Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi - năm C
Bài đọc: 1 Pr 1, 3-9
Đáp ca: Tv 110,
1-2. 5-6. 9 và 10c
Phúc âm: Mc 10, 17-27
Thứ Ba trong tuần 8 thường niên ngày 24 tháng 5
Bài đọc: 1 Pr 1, 10-16
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab.
3c-4
Phúc âm: Mc 10, 28-31
Thứ Tư trong tuần 8 thường niên ngày 25 tháng 5
Bài đọc: 1 Pr 1, 18-25
Đáp ca: Tv 147, 12-13.
14-15. 19-20
Phúc âm: Mc 10, 32-45
Thứ Năm trong tuần 8 thường niên ngày 26 tháng 5, thánh
Philliphê Nêri, linh mục, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Pr 2, 2-5. 9-12
Đáp ca: Tv 99, 2. 3. 4. 5
Phúc âm: Mc 10, 46-52
Thứ Sáu trong tuần 8 thường niên ngày 27 tháng 5, Thánh
Augustinô Cantuariô, giám mục.
Bài đọc: 1 Pr 4, 7-13
Đáp ca: Tv 95, 10. 11-12. 13
Phúc âm: Mc 11, 11-26
Thứ Bảy trong tuần 8 thường niên ngày
28 tháng 5, cầu cho
linh hồn bổn đạo trong giáo xứ đã qua đời.
Bài đọc: Gđ 17, 20b-25
Đáp ca: Tv 62, 2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Mc 11, 27-33
Chúa Nhật Mình và Máu Thánh Chúa Kitô năm C, ngày 29 tháng 5
Bài đọc I: St 14, 18-20
Đáp ca: Tv 109, 1. 2. 3. 4
Bài đọc II: 1 Cr 11, 23-26
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật Nhật Mình và Máu Thánh Chúa Kitô
Phúc âm: Lc 9, 11b-17
11b Khi ấy, Đức
Giê-su nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
12 Ngày đã bắt
đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng : “Xin Thầy cho đám
đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức
ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” 13 Đức Giê-su bảo : “Chính
anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp : “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và
hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” 14
Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ : “Anh em
hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” 15 Các môn đệ làm y
như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. 16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái
bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho
môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. 17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no
nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Bữa tiệc Đức
Giêsu vừa chiêu đãi thật vĩ đại. Tuy nhiên, nếu đã có kết quả ấy là bởi vì các
môn đệ đã góp phần của mình vào (lương thực: năm chiếc bánh và hai con cá; phục
vụ: phân phối đám đông thành nhóm trật tự và phát bánh với cá). Bữa tiệc này gợi
đến Thánh Lễ chúng ta dâng. Khi đó, chúng ta cũng phải góp phần nhỏ bé của mình
vào để cho tất cả được no nê. Bữa tiệc Thánh Thể lại tiên báo Bữa tiệc vĩnh cửu
trên thiên quốc, mà mỗi người chúng ta hiện đang góp phần để thực hiện, dù là
phần khiêm tốn bé nhỏ.
2. Quả thật, một
Thánh Lễ mà không đưa tới hành vi cụ thể giúp đỡ những người túng cực, để ai nấy
được no đủ, thì chỉ là một hành vi dối trá. “Những miếng vụn còn thừa thu lại
được mười hai thúng” (c. 17): Bánh Thánh Thể không phải là thứ dành riêng cho
những người đạo đức; đây là một quà tặng Đức Kitô ban không bao giờ cạn kiệt.
Quà tặng này sẽ tiếp tục được phân phát cho tới ngày bắt đầu bữa tiệc vĩnh cửu,
và khi đó lễ mừng sẽ không bao giờ chấm dứt.
3. Mối bận tâm
đến lương thực hằng ngày là nguyên do khiến con người phân tán, bởi vì mỗi người
sẽ phải lo làm công việc của mình, và đôi khi cũng là nguyên nhân đưa đến những
mâu thuẫn do đấu tranh để bảo toàn sự sống và cạnh tranh về nghề nghiệp. Đức
Giêsu cung cấp một bữa tiệc: Người muốn kiến tạo đời sống cộng đoàn hợp nhất.
Các môn đệ hôm nay phải hướng về Đức Giêsu: Người đã chứng tỏ là Người có ý muốn
và Người có khả năng làm mục tử chăn dắt đoàn chiên này, quy tụ họ lại trong sự
duy nhất và sự hiệp thông, dọn cho họ một bàn tiệc và quy tụ họ lại quanh mình
để sống tình hiệp nhất cộng đoàn trong sự bình an và thân tình.
4. Khi đi tham
dự Lễ Tế Tạ ơn, chúng ta tham dự vào một cộng đoàn huynh đệ được Đức Giêsu nuôi
dưỡng. Khi đó, chúng ta hưởng sự tự do được ở với nhau trong tình thương, trong
sự an bình và trong niềm vui. Như ngày xưa với đám đông, hôm nay với các tín hữu
đến tham dự thánh lễ, không có việc làm nào cả, không có sự mệt nhọc nào cả,
không có sự bân tâm nào cả, không có sự phân biệt nào cả: mọi chuyện ấy không
còn nữa, khi Đức Giêsu có mặt.
