. 5. 6
Bài đọc 2: Rm 5, 5-11
Phúc âm: Lc 15, 3-7

Thứ Bảy trong tuần 9 thường niên ngày 4 tháng 6
Bài đọc: 2 Cr 5, 14-21
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 8-9. 11-12
Phúc âm: Lc 2, 41-52

Chúa Nhật thứ 10 Thường niên năm C
Bài đọc I: 1 V 17, 17-24
Đáp ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11-12a và 13b.
Bài đọc II: Gl 1, 11-19
Phúc âm: Lc 7, 11-17

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 10 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 7,11-17

11 Khi ấy, Đức Giê-su đi đến thành kia gọi là Na-in, có các môn đệ và một đám rất đông cùng đi với Người. 12 Đức Giê-su đến gần cửa thành, đang lúc người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà goá. Có một đám đông trong thành cùng đi với bà. 13 Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: “Bà đừng khóc nữa!” 14 Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giê-su nói: “Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!” 15 Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giê-su trao anh ta cho bà mẹ. 16 Mọi người đều kinh sợ và tôn vinh Thiên Chúa rằng: “Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”. 17 Lời này về Đức Giê-su được loan truyền khắp cả miền Giu-đê và vùng lân cận.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Điểm quan trọng của bản văn không phải là người chết hoặc cái chết, hoặc việc trở lại cõi sống, nhưng là sự kiện một người mẹ, đã là góa bụa, lại vừa mất đứa con một và Đức Giêsu không chịu để cho bà phải khóc lóc. Việc trở về cõi sống không phải là mục tiêu mà sáng kiến Đức Giêsu nhắm tới. Hành động của Đức Giêsu đã kết thúc với một nhận xét đẹp: “Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ” (c. 15). Chuyện người chết bắt đầu nói cũng không quan trọng gì ở đây, vì điểm nhắm là người mẹ đau khổ như bản văn nối tiếp cho thấy: c. 13a, “Chúa chạnh lòng thương bà”; c. 15b, “Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ”.

2. Chúng ta có thể suy ngẫm về lời và cử chỉ của Đức Giêsu, một lời hết uy quyền  và một cử chỉ hết sức khả ái. Người đã gọi người chết trở về cõi sống và trao anh ta cho bà mẹ. Trong tư cách là Đấng Tạo hóa, Người đã ban cho anh sự sống rồi trao anh cho mẹ. Chính khi đó, người phụ nữ trở thành mẹ và chàng trai trở lại làm con.

3. Sự hiện diện của Đức Giêsu giữa lòng nhân loại chính là sự hiện diện của Thiên Chúa cứu độ. Sự hiện diện này không chỉ đưa lại sự an ủi, khích lệ, mà còn đưa lại sự sống, khôi phục sự sống và kiến tạo sự hiệp nhất. Chính những hiệu quả này giúp dân chúng nhận ra rằng Thiên Chúa đã đến viếng thăm họ nơi “vị ngôn sứ vĩ đại” này. Đấy hẳn cũng phải là điều các môn đệ của Đức Giêsu ở mọi thời phải chứng tỏ.

4. Lời đáp của đám đông mang dấu ấn là nỗi sợ hãi và tâm tình tôn vinh Thiên Chúa. Đây là phản ứng tiêu biểu của con người khi đứng trước sự biểu lộ của thế giới siêu việt, của Thiên Chúa (x. Lc 1,12.65; 2,9; 5,26), nỗi sợ hãi có kèm theo việc tôn vinh Thiên Chúa (Lc 2,20; 5,26; 13,13; 17,15; 18,43; 23,47), dấu chứng tỏ có hiểu biết về Thiên Chúa và đáp lại bằng lời cầu nguyện với mạc khải của Thiên Chúa.


(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Tenth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 7:11-17

Jesus journeyed to a city called Nain, and his disciples and a large crowd accompanied him. As he drew near to the gate of the city, a man who had died was being carried out, the only son of his mother, and she was a widow. A large crowd from the city was with her. When the Lord saw her, he was moved with pity for her and said to her, “Do not weep.” He stepped forward and touched the coffin; at this the bearers halted, and he said, “Young man, I tell you, arise!” The dead man sat up and began to speak, and Jesus gave him to his mother. Fear seized them all, and they glorified God, crying out “A great prophet has arisen in our midst, “ and “God has visited his people.” This report about him spread through the whole of Judea and in all the surrounding region.

(http://www.usccb.org)

Reflection

Limericks are five-line, rhyming poems that became popular during social gatherings in the eighteenth century. They were a way for the partygoers to engage in creative poetry-making whereby individuals would make up a limerick followed by a group response. Often sung, they had a cadence and rhythm accompanying movement. This Sunday’s gospel has all the makings of a limerick: crowd, special occasion, group interaction. We might come up with a five-liner like this, for example: There once was a widow from Nain whose life had become a great pain. Her son was dead from the city she fled. But her life was not to wane. But the seriousness of the situation draws us far beyond the whimsical. Many details reveal the power and depth of Jesus’ words and deeds. Jesus has power over life and death; he clearly chooses life for this widow. Her life was not to wane upon losing her “only son.” His death became the occasion for Jesus to take the initiative in proclaiming God’s desire that we share life to the fullest. The cadence and rhythm of his words and deeds move us toward the celebration of life and hope. The widow of Nain had lost everything dear to her: her husband and her only son. By losing her husband, she had lost her life support; at that time most women were totally dependent upon their husbands for livelihood. She had a son, and he no doubt supported her after his father’s death. Then he dies and any hope of posterity ceases. She is utterly alone; she is now the last in her ancestral line. The widow and a “large crowd from the city” were processing to bury her son. Without even being asked, Jesus with great compassion comforts her, touches the son’s coffin, raises her son from the dead, and gives him back to his mother. By word and deed Jesus restores the widow’s life and hope. She is no longer alone in this world without support and hope of posterity. In Jesus “God has visited his people.” He brings gifts that are only God’s to give: life and hope. No wonder news of Jesus’ words and deeds spread rapidly! In him something new is happening. Death is not an end, but a sign of God’s power and saving grace. In Jesus God continues to visit us, offering hope and life, even without our asking. Do we accept?

To the point:

The widow of Nain had lost everything dear to her: her hus- band and her only son. In them she had lost her life support and any hope of posterity. Without even being asked, Jesus with great compassion raises her son from the dead and gives him back to her. By word and deed Jesus restores the widow’s life and hope. In Jesus “God has visited his people.” In Jesus God continues to visit us, offering hope and life, even without our asking. Do we accept?

(Source: Living Liturgy 2016)