Lịch phụng vụ CN 4 mùa chay - năm C




Chúa Nhật thứ 4 mùa chay năm C

Thứ Hai trong tuần 4 mùa chay ngày 7 tháng 3
Bài đọc: Is 65, 17-21
Đáp ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11e-12a và 13b
Phúc âm: Ga 4, 43-54

Thứ Ba trong tuần 4 mùa chay ngày 8 tháng 3
Bài đọc: Ed 47, 1-9. 12
Đáp ca: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Phúc âm: Ga 5, 1-3a. 5-16

Thứ Tư trong tuần 4 mùa chay ngày 9 tháng 3
Bài đọc: Is 49, 8-15
Đáp ca: Tv 144, 8-9. 13cd-14. 17-18
Phúc âm: Ga 5, 17-30

Thứ Năm trong tuần 4 mùa chay ngày 10 tháng 3
Bài đọc: Xh 32, 7-14
Đáp ca: Tv 105, 19-20. 21-22. 23
Phúc âm: Ga 5, 31-47

Thứ Sáu trong tuần 4 mùa chay ngày 11 tháng 3
Bài đọc: Kn 2, 1a. 12-22
Đáp ca: Tv 33, 17-18. 19-20. 21 và 23
Phúc âm: Ga 7, 1-2. 10. 25-30

Thứ Bảy trong tuần 4 mùa chay ngày 12 tháng 3
Bài đọc: Gr 11, 18-20
Đáp ca: Tv 7, 2-3. 9bc-10. 11-12
Phúc âm: Ga 7, 40-53

Chúa Nhật thứ 5 mùa chay năm C ngày 13 tháng 3
Bài đọc I: Is 43, 16-21
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Bài đọc II: Pl  3, 8-14
Phúc âm: Ga 8, 1-11

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 5 mùa chay năm C

Phúc âm: Ga 8, 1-11

1 Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu.
     2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ.3 Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa,4 rồi nói với Người: “Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình.5 Trong Sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?”6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất.7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”8 Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất.9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa.10 Người ngẩng lên và nói: “Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai lên án chị sao?”11 Người đàn bà đáp: “Thưa ông, không có ai cả.” Đức Giê-su nói: “Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!”

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Qua vụ việc này, chúng ta thấy rằng các kinh sư và người Pharisêu thiếu lòng từ bi thương xót: họ nằng nặc tố cáo người phụ nữ; họ nôn nóng đưa Đức Giêsu vào bẫy. Khi mục đích là tiêu diệt kẻ khác, thì mọi sự việc, kể cả con người, đều có thể trở thành phương tiện cho người ta thực hiện ý đồ gian ác. Luật lệ có thể trở thành phương thế để gây áp lực; con người có thể trở thành cái bẫy để ám hại kẻ khác. Các kinh sư và người Pharisêu coi người phụ nữ ngoại tình như một “ca” đơn thuần, cách lạnh lùng, y như thể là một bài toán phải tìm ra đáp án. Đức Giêsu mời gọi chúng ta: khi hành động, cần phải xem ý hướng chúng ta thế nào. Ở đây, chúng ta gặp lại các giáo huấn của Đức Giêsu trong Bài Giảng trên núi (Mt 7,1-5).

2. Bài Tin Mừng này cũng cho thấy rằng Đức Giêsu đã đưa mạc khải về lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa trong Cựu Ước đến chỗ hoàn tất. Là Con Thiên Chúa, Đức Giêsu đã đến để làm chứng về tình thương này; là Đấng Cứu Thế, Người đã đến để cứu những gì đã mất; là thầy thuốc, Người đã đến để chữa các bệnh nhân. Nếu chúng ta có được sự thẳng thắn để nhìn nhận rằng chúng ta cũng là những kẻ bị mất, bị đau ốm, chúng ta sẽ biết mở lòng ra đón tiếp Người.

3. Là những con người cũng mắc vô số thiếu sót và lầm lỗi, chúng ta cũng cần chạy đến với lòng kiên nhẫn và từ bi thương xót của Thiên Chúa. Thế thì vì sao chúng ta lại có thể vội vàng và không hề áy náy xin kết án kẻ khác? Chúng ta có chia sẻ thao thức của Đức Giêsu là cứu chữa, hay chúng ta có một niềm vui thiếu lành mạnh trong lòng khi kết án kẻ khác, vì lúc đó chúng ta có cảm tưởng mình không có tội (x. 1 Cr 13,6)? Chúng ta khó chịu với các kinh sư vì họ định ném đá người phụ nữ, nhưng chúng ta lại không giống họ sao? Chúng ta lại không nói với người ta những điều y như ném đá vào họ đó sao? Chúng ta cần ý thức rằng ơn gọi của chúng ta vừa là ra đi đưa lại ơn cứu chữa như Đức Giêsu đã làm xưa kia, vừa là làm chứng về ơn cứu chữa mà chính chúng ta liên tục đón nhận.

