Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 15 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 15 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 15 Thường niên ngày 11 tháng 7
Bài đọc: Is 1, 10-17
Đáp ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Phúc âm: Mt 10, 34 - 11, 1

Thứ Ba trong tuần 15 Thường niên ngày 12 tháng 7
Bài đọc: Is 7, 1-9
Đáp ca: Tv 47, 2-3a. 3b-4. 5-6. 7-8
Phúc âm: Mt 11, 20-24

Thứ Tư trong tuần 15 Thường niên ngày 13 tháng 7
Bài đọc: Is 10, 5-7. 13-16
Đáp ca: Tv 93, 5-6. 7-8. 9-10. 14-15
Phúc âm: Mt 11, 25-27

Thứ Năm trong tuần 15 Thường niên ngày 14 tháng 7
Bài đọc: Is 26, 7-9. 12. 16-19
Đáp ca: Tv 101, 13-14ab và 15. 16-18. 19-21
Phúc âm: Mt 11, 28-30

Thứ Sáu trong tuần 15 Thường niên ngày 15 tháng 7
Bài đọc: Is 38, 1-6. 21-22. 7-8
Đáp ca: Is 38, 10. 11. 12. 16
Phúc âm: Mt 12, 1-8

Thứ Bảy trong tuần 15 Thường niên ngày 16 tháng 7
Bài đọc: Mk 2, 1-5
Đáp ca:  Tv 10, 1-2. 3-4. 7-8. 14
Phúc âm: Mt 12, 14-21

Chúa Nhật thứ 16 Thường niên năm C ngày 17 tháng 7
Bài đọc I: St 18, 1-10a
Đáp ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Bài đọc II: Cl 1, 24-28
Phúc âm: Lc 10, 38-42

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 16 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 10, 38-42

38 Khi ấy, Đức Giê-su vào một làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. 39 Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. 40 Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay!” 41 Chúa đáp: “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! 42 Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy đi.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đối với Mácta, tiếp khách là chuyện quan trọng nhất. Thường thường chúng ta gặp nguy cơ bị thu hút bởi mối bận tâm đối với các nhu cầu vật chất, đối với đồ ăn thức uống, chuyện ăn mặc, nhà cửa trú ngụ, những tiện nghi, và chúng ta dùng hết năng lực và thì giờ cho những chuyện ấy. Dĩ nhiên, cần phải quan tâm đến những điều ấy. Nhưng cũng phải thấy rằng chỉ lo chừng ấy chuyện thì chưa đủ. Phải có một bậc thang các giá trị để đi theo.

2. Các Kitô hữu cần thường xuyên xét lại hệ thống các xác tín và các thói quen của mình để sẵn sàng điều chỉnh. Người tín hữu cần được thanh thoát, không bị ràng buộc bởi những thói quen cá nhân, khuynh hướng hưởng thụ, mức sống. Không phải chỉ đơn giản chấp nhận những gì môi trường chung quanh coi là thông thường, cần thiết và đúng đắn, là đã đủ. Người Kitô hữu còn cần phải suy nghĩ về những gì là thật sự cần thiết và đúng đắn. Đức Giêsu đặt việc lắng nghe lời Người vào chỗ nhất. Như thế, Kitô hữu chúng ta cần có một thời gian yên tĩnh và suy tư để cầu nguyện. Chúng ta cần phải thường xuyên lắng nghe Đức Giêsu và để Người chỉ đường. Khi đó, chúng ta không được tránh né cố gắng và thậm chí đau khổ để có thể tái định hướng và thay đổi.   

3. Trong đời sống chung (cộng đoàn tu trì, gia đình, giáo xứ…), cần biết thường xuyên đặt câu hỏi: “Những người khác đang muốn gì? Họ đang cần gì, ngoài những của cải vật chất?”. Khi đó, hẳn là ta sẽ thấy rằng những người ấy đang đặc biệt cần được chúng ta quan tâm và cần có thì giờ của chúng ta. Các em bé không chỉ cần được ăn cái gì mà thôi. Các cha mẹ phải có giờ cho chúng, để chơi với chúng, để trả lời những câu hỏi của chúng, để giúp chúng kể những kinh nghiệm của chúng. Những người già cũng muốn xin chúng ta có thì giờ cho họ, muốn chúng ta lắng nghe họ, chúng ta hiệp thông vào các suy tư, các mối bận tâm, và cả những kỷ niệm của họ. Những người thợ trong một hãng xưởng không chỉ cần một đồng lương hậu hĩ; họ cũng cần được quan tâm và nhìn nhận, cần một lời khen và một lời nói nhân ái. Giúp đỡ về vật chất mà thôi thì chưa thỏa mãn được nhu cầu số một là có giờ cho nhau, lắng nghe nhau trong kiên nhẫn và yêu thương và sống cho nhau.

