Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 14 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 14 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 14 thường niên ngày 4 tháng 7
Bài đọc: Hs 2, 14. 15-16. 19-20 (Hr 16. 17b-18. 21-22)
Đáp ca: Tv 144, 2-3. 4-5. 6-7. 8-9
Phúc âm: Mt 9, 18-26

Thứ Ba trong tuần 14 thường niên ngày 5 tháng 7
Bài đọc: Hs 8, 4-7. 11-13
Đáp ca: Tv 113B, 3-4. 5-6. 7-8. 9-10
Phúc âm: Mt 9, 32-38

Thứ Tư trong tuần 14 thường niên ngày 6 tháng 7
Bài đọc: Hs 10, 1-3. 7-8. 12
Đáp ca: Tv 104, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Mt 10, 1-7

Thứ Năm trong tuần 14 thường niên ngày 7 tháng 7
Bài đọc: Hs 11, 1b, 3-4, 8c-9
Đáp ca: Tv 79, 2ac và 3b. 15-16
Phúc âm: Mt 10, 7-15

Thứ Sáu trong tuần 14 thường niên ngày 8 tháng 7
Bài đọc: Hs 14, 2-10
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 8-9. 12-13. 14 và 17
Phúc âm: Mt 10, 16-23

Thứ Bảy trong tuần 14 thường niên ngày 9 tháng 7
Bài đọc: Is 6, 1-8
Đáp ca:  Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Phúc âm: Mt 10, 24-33

Chúa Nhật thứ 15 Thường niên năm C ngày 10 tháng 7
Bài đọc I: Đnl 30, 10-14
Đáp ca: Tv 68, 14 và 17. 30-31. 33-34. 36ab và 37
Bài đọc II: Cl 1, 15-20
Phúc âm: Lc 10, 25-37

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 15 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 10, 25-37

25 Khi ấy, có người thông luật kia muốn thử Đức Giê-su mới đứng lên hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” 26 Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào?” 27 Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.” 28 Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”
29 Tuy nhiên, ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” 30 Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết. 31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy nạn nhân, ông tránh qua bên kia mà đi. 32 Rồi một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, thấy thế, cũng tránh qua bên kia mà đi. 33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới chỗ nạn nhân, thấy vậy thì động lòng thương. 34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu xức vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc. 35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.” 36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp?” 37 Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Có một thái độ ngược lại với thái độ của vị thông luật: “Tôi chẳng hề quan tâm tìm biết là sau cái chết, sự sống có tiếp tục chăng và chuyện này xảy ra như thế nào. Tôi đang có khá nhiều chuyện bận bịu với cuộc sống hiện tại rồi, nên không muốn nặng lòng với những mối bận tâm về sự sống đời đời. Đàng khác, người ta không biết được gì chắc chắn. Tôi tìm cách thỏa mãn các nỗi niềm chờ mong của tôi trong đời sống hiện tại, chứ không quan tâm đến một sự sống đời đời có thể có”. Một thái độ như thế đã bị Đức Giêsu đánh giá là “ngu” (Lc 12,13-21). Người ta không thể giải quyết một câu hỏi bằng cách nhắm mắt lại và không muốn chấp nhận nó. Người ta tránh trả lời một cách có trách nhiệm câu hỏi về sự sống đời đời, bằng cách nói rằng người ta không muốn dính dáng gì đến nó. Có 1001 cách để tránh các vấn đề!

2. Đối với Đức Giêsu, sự sống đời đời là một thực tại quyết định. Bởi vì nếu không có sự sống đời đời, nếu không có trách nhiệm trước Thiên Chúa hằng sống, thì rốt cuộc người ta xử sự thế nào trên con đường đưa tới Giêrikhô cũng chẳng quan trọng gì. Chẳng bao lâu người ta sẽ quên đi mọi sự. Sẽ chẳng có ai cật vấn tôi và tôi sẽ chẳng phải trả lẽ với ai cả. Nhưng trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa không phải là chuyện xa lạ với thế giới; trách nhiệm này đưa tới trung tâm của đời sống hiện tại của chúng ta và quy định hình thức của đời sống này. Nó quy định điều gì là đúng và điều gì là sai trên đường đưa tới Giêrikhô. Không có trách nhiệm này, chỉ còn một vấn đề duy nhất là làm thế nào sống càng lâu càng tốt và sống càng thoải mái càng tốt.  

3. Ta không thể nói: “Người thân cận của tôi có thể còn là người bà con đời thứ ba; người cư ngụ cùng đường phố với tôi; người cùng làm việc trong một xí nghiệp với tôi; người có thiện cảm với tôi, v.v.”. Đức Giêsu không chấp nhận những giới hạn cho tình yêu thương đối với người khác. Tôi không được suy nghĩ khởi đi từ chính bản thân: “Tôi còn buộc phải làm cho ai điều gì? Tôi [còn] phải giúp đỡ ai? Kể từ điểm đó, chuyện ấy không còn dính dáng đến tôi nữa?”. Không phải là bậc họ hàng hoặc mối thiện cảm sẽ quy định ai là người thân cận của tôi, nhưng là tình trạng cần được giúp đỡ thực sự trong đó người kia đang lâm vào. Bất cứ ai xuất hiện trên đường tôi đi, mà đang ở trong tình trạng quẫn bách, đều là người thân cận mà tôi phải yêu thương  và giúp đỡ.  

