Lịch phụng vụ CN 4 TN - năm C




Chúa Nhật thứ 4 thường niên năm C ngày 31 tháng 1


Thứ Hai trong tuần 4 thường niên ngày 1 tháng 2
Bài đọc: 2 Sm 15, 13-14. 30; 16, 5-13a
Đáp ca: Tv 3, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Mc 5, 1-20

Thứ Ba trong tuần 4 thường niên ngày 2 tháng 2, lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, lễ kính.
Bài đọc I: Ml 3, 1-4
Đáp ca: Tv 23, 7. 8. 9. 10
Bài đọc II: Dt 2, 14-18
Phúc âm: Lc 2, 22-40 (hoặc 22-32)

Thứ Tư trong tuần 4 thường niên ngày 3 tháng 2
Bài đọc: 2 Sm 24, 2. 9-17
Đáp ca: Tv 31, 1-2. 5. 6. 7
Phúc âm: Mc 6, 1-6

Thứ Năm trong tuần 4 thường niên ngày 4 tháng 2, thánh Catarina Rixi, O.P, trinh nữ, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 V 2, 1-4. 10-12
Đáp ca: 1 Sb 29, 10. 11ab. 11d-12a. 12bcd
Phúc âm: Mc 6, 7-13

Thứ Sáu trong tuần 4 thường niên ngày 5 tháng 2, thánh Agatha, trinh nữ, tử đạo, lễ nhớ.
Bài đọc: Hc 47, 2-13 
Đáp ca: Tv 17, 31. 47 và 50. 51.
Phúc âm: Mc 6, 14-29

Thứ Bảy trong tuần 4 thường niên ngày 6 tháng 2, thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 V 3, 4-13
Đáp ca: Tv 118, 9. 10. 11. 12. 13. 14.
Phúc âm: Mc 6, 30-34


Chúa Nhật thứ 5 thường niên C ngày 7 tháng 2
Bài đọc I: Is 6, 1-2a, 3-8
Đáp ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3.4-5. 7c-8
Bài đọc II: 1 Cr 15, 1-11 (hoặc 1 Cr 15, 3-8. 11)
Phúc âm: Lc 5, 1-11

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 5 thường niên C


Phúc âm: Lc 5, 1-11

1 Một hôm, Đức Giê-su đang đứng ở bờ hồ Ghen-nê-xa-rét, dân chúng chen lấn nhau đến gần Người để nghe lời Thiên Chúa.2 Người thấy hai chiếc thuyền đậu dọc bờ hồ, còn những người đánh cá thì đã ra khỏi thuyền và đang giặt lưới.3 Đức Giê-su xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Si-môn, và Người xin ông chèo thuyền ra xa bờ một chút. Rồi Người ngồi xuống, và từ trên thuyền Người giảng dạy đám đông.
     4 Giảng xong, Người bảo ông Si-môn: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá.”5 Ông Si-môn đáp: “Thưa Thầy, chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, tôi sẽ thả lưới.”6 Họ đã làm như vậy, và bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới.7 Họ làm hiệu cho các bạn chài trên chiếc thuyền kia đến giúp. Những người này tới, và họ đã đổ lên được hai thuyền đầy cá, đến gần chìm.

     8 Thấy vậy, ông Si-môn Phê-rô sấp mặt dưới chân Đức Giê-su và nói: “Lạy Chúa, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi!”9 Quả vậy, thấy mẻ cá vừa bắt được, ông Si-môn và tất cả những người có mặt ở đó với ông đều kinh ngạc.10 Cả hai người con ông Dê-bê-đê, là Gia-cô-bê và Gio-an, bạn chài với ông Si-môn, cũng kinh ngạc như vậy. Bấy giờ Đức Giê-su bảo ông Si-môn: “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta.”11 Thế là họ đưa thuyền vào bờ, rồi bỏ hết mọi sự đ mà theo Người.

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Hoạt động tông đồ không thể dựa trên khả năng của các tông đồ hoặc trên thiện chí của những người mà các ngài được cử đến gặp, nhưng chỉ dựa trên trách nhiệm được giao và quyền năng của Chúa. Người ta chỉ có thể đảm nhận công việc ấy “theo lời Người”. Simôn có thể trải nghiệm quyền năng và giá trị của lời Đức Giêsu và phải trải nghiệm về sự giới hạn yếu đuối của bản thân ông. Đồng thời ông cũng trải nghiệm được sự hạ cố nhân ái của vị Chúa tể quyền năng, đã đưa ông vào phục vụ Người. Việc phục vụ này mãi mãi được liên kết với các kinh nghiệm cơ bản này.

2. Các mục tử hôm nay lại không nhận ra bài học cho mình sao? Quyền lãnh dạo của họ trên cộng đoàn Kitô hữu không phải là để họ áp đặt ý muốn của mình, nhưng là để giúp nhận ra ý muốn của Đức Giêsu. Họ có nhận ra tiếng nói của Thầy chí thánh và phân biệt tiếng nói này giữa các cảm xúc, các trực giác và các ý tưởng của họ chăng?

3. Người ta không thể trách Simôn về sự kiện ông là kẻ tội lỗi. Chính ông đã biết rồi, và ông sẽ trải nghiệm về điều này cách cay đắng (Lc 22,33t.54-60). Nhưng Đức Giêsu đã đưa kẻ tội lỗi ấy vào phục vụ Người, đã cầu nguyện cho ông (22,31t), đã nhìn ông với ánh mắt nhân hậu (22.61t). Như thế, Simôn có thể chu toàn nhiệm vụ, mà không bao giờ cậy dựa vào các sức mạnh của mình, nhưng tín thác vào Lời Chúa.