4. Không nên dựa vào những nhận định của Đức Giêsu mà chê Mácta. Dĩ nhiên, đến một lúc nào đó, Mácta sẽ ngưng việc bếp núc để lắng nghe Đức Giêsu, cũng như đến một lúc nào đó, Maria sẽ ngưng việc lắng nghe Đức Giêsu để tiếp tay với chị mà dọn cơm đãi khách. Nhưng nói như thế là đơn giản cho rằng truyện này phản ánh một hoàn cảnh lịch sử chính xác với những đường nét được tường thuật. Trong thực tế, truyện này là một mẩu sinh hoạt được cắt khỏi khung cảnh thực tế để biến thành một dụ ngôn nói về việc ưu tiên lắng nghe giữ Lời Chúa. Đàng khác, theo Tin Mừng Luca, và phải nói là theo truyền thống Kinh Thánh nữa, lắng nghe có nghĩa là tuân giữ, là vâng phục. Ngày lễ thánh Mácta 29-7 chính là một cách cho thấy truyện này như là một tấm huy chương duy nhất có hai mặt: một bên, ta có Maria, và bên kia, ta có Mácta.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Sixteenth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 10:38-42

Jesus entered a village where a woman whose name was Martha welcomed him. She had a sister named Mary who sat beside the Lord at his feet listening to him speak. Martha, burdened with much serving, came to him and said, “Lord, do you not care that my sister has left me by myself to do the serving? Tell her to help me.” The Lord said to her in reply, “Martha, Martha, you are anxious and worried about many things. There is need of only one thing. Mary has chosen the better part and it will not be taken from her.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

Attentiveness can be challenging sometimes. An older sister is trying to finish a term paper while her little brother keeps pestering her to play. Friends are out for a nice dinner together to catch up on news and one keeps answering her cell phone. The dog keeps barking to be let out while the owner is riveted to the ball game on TV. To be attentive - especially to be attentive to another person - means that we focus, that we eliminate distractions, that we allow one thing to command our full attention. This gospel is about attentiveness. Martha is attentive about getting food prepared and serving; Mary is attentive about listening to her Guest. Both are doing good things. However, one is choosing the “better part.” Jesus tells Martha in this gospel that there “is need of only one thing.” What is it? On the surface, the answer would seem to be “listening to him speak,” as Mary is doing. Even this is not enough, however. We must also heed how Jesus judges Martha: “you are anxious and worried about many things.” The “one thing” is to be single-minded, single-hearted, open-minded, open-hearted. The “one thing” is to surrender ourselves to Jesus’ Presence, whether sitting or standing, resting or working, receiving or giving. The gospel is about hosts and guest and hospitality, but Jesus puts an unpar- alleled twist on the notion of hospitality. Martha’s “hospitality” was made edgy because of her becoming burdened with the cooking and serving and only focusing on that, losing sight of Jesus. Martha settles for being only a servant (and complaining about it at that!) while Jesus is looking for disciples. Mary’s hospitality was more gracious than Martha’s because she focused her attention on Jesus: “sat beside the Lord at his feet listening to him.” The surprise is that Jesus affirms that the “better part” is to be attentive to his Presence. The “better part” is to be a disciple, attuned to the Master! A welcoming hospitality implies an “at-homeness” and belonging that paral- lels the unique relationship of disciple to Jesus. A welcoming hospitality does not mean choosing either serving or listening. It means that whatever we are doing, we are attentive to Jesus’ Presence. Sometimes listening and learning about discipleship, as Mary is doing, is what we must choose. Sometimes being about the everyday tasks of life and serving others, as Martha is doing, is what we must choose. Jesus judges us not so much for choosing either listening or serving, but for choosing to be attentive to his Presence.

To the point:

Jesus tells Martha in this gospel that there “is need of only one thing.” What is it? On the surface, the answer would seem to be “listening to him speak,” as Mary is doing. Even this is not enough, however. We must also heed how Jesus judges Martha: “you are anxious and worried about many things.” The “one thing” is to be single-minded, single-hearted, open-minded, open-hearted. The “one thing” is to surrender ourselves to Jesus’ Presence, whether sitting or standing, resting or working, receiving or giving.

(Source: Living Liturgy 2016)