5. Hôm nay khi
đứng trước những vấn đề nan giải, các tín hữu nhớ rằng Đức Giêsu sẽ giúp họ giải
quyết, nhưng họ cũng phải góp phần nhỏ bé vào. Khi đã đạt được kết quả, thì đừng
quên rằng họ chỉ là tôi tớ, đã biết vâng theo những lệnh truyền của Đức Giêsu
và cộng tác với Người. Nhưng con số mười hai thúng đầy gợi ý là, sau khi đã
chia sẻ tiệc Thánh Thể với những anh chị em hiện diện, bây giờ chính chúng ta
cũng có thể và phải chia sẻ lương thực cho những anh chị em không có mặt, để họ
cũng được liên kết với đoàn dân Chúa.
6. Cũng ghi nhận
là tác giả Lc nối truyện này trực tiếp vào lời Đức Giêsu tiên báo Thương Khó và
với những giáo huấn của Người về việc vác thập giá hằng ngày (9,18-27). Cử hành
Bí tích Thánh Thể để tưởng nhớ Đức Giêsu (22,19) là chia sẻ không những sứ mạng
của Người (9,1-6), mà cũng còn là chia sẻ định mệnh của Người, được tượng trưng
bằng thập giá (9,18-27).
(Lm PX Vũ Phan
Long, ofm)
The Solemnity of the Most Holy
Body and Blood of Christ – Year C
Gospel: Lk 9:11b-17
Jesus spoke
to the crowds about the kingdom of God, and he healed
those who needed to be cured. As the day was
drawing to a close, the Twelve approached
him and said, "Dismiss the
crowd so that they can go
to the surrounding villages and farms and find
lodging and provisions; for we are in a
deserted place here." He said to them,
"Give them some food yourselves." They replied, "Five loaves and two fish
are all we have, unless we ourselves
go and buy food for all these people." Now the men there numbered about five
thousand. Then he said to his
disciples, "Have them sit
down in groups of about fifty." They did so
and made them all sit down. Then taking the five
loaves and the two fish, and looking up to
heaven, he said the blessing
over them, broke them, and gave them to the
disciples to set before the crowd. They all ate and were
satisfied. And when the leftover
fragments were picked up, they filled twelve
wicker baskets.
(http://www.usccb.org)
Reflection
What do we
usually do with leftovers? They become tomorrow’s lunch or next week’s garbage.
Sometimes leftovers are even better the second time around - the flavors have
had more time to blend together for an even more pleasing eating experience. In
this gospel story about multiplication of loaves and fish to feed the hungry
crowd - about food and leftovers - Jesus does far more than satisfy physical
hunger and provide tomorrow’s lunch for the disciples. He fore- shadows the
gift of his very self as the Bread of Life. Jesus taught the crowds and “healed
those who needed to be cured.” Our need for Jesus and what he gives us,
however, goes beyond teaching and healing. Even more, we need the food Jesus
gives in unfathomable abundance. This food sublimely satisfies us. Yet even
more: it transforms us into being the “leftover fragments” - the Body of Christ
- continuing Jesus’ ministry of giving self over for others. Jesus’ gospel
command is clear: we are to feed others. We give to others not from the
“deserted place” of our own hearts, but from the “leftover fragments” of God’s
blessings (see first reading). God’s abundant nourishment is most startlingly
given in the handing over of Jesus’ life (see second reading) - on the cross,
in the bread and wine. As Jesus’ followers we are to be God’s abundant
nourishment for others by our own self-gift of life. God’s abundant giving
contin- ues in our own self-giving lives. The Twelve are taught by Jesus’
word-deed that they themselves are to be the “leftover fragments” that nourish
others. Jesus makes clear God’s intention for us: “Give them some food
yourselves.” He is really saying, “Give them the good that is yourselves.”
Perhaps the amazement of this gospel and festival is that God so willingly
chooses us humans to make known divine superabundance and blessing. The gospel
moves from the practical, tangible level of feeding hungry people to the
mystery of God’s abundance and excess; the gospel moves from the disciples’
concern about feeding the crowd to their becoming the “leftover fragments” that
nourish God’s hungry people. This solemnity celebrates God’s graciousness to us
- a gift of superabundance. We are invited to participate in God’s graciousness
by our passing on this abundance. Our lives, then, must witness to the
intersection of need and generosity. Our lives must witness to the intersection
of Jesus’ Life and our lives, given for others in a superabun- dance that just
keeps getting better.
To the point:
Jesus taught
the crowds and “healed those who needed to be cured.” Our need for Jesus and
what he gives us, however, goes beyond teach- ing and healing. Even more, we
need the Food Jesus gives in unfathomable abundance. This Food sublimely
satisfies us. Yet even more: it transforms us into being the “leftover
fragments” - the Body of Christ - continuing Jesus’ ministry of giving self
over for others.
(Source: Living Liturgy 2016)