4. Đã có những lần chúng ta được Đức Giêsu tha thứ. Điều đó không có nghĩa là Người chuẩn nhận cho cách sống chúng ta vẫn theo lâu nay. Ơn tha thứ cũng kèm theo một khuyến khích mãnh liệt, thậm chí một đòi hỏi, hãy thay đổi đời sống. Nếu hôm nay, chúng ta vẫn còn thấy nơi mình một xu hướng mãnh liệt kết án người khác, thì cách chữa trị xu hướng bệnh tất đó hay nhất là xem chúng ta đã đi xưng tội bao nhiêu lần, đã bao nhiêu lần nhận được ơn tha thứ, và rồi đã sống theo lời khuyến cáo của Đức Giêsu đến đâu: “Hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Tại sao lại có khá nhiều Kitô hữu có vẻ thích thú khi tìm ra và công khai hóa các lỗi lầm của người khác?

5. Tội là điều nghiêm trọng, vì nó làm cho chúng ta không hạnh phúc và phá hỏng cuộc đời chúng ta. Đức Giêsu không bảo người phụ nữ: “Chị cứ đi bình an, chị có lý khi phản bội chồng chị, cứ tiếp tục đi!”, nhưng dường như muốn bảo: “Chị hãy ngưng gây hại cho chính chị, đừng phá hỏng đời sống chị nữa chỉ vì một ít khoảnh khắc lạc thú”. Không ai ghét tội cho bằng Đức Giêsu, bởi vì không ai yêu thương chúng ta cho bằng Đức Giêsu. Thế nhưng Người không kết án những kẻ phạm lỗi, cũng không góp thêm phần tàn phá vào những gì kẻ tội lỗi đã làm nơi chính họ. Người bảo: “Từ nay đừng phạm tội nữa!”

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fifth Sunday of Lent – Year C

Gospel: Jn 8:1-11

Jesus went to the Mount of Olives. But early in the morning he arrived again in the temple area, and all the people started coming to him, and he sat down and taught them. Then the scribes and the Pharisees brought a woman who had been caught in adultery and made her stand in the middle. They said to him, “Teacher, this woman was caught in the very act of committing adultery. Now in the law, Moses commanded us to stone such women. So what do you say?” They said this to test him, so that they could have some charge to bring against him. Jesus bent down and began to write on the ground with his finger. But when they continued asking him, he straightened up and said to them, “Let the one among you who is without sin be the first to throw a stone at her.” Again he bent down and wrote on the ground. And in response, they went away one by one, beginning with the elders. So he was left alone with the woman before him. Then Jesus straightened up and said to her, “Woman, where are they? Has no one condemned you?” She replied, “No one, sir.”
Then Jesus said, “Neither do I condemn you. Go, and from now on do not sin any more.”

(http://usccb.org/bible/readings/031316-fifth-sunday-lent.cfm)

Reflection

Most of us prefer comedies over tragedies, stories with happy endings over sad endings. This gospel account is a story that refuses to be so simply categorized. The gospel account begins with deadly accusation, and ends with divine mercy. It begins with condemnation that would have led the adulterous woman to death, and ends with Jesus’ mercy leading her to new Life. The account begins with human testing of Jesus, and ends with divine invitation to repent. It begins with a narrow focus on application of a law as an excuse for testing the fidelity of Jesus to Jewish covenantal law, and ends with Jesus revealing a new order in which all are called to repentance and an experience of divine mercy. Jesus’ desire for us is not death but new Life. This journey of moving from sinfulness to new Life is both tragic and comic. It is sad and happy. It is a choice. A critical choice. The crowd brings before Jesus a woman caught in adultery, condemns her, and demands her life. Jesus doesn’t condemn the woman. He does condemn her act (“do not sin any more”), then calls her to repent and choose a new way of living. Lent calls us to the same kind of encounter with Jesus so that we face our own sinfulness, hear his invitation to embrace a new way of living, and make right choices. Central to this gospel is not simply the adulterous woman nor even the crowd that comes to a realization of their own sinfulness. Taking a central place is encounter with Jesus who calls us to repentance and offers us divine mercy. We are quick to condemn each other; Jesus assures us, “Neither do I condemn you.” We must acknowledge our sinfulness and turn toward God. This is repentance. It rests in divine encounter and results in truth: our sinfulness, God’s mercy, the promise of new Life. The “scribes and the Pharisees” use the proscription of the law in an attempt to entrap Jesus. He responds by confronting them with the reality of their own hard-heartedness and sinfulness. They slink away “one by one,” leaving the adulterous woman alone to face Jesus. He extends mercy and compassion as well as judgment and a command to change her life. Do we dare to stand alone before Jesus, bare our own sinfulness, and hear him say to us, “Go, and from now on do not sin any more”?

To the point:

The “scribes and the Pharisees” use the proscription of the law in an attempt to entrap Jesus. He responds by confronting them with the reality of their own hard-heartedness and sinfulness. They slink away “one by one,” leaving the adulterous woman alone to face Jesus. He extends mercy and compassion as well as judgment and a command to change her life. Do we dare to stand alone before Jesus, bare our own sinfulness, and hear him say to us, “Go, and from now on do not sin any more”?

(Source: Living Liturgy 2016)