Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 11 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 11 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 11 Thường niên ngày 13 tháng 6, thánh Antôn Pađua, linh mục, Ts hội tháng, lễ nhớ
Bài đọc: 1 V 21, 1-16
Đáp ca: Tv 5, 2-3. 5-6. 7
Phúc âm: Mt 5, 38-42

Thứ Ba trong tuần 11 Thường niên ngày 14 tháng 6
Bài đọc: 1 V 21, 17-29
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 11 và 16
Phúc âm: Mt 5, 43-48

Thứ Tư trong tuần 11 Thường niên ngày 15 tháng 6
Bài đọc: 2 V 2, 1. 6-14
Đáp ca: Tv 30, 20. 21. 24
Phúc âm: Mt 6, 1-6. 16-18

Thứ Năm trong tuần 11 Thường niên ngày 16 tháng 6
Bài đọc: Hc 48, 1-15
Đáp ca: Tv 96, 1-2. 3-4. 5-6. 7
Phúc âm: Mt 6, 7-15

Thứ Sáu trong tuần 11 Thường niên ngày 17 tháng 6
Bài đọc: 2 V 11, 1-4. 9-18. 20
Đáp ca: Tv 131, 11, 12.13-14. 17-18
Phúc âm: Mt 6, 19-23

Thứ Bảy trong tuần 11 Thường niên ngày 18 tháng 6
Bài đọc: 2 Sb 24, 17-25
Đáp ca: Tv 88, 4-5. 29-30. 31-32. 33-34
Phúc âm: Mt 6, 24-34

Chúa Nhật thứ 12 Thường niên năm C ngày 19 tháng 6
Bài đọc I: Dcr 12, 10-11
Đáp ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9
Bài đọc II: Gl 3, 26-29
Phúc âm: Lc 9, 18-24

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 12 Thường niên năm C

Phúc âm: Lc 9,18-24

18 Hôm ấy, Đức Giê-su cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: “Dân chúng nói Thầy là ai?” 19 Các ông thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại.” 20 Người lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.” 21 Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai. 22 Người còn nói: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.”
23 Rồi Đức Giê-su nói với mọi người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Giêsu không yêu cầu các môn đệ cho ý kiến về giáo huấn hoặc một hoạt động nào đó của Người, nhưng cho ý kiến về bản thân Người. Câu hỏi của Người cho thấy đây là điểm có tầm quan trọng số một. Người muốn đưa các ông đến chỗ hiểu biết Người và tuyên xưng về bản thân Người cách không hàm hồ, dị nghĩa. Điều quan trọng không phải là lời Người loan báo, nhưng là chính bản thân Người.

2. Phêrô tuyên xưng Người là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, nghĩa là Người là vị Vua và Mục Tử duy nhất, tối hậu và vĩnh viễn của dân Israel. Người được Thiên Chúa cử đến để ban cho dân tộc này và toàn thể nhân loại có sự sống viên mãn. Người chính là Đấng Mêsia được liên kết mật thiết với chính quyền năng ban sự sống, với Thiên Chúa hằng sống.

3. Tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô của Thiên Chúa ngay sau phép lạ hóa bánh ra nhiều, điều này không khó. Nhưng tiếp tục tuyên xưng Người như thế, khi chứng kiến Người phải vác thập giá, chịu xử tử và chịu chết, khi chính mình, nếu không đến nỗi phải đổ máu ra mà làm chứng, phải vác thập giá là các khó khăn của một ngày sống, điều này khó hơn nhiều. Nhưng đó là cái giá phải trả để được cùng sống lại với Đức Giêsu.

4. “Làm người có nghĩa là ‘sống hướng về cái chết’; làm người có nghĩa là phải chết… Sống trong thế giới này, có nghĩa là chết. «Người đã làm người» (Kinh Tin Kính); vậy điều đó có nghĩa là Đức Kitô cũng đã đi đến cái chết. Sự mâu thuẫn thuộc về cái chết của con người đạt tới nơi Đức Giêsu sự sắc bén cùng cực, bởi vì nơi Người, Đấng ở trong một sự hiệp thông trao đổi trọn vẹn với Chúa Cha, tình trạng cô độc tuyệt đối của cái chết hoàn toàn là một sự phi lý. […]. Nhưng cũng như mẩu đối thoại này đã làm cho Người ra cô đơn, và cho thấy Người đang đi đến cái chết quái gở ấy, thì nơi Đức Kitô, sự Phục Sinh cũng đã hiện diện chắc chắn rồi. Nhờ cuộc Phục Sinh này, thân phận con người chúng ta được tháp vào trong cuộc trao đổi tình yêu vĩnh củu của Ba Ngôi Thiên Chúa. […] Nhờ Đức Kitô, thân phận con người được đi vào trong chính hữu thể của Thiên Chúa” (Thánh Ambrôsiô).

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twelfth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 9:18-24

Once when Jesus was praying by himself, and the disciples were with him, he asked them, “Who do the crowds say that I am?” They said in reply, “John the Baptist; others, Elijah; still others, ‘One of the ancient prophets has arisen.’” Then he said to them, “But who do you say that I am?” Peter said in reply, “The Christ of God.” He scolded them and directed them not to tell this to anyone.

He said, “The Son of Man must suffer greatly and be rejected by the elders, the chief priests, and the scribes, and be killed and on the third day be raised.”

Then he said to all, “If anyone wishes to come after me, he must deny himself
and take up his cross daily and follow me. For whoever wishes to save his life will lose it, but whoever loses his life for my sake will save it.”
Top of Form
Bottom of Form

(http://www.usccb.org)

Reflection

We often say things, the implications of which only become clear as time passes. We might promise to help someone move to a new home, only later to find out how much stuff they have, how much packing still needs to be done, how much more time-consuming our offer is than we originally thought. We might say that we will stick by a friend no matter what, only later to dis- cover that to do so might entail jeopardizing our values. When Peter in this gospel said to Jesus that he is “The Christ of God,” did Peter really understand the implications of what he was saying? The exchange between Jesus and his disciples took place within a very significant context: “Jesus was praying in solitude.” It was out of this prayer that he asked his disciples, “who do you say that I am?” and revealed that his very identity entailed suffer- ing, rejection, death, and resurrection. Our own prayer is to lead us to clearer understanding of who we are, and to the revelation that our very identity as disciples entails denying self, taking up our daily cross, and losing our life for the sake of others. Dare we pray? Dare we ask Jesus, “who do you say that I am?” Dare we accept the identity Jesus offers us and the implications of being faithful to that identity? Prayer - a personal encounter with God - helps us come to a clearer under- standing of who we are and enables us to say yes to following Jesus, no matter what the implications. Jesus’ mission is an extension of who Jesus is - Savior. We usually think of Jesus’ mission as teaching and preaching, healing and working miracles and so it was. But underlying these activities is the ultimate one - his suffering, death, and resurrection. So it is with us. When we say yes to our identity as the Body of Christ, we spend our whole lives grasping the implications: with Jesus, we must take up our cross daily. This means that our life is marked by the same self-giving love as Jesus’ life.

To the point:

The exchange between Jesus and his disciples took place within a very significant context: “Jesus was praying in solitude.” It was out of this prayer that he asked his disciples, “who do you say that I am?” and revealed that his very identity entailed suffering, rejection, death, and resurrection. Our own prayer is to lead us to clearer understanding of who we are, and to the revelation that our very identity as disciples entails denying self, taking up our daily cross, and losing our life for the sake of others. Dare we pray? Dare we ask Jesus, “who do you say that I am?”

(Source: Living Liturgy 2016)