Lịch phụng vụ CN 1 mùa chay - năm C




Chúa Nhật thứ 1 mùa chay năm C

Thứ Hai trong tuần 1 mùa chay ngày 15 tháng 2
Bài đọc: Lv 19, 1-2. 11-18
Đáp ca: Tv 18, 8. 9. 10. 15  
Phúc âm: Mt 25, 31-46

Thứ Ba trong tuần 1 mùa chay ngày 16 tháng 2
Bài đọc: Is 55, 10-11
Đáp ca: Tv 33, 4-5. 6-7. 16-17. 18-19  
Phúc âm: Mt 6, 7-15

Thứ Tư trong tuần 1 mùa chay ngày 17 tháng 2
Bài đọc: Gn 3, 1-10
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 12-13. 18-19
Phúc âm: Lc 11, 29-32

Thứ Năm trong tuần 1 mùa chay ngày 18 tháng 2
Bài đọc: Est C:12, 14-16, 23-25
Đáp ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 7c-8
Phúc âm: Mt 7, 7-12

Thứ Sáu trong tuần 1 mùa chay ngày 19 tháng 2
Bài đọc: Ed 18, 21-28
Đáp ca: Tv 130, 1-2. 3-4ab. 4c-6. 7-8
Phúc âm: Mt 5, 20-26

Thứ Bảy trong tuần 1 mùa chay ngày 20 tháng 2
Bài đọc: Đnl 26, 16-19
Đáp ca: Tv 118, 1-2. 4-5. 7-8  
Phúc âm: Mt 5, 43-48

Chúa Nhật thứ 2 mùa chay năm C ngày 21 tháng 2
Bài đọc I: St 15, 5-12. 17-18
Đáp ca: Tv 26, 1. 7-8a. 8b-9abc. 13-14
Bài đọc II: Pl  3, 17 - 4, 1
Phúc âm: Lc 9, 28b-36

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 2 mùa chay năm C

Phúc âm   Lc 9, 28b-36

28 Khoảng tám ngày sau khi nói những lời ấy, Đức Giê-su lên núi cầu nguyện đem theo các ông Phê-rô, Gio-an và Gia-cô-bê.29 Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói loà.30 Và kìa, có hai nhân vật đàm đạo với Người, đó là ông Mô-sê và ông Ê-li-a.31 Hai vị hiện ra, rạng ngời vinh hiển, và nói về cuộc xuất hành Người sắp hoàn thành tại Giê-ru-sa-lem.32 Còn ông Phê-rô và đồng bạn thì ngủ mê mệt, nhưng khi tỉnh hẳn, các ông nhìn thấy vinh quang của Đức Giê-su, và hai nhân vật đứng bên Người.33 Đang lúc hai vị này từ biệt Đức Giê-su, ông Phê-rô thưa với Người rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” Ông không biết mình đang nói gì.34 Ông còn đang nói, thì bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ.35 Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta, người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người!”36 Tiếng phán vừa dứt, thì chỉ còn thấy một mình Đức Giê-su. Còn các môn đệ thì nín thinh, và trong những ngày ấy, các ông không kể lại cho ai biết gì cả về những điều mình đã thấy.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Tác giả TM III cho biết vì sao Đức Giêsu lên núi: để “cầu nguyện” (c. 28). Người dành nhiều thì giờ mà cầu nguyện. Chỉ nhờ thế, Người mới dần dà hiểu được những gì sẽ xảy ra, đâu là nơi Cha Người đang dẫn Người đến. Giống như ba môn đệ ngày hôm ấy, chỉ khi để cho Đức Giêsu dẫn đưa vào nơi thanh vắng và đến gần Thiên Chúa, chúng ta mới ở trong hoàn cảnh thích hợp, thuận lợi, mà hiểu rõ hơn mầu nhiệm bản thân Đức Giêsu và chương trình của Thiên Chúa. Nhờ có Người làm trung gian, chúng ta biết mọi điều mà Thiên Chúa có ý làm cho chúng ta và chúng ta biết cách xử sự với Thiên Chúa.   

2. Trong khi cầu nguyện, dung mạo của Đức Giêsu “đổi khác” (c. 29). Tác giả không nói là “biến hình” như các Tin Mừng khác. Điều xảy ra trong truyện này không nhắm trước tiên cho Đức Giêsu, nhưng là cho ba môn đệ. Không phải Người là Đấng phải thực hiện một kinh nghiệm hoặc phải biết một điều gì mới, nhưng chính các ông mới phải tiến tới trong việc hiểu biết Người và tin tưởng vào Người. Ánh sáng trên dung nhan Đức Giêsu cho chúng ta hiể trong khi cầu nguyện, Người đã hiểu chương trinh cứu độ của Cha Người và đã chấp nhận chương trình đó. Hy sinh của Người sẽ không phải là một thất bại, mà là một bước tiến tới sự phục sinh và vinh quang.