4. Muốn thực sự giúp đỡ người lâm nạn, người ta phải dấn thân vào trọn vẹn. Việc ấy có thể làm cho ta phải mất thì giờ, tốn phí tiền bạc, gây phiền toái, làm xáo trộn sự yên tĩnh cũng như chương trình, thậm chí có thể kèm theo một nguy hiểm cho mình nữa. Nhưng đấy chính là thực sự yêu thương người thân cận, một tình yêu đưa đến sự sống đời đời. Như thế, phải luôn mở mắt và có trái tim sẵn sàng để nhận ra được rằng ai đang thật sự cần được tôi giúp đỡ và tôi phải giúp đỡ người ấy thế nào. Hôm nay trên đường đời, vẫn còn có vô số “kẻ cướp”, nên sẽ còn vô số người rơi vào tay “kẻ cướp”, nằm trên đường ta đi, và chờ đợi ta trợ giúp.

5. Câu hỏi về sự sống đời đời đưa thẳng vào cuộc sống mỗi ngày của chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về lộ trình chúng ta theo hằng ngày, sao cho lộ trình này trở thành hành trình đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Muốn thế, cần biết không vội vàng lo cho bản thân và lo cho những dự phóng riêng tư, nhưng biết dừng lại để mau mắn giúp đỡ những ai ở bên vệ đường đang cần được cứu giúp.    

6. Đức mến phải phát xuất từ tấm lòng của từng con người, phải thiết thực và hữu hiệu. Người Samari đã dừng lại, băng bó vết thương, thanh toán mọi chi phí cho chủ quán.  Ông không cần tìm hiểu xem đây phải chăng là một người Do Thái, tức một kẻ thù không đội trời chung. Ông chỉ cần biết đây là một người đáng thương cần được cứu giúp, và ông đã cứu giúp. 

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fifteenth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 10:25-37

There was a scholar of the law who stood up to test him and said, "Teacher, what must I do to inherit eternal life?" Jesus said to him, "What is written in the law? How do you read it?" He said in reply, "You shall love the Lord, your God, with all your heart, with all your being, with all your strength, and with all your mind, and your neighbor as yourself." He replied to him, "You have answered correctly; do this and you will live."

But because he wished to justify himself, he said to Jesus, "And who is my neighbor?" Jesus replied, "A man fell victim to robbers as he went down from Jerusalem to Jericho. They stripped and beat him and went off leaving him half-dead.
A priest happened to be going down that road, but when he saw him, he passed by on the opposite side. Likewise a Levite came to the place, and when he saw him, he passed by on the opposite side. But a Samaritan traveler who came upon him was moved with compassion at the sight. He approached the victim, poured oil and wine over his wounds and bandaged them. Then he lifted him up on his own animal, took him to an inn, and cared for him. The next day he took out two silver coins and gave them to the innkeeper with the instruction, 'Take care of him. If you spend more than what I have given you, I shall repay you on my way back.' Which of these three, in your opinion, was neighbor to the robbers' victim?" He answered, "The one who treated him with mercy." Jesus said to him, "Go and do likewise."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Many countries and US states have Good Samaritan laws. These laws protect from legal prosecution for wrongdoing anyone who helps or tends to someone who is ill or injured. In a litigation-prone society, these laws are a necessary complement to the charity with which many of us naturally respond when we encounter another in distress. In a sense, these laws protect charity, protect our acting with compassion, mercy, and love toward those in need. These laws take their name from this Sunday’s gospel. This gospel not only expands the notion of neighbor, but also describes how, ultimately, we are to love as God loves us. Neighbor is not simply a victim, someone in need. Neigh- bor is anyone who deserves our love. And that is everyone! The generosity of the Good Samaritan goes way beyond expected neighborliness and simple human compassion. He per- sonally cares for the victim: tending to his wounds, carrying him on his own animal, caring for him at the inn. Yet even this is not enough: he leaves money for his continued care. By this parable Jesus teaches that to inherit “eternal life” we must go beyond who we love and how we love them. We must love as God loves: personally, extravagantly, continually. Jesus’ commandment of love is not impossibly far beyond us because his own life manifests here and now how to live lov- ing relationships with others. Jesus teaches us how far we must go in loving others. Love has no limits, as Jesus himself illustrated by his own life. He loved even to dying for us. Our own loving one another must go this far, too. This kind of boundless love redefines who our neighbor is (everyone) and sets no limits on our time or care for others. Further, we show our love for God “with all [our] heart[s]” precisely when we love our neighbor. Ironically, the way we inherit eternal Life is by dying to self for the sake of another. The Samaritan in the parable isn’t moved to help the stricken traveler because of a commandment, but because he was a person of loving compas- sion and mercy - he illustrates unbounded love. This is the law written within our hearts (see first reading) - not details about keeping specific commandments, but a positive regard for the other that arises out of genuine love. Our love must be as wide as our universe and embrace all of God’s beloved. Only by loving in this way can we truly be neighbor. Only by loving in this way can we, like God, be defined as love.

To the point:

The generosity of the Good Samaritan goes way beyond ex- pected neighborliness and simple human compassion. He personally cares for the victim: tending to his wounds, carrying him on his own animal, caring for him at the inn. Yet even this is not enough: he leaves money for his continued care. By this parable Jesus teaches that to inherit “eternal life” we must go beyond who we love and how we love them. We must love as God loves: personally, extravagantly, continually.

(Source: Living Liturgy 2016)