4. Khi biết nhìn đến lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta, quyền năng cũng như lòng tốt của Ngài, chúng ta mới nhận ra sự nghèo nàn và cần ơn cứu độ của chúng ta. Simôn đã nhận ra điều đó, ông không sợ hãi gì nữa; cho dù kẻ khác có nghĩ ông là một kẻ tội lỗi, điều này cũng quan hệ gì. Ông đã bước được một bước quyết liệt trong việc giải phóng bên trong. Đức Giêsu đã đào tạo môn đệ bằng phương tiện là những bước nhảy trong đức tin và bằng cách làm cho người ấy biết quyền lực thần linh của Người. Con thuyền của Phêrô chính là Hội Thánh. Đức Giêsu vẫn tiếp tục dạy chúng ta trên chiếc thuyền này, dọc theo dòng các cuộc cử hành Phụng vụ, và nhất là trong Bí Tích Thánh Thể.

5. Chính Thiên Chúa ban ơn gọi cho loài người. Mọi người phải bỏ mọi sự mà đáp trả quảng đại. Như thế là thực hiện một bước điên rồ, nhưng chính bước điên rồ này làm nên con người. Simôn đã thực hiện sự từ bỏ này khi thả lưới trái với kinh nghiệm thông thường, rồi sau đó, khi bỏ mọi sự mà bước theo Đức Giêsu. Nhờ dám “đánh liều cuộc đời”, Simôn trở thành người mà Thiên Chúa nhắm khi cho ông xuất hiện trong cuộc đời. Trong gia đình Kitô hữu, giáo dục con cái biết sống quảng đại là cách thức tốt nhất để chuẩn bị cho con cái sống quảng đại, để nhờ đó, chúng thực hiện được chương trình của Thiên Chúa.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fifth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 5:1-11

While the crowd was pressing in on Jesus and listening to the word of God, he was standing by the Lake of Gennesaret. He saw two boats there alongside the lake; the fishermen had disembarked and were washing their nets. Getting into one of the boats, the one belonging to Simon, he asked him to put out a short distance from the shore. Then he sat down and taught the crowds from the boat. After he had finished speaking, he said to Simon, “Put out into deep water and lower your nets for a catch.”
Simon said in reply, “Master, we have worked hard all night and have caught nothing,
but at your command I will lower the nets.” When they had done this, they caught a great number of fish and their nets were tearing. They signaled to their partners in the other boat to come to help them. They came and filled both boats so that the boats were in danger of sinking. When Simon Peter saw this, he fell at the knees of Jesus and said, “Depart from me, Lord, for I am a sinful man.” For astonishment at the catch of fish they had made seized him and all those with him, and likewise James and John, the sons of Zebedee, who were partners of Simon. Jesus said to Simon, “Do not be afraid; from now on you will be catching men.” When they brought their boats to the shore, they left everything and followed him.

(http://usccb.org/bible/readings/020716.cfm)

Reflection

We catch a ball. We catch a train. We catch a cold. We catch a meaning. We catch a sly glance. We catch a lot in our everyday living! And, yes, sometimes we “catch” people. A fiancée might be told she got a good “catch.” “Catch” means to intercept and hold. Don’t drop! Hang on! What a marvelous “catch” Jesus makes in this gospel! Jesus makes such a bigger catch than Peter! After fishing all night and catching nothing, Peter obeys Jesus, putting out his boat and nets once again. He makes a great catch of fish. Even more, he comes to a great insight about himself. Encounter with Jesus leads Peter to see himself as he really is (“I am a sinful man”), and to become what he is not yet: a follower of Jesus participating in his saving mission. Jesus “caught” Peter. He will “catch” us, too. All we need to do is heed Jesus’ word.

What precipitated the radical response of the first disciples who “left everything and followed” Jesus? Clearly, Jesus’ words and actions. To fishermen who had labored fruitlessly all night, Jesus says try again and leads them to a great catch. To a sinful Peter who considers himself unworthy of Jesus’ company, Jesus says follow me and transforms his life’s purpose. Jesus’ words are powerful words that bind us to himself.

Jesus “taught the crowds.” The miracle of the great catch makes concrete the good news of Jesus’ teaching: God’s intervention overturning the futility of mere human work, the superabundance of God’s actions on our behalf, the invitation to follow in Jesus’ footsteps. The miracle of the catch of fish is the bridge to another miracle: hearing the Good News and living it. The disciples’ willingness to be caught enabled them to see more deeply into the truth of Jesus’ teaching. It’s the power of Jesus’ good news that drew them to follow him. Today we are the “catch” that makes the Good News visible when we allow God to work in and through us.

Following Jesus can hardly be an impulse decision, although the gospel account might make it seem that way. Between the miracle of the great catch and the disciples leaving everything to follow Jesus stands Peter’s recognition that he is “a sinful man.” Their encounter with Jesus helped the disciples see themselves for who they were and opened up the willingness to change their life course. They would still be fishermenbu - t now their catch would be human beings to whom they would tell the good news of God’s presence. Jesus is the net God lowers into the sea of humanity, knowing full well there will be a great catch.

To the point:

After fishing all night and catching nothing, Peter obeys Jesus, putting out his boat and nets once again. He makes a great catch of fish. Even more, he comes to a great insight about himself. Encounter with Jesus leads Peter to see himself as he really is (“I am a sinful man”), and to become what he is not yet: a follower of Jesus participating in his saving mission. Jesus “caught” Peter. He will “catch” us, too. All we need to do is heed Jesus’ word.

(Source: Living Liturgy 2016)