3. Sự kiện Đức Giêsu xuất hiện giữa Môsê và Êlia và hai ông đàm đạo với Người cho các môn đệ một bằng chứng nữa để có thể nhận ra Đức Giêsu là ai: Người thuộc về thế giới Thiên Chúa. Nhưng Người cũng thuộc về lịch sử dân Chúa, một lịch sử được Thiên Chúa hướng dẫn. Người phải đưa sứ mạng của Môsê và Êlia đến chỗ hoàn tất; Người cũng đáng được trân trọng và nhận biết như hai người tôi tớ vĩ đại này. Đức Giêsu không xuất hiện bất ngờ như một sao băng không hề có liên hệ gì với quá khứ, nhưng Người tháp vào trong lịch sử dài gồm những săn sóc ân cần của Thiên Chúa đối với dân Ngài, và đưa lịch sử này đến chỗ hoàn tất.

4. Quan hệ của Đức Giêsu với Thiên Chúa không phải là một vấn đề lý thuyết, không quan trọng gì bao nhiêu đối với đức tin và lối sống Kitô hữu. Phải nói là chính trong tương quan này mà bản chất của tương quan của Người đối với loài người chúng ta cũng được làm sáng tỏ, cả ý nghĩa của Người đối với chúng ta, những chờ đợi mà chúng ta có thể có nơi Người, những bổn phận phát xuất từ tương quan này đối với chúng ta.

5. Cho tới này, Israel đã nghe lời Môsê và Êlia, nay họ phải nghe lời Đức Giêsu. Tất cả Sách Thánh của Israel đều dẫn tới Đức Giêsu. Bằng bản thân, bằng hoạt động và bằng lời nói của Người, Đức Giêsu đưa đến cho dân chúng sứ điệp chung kết của Thiên Chúa. Cựu Ước không có ý nghĩa nếu không có Đức Giêsu, còn chính Người, nếu không có Cựu Ước, thì chỉ là một mầu nhiệm đối với chúng ta. Vào ngày Phục Sinh, để cho các môn đệ có thể hiểu ý nghĩa của cái chết và sự sống lại của Người, Người sẽ phải giải thích Cựu Ước cho họ (x. Lc 24,17).

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Second Sunday of Lent – Year C

Gospel: Lk 9:28b-36

Jesus took Peter, John, and James and went up the mountain to pray. While he was praying his face changed in appearance and his clothing became dazzling white. And behold, two men were conversing with him, Moses and Elijah, who appeared in glory and spoke of his exodus that he was going to accomplish in Jerusalem. Peter and his companions had been overcome by sleep, but becoming fully awake, they saw his glory and the two men standing with him. As they were about to part from him, Peter said to Jesus, “Master, it is good that we are here; let us make three tents, one for you, one for Moses, and one for Elijah.” But he did not know what he was saying. While he was still  speaking, a cloud came and cast a shadow over them, and they became frightened when they entered the cloud. Then from the cloud came a voice that said, “This is my chosen Son; listen to him.” After the voice had spoken, Jesus was found alone. They fell silent and did not at that time tell anyone what they had seen.

(http://usccb.org/bible/readings/022116.cfm)

Reflection

Shortsightedness limits potential, cuts off possibilities, diminishes growth. Peter wakes from sleep to behold shining glory. His response is surely quite shortsighted: he wants to pitch tents and stay put on the mountain. He “did not know what he was saying.” We can imagine he was flabbergasted so much at the vision that he blabbered the first thing that came to mind. The gospel doesn’t directly tell us that Peter heard “Moses and Elijah” speak of Jesus’ “exodus.” But maybe he did. Maybe this prompted his blabbering. Maybe Peter chose shortsightedness rather than an unknown, seemingly inglorious future. Only by disciples going through life with Jesus, embracing his “exodus” - his passing through suffering and death to risen Life - can they shatter the limits of potential, open up new possibilities, and embrace flowering growth.

In this telling of the transfiguration event, Moses and Elijah speak of exodus, of going forth to Jerusalem. By contrast, Peter speaks of pitching tents, of staying on the mountain in the moment of glory. He chooses to stay with the beauty and wonder of the glory he sees, but by doing so he would deny his own share in this same glory. Are we to stay or to go? Both! Disciples must stay in Jesus’ Presence and “listen to him,” and go to their own Jerusalem to pass over from death to new Life. Stay or go? Both! Our own transfiguration lies in both going and staying. Only by choosing the longer vision of going to Jerusalem with Jesus can we hope to share in his glory. Only by staying close to Jesus can such a journey end in a share in his glory.

Jesus’ transfiguration - in all its glory - cannot erase the stark reality of the self-giving that traveling to Jerusalem with him requires. Simply put, glory only comes through embracing the passion. This is the paradox of the paschal mystery: that something as desirable as a share in Jesus’ transfigured glory only comes through our embracing something as demanding as dying to self for the good of others. Even in this glorious moment of transfiguration - which gives us encouragement and hope on our Lenten journey - we are reminded that the only way to remain in that glory is to die to self. We have to come down off the mountain and go our own journey through death to glory.

To the point:

In this telling of the transfiguration event, Moses and Elijah speak of exodus, of going forth to Jerusalem. By contrast, Peter speaks of pitching tents, of staying on the mountain in the moment of glory. Are we to stay or to go? Both! Disciples must stay in Jesus’ Presence and “listen to him,” and go to their own Jerusalem to pass over from death to new Life. Stay or go? Both!

(Source: Living Liturgy 2016)