Lịch phụng vụ CN 3 mùa chay - năm C




Chúa Nhật thứ 3 mùa chay năm C

Thứ Hai trong tuần 3 mùa chay ngày 29 tháng 2
Bài đọc: 2 V 5, 1-15a
Đáp ca: Tv 41, 2. 3, và Tv 42, 3. 4
Phúc âm: Lc 4, 24-30

Thứ Ba trong tuần 3 mùa chay ngày 1 tháng 3
Bài đọc: Đn 3, 25. 34-43
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Phúc âm: Mt 18, 21-35

Thứ Tư trong tuần 3 mùa chay ngày 2 tháng 3
Bài đọc: Đnl 4, 1. 5-9
Đáp ca: Tv 147, 12-13. 15-16. 19-20
Phúc âm: Mt 5, 17-19

Thứ Năm trong tuần 3 mùa chay ngày 3 tháng 3
Bài đọc: Gr 7, 23-28
Đáp ca: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9
Phúc âm: Lc 11, 14-23

Thứ Sáu trong tuần 3 mùa chay ngày 4 tháng 3
Bài đọc: Hs 14, 2-10
Đáp ca: Tv 80, 6c-8a. 8bc-9. 10-11ab. 14 và 17
Phúc âm: Mc 12, 28b-34

Thứ Bảy trong tuần 3 mùa chay ngày 5 tháng 3
Bài đọc: Hs 6, 1b-6
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 18-19. 20-21ab  
Phúc âm: Lc 18, 9-14

Chúa Nhật thứ 4 mùa chay năm C ngày 6 tháng 3
Bài đọc I: Gs 5, 9a. 10-12
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7
Bài đọc II: 2 Cr 5, 17-21
Phúc âm: Lc 15, 1-3. 11-32

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 4 mùa chay năm C


1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.2 Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.”3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:
11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai.12 Người con thứ nói với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng.’ Và người cha đã chia của cải cho hai con.13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.
     14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo.16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: ‘Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.’20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.
     “Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.21 Bấy giờ người con nói rằng: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa....’22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: ‘Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu,23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.’ Và họ bắt đầu ăn mừng.
     25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì.27 Người ấy trả lời: ‘Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.’28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ.29 Cậu trả lời cha: ‘Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!’
     31 “Nhưng người cha nói với anh ta: ‘Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.32 Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.’”

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Thiên Chúa thương tất cả mọi người và muốn cho mọi người đều được cứu độ. Nhưng “tất cả” không có nghĩa là một khối người tương đối đông, mà là “từng người”. “Tất cả” là “từng người” trong thế giới, không bỏ sót một ai. Thiên Chúa chiếu cố đến từng con người y như chỉ có một mình người ấy trên đời.

2. Chúng ta có thể thấy mình như người con thứ: không phải là tên ăn cắp, chỉ lấy đúng phần mình; chúng ta cũng còn biết nói “thưa cha!”, nhưng không hề vui thích được ở với cha, mà chỉ muốn ra đi “ăn chơi” cho thỏa thích. Và mỗi khi gặp khó khăn, thì chỉ dâng lên Thiên Chúa một lời cầu nguyện đầy vụ lợi, tính toán. Người con thứ không biết nghĩ rằng xin làm một “người làm công”, thì sỉ nhục cha quá nặng nề, bởi vì cha vẫn chỉ mong đón mình về để làm “con”. Nay được cha đón vào nhà rồi, anh có biết đáp lại tình cha không? Phần này, chính chúng ta sẽ phải viết tiếp bằng đời sống thực tế của mình.

3. Chúng ta cũng có thể thấy mình như người con cả, không bao giờ trái lệnh cha, nhưng cũng chẳng thích ở với cha; trái lại chỉ tính toán, mong có ngay “thoát ly” để đi vui chơi với bạn bè. Đã thế, chúng ta lại tỏ ra khinh bỉ, miệt thị những kẻ bị coi là “tội lỗi”. Nay đã được cha ra gặp để tâm sự rồi, anh có vào nhà để chung vui không? Phần này, chính chúng ta cũng sẽ phải viết tiếp bằng đời sống thực tế của mình.

4. Vì không hiểu tình yêu của cha, cả hai người con, đặc biệt anh cả, không hiểu tiếng gọi kèm theo sự hiểu biết đó: anh chỉ thực sự là con của cha, khi yêu thương anh em mình. Ta không thể phục vụ Thiên Chúa như Ngài muốn nếu không yêu mến Ngài và thông chia tình yêu của Ngài cho anh chị em mình, cho dù họ thế nào. Làm sao có thể tự nhận là môn đệ của Đức Giêsu, khi khinh bỉ quay mặt tránh người anh em đang ở trong tình trạng bần khốn nhất, do tội lỗi gây nên?


(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fourth Sunday of Lent – Year C

Gospel: Lk 15:1-3, 11-32

Tax collectors and sinners were all drawing near to listen to Jesus, but the Pharisees and scribes began to complain, saying, “This man welcomes sinners and eats with them.” So to them Jesus addressed this parable: “A man had two sons, and the younger son said to his father, ‘Father give me the share of your estate that should come to me.’ So the father divided the property between them. After a few days, the younger son collected all his belongings and set off to a distant country where he squandered his inheritance on a life of dissipation. When he had freely spent everything, a severe famine struck that country, and he found himself in dire need.
So he hired himself out to one of the local citizens who sent him to his farm to tend the swine. And he longed to eat his fill of the pods on which the swine fed, but nobody gave him any. Coming to his senses he thought, ‘How many of my father’s hired workers have more than enough food to eat, but here am I, dying from hunger.
I shall get up and go to my father and I shall say to him, “Father, I have sinned against heaven and against you. I no longer deserve to be called your son; treat me as you would treat one of your hired workers.”’ So he got up and went back to his father. While he was still a long way off, his father caught sight of him, and was filled with compassion. He ran to his son, embraced him and kissed him. His son said to him, ‘Father, I have sinned against heaven and against you; I no longer deserve to be called your son.’ But his father ordered his servants, ‘Quickly bring the finest robe and put it on him; put a ring on his finger and sandals on his feet. Take the fattened calf and slaughter it. Then let us celebrate with a feast, because this son of mine was dead, and has come to life again; he was lost, and has been found.’ Then the celebration began. Now the older son had been out in the field and, on his way back, as he neared the house, he heard the sound of music and dancing. He called one of the servants and asked what this might mean. The servant said to him, ‘Your brother has returned and your father has slaughtered the fattened calf because he has him back safe and sound.’ He became angry, and when he refused to enter the house,
his father came out and pleaded with him. He said to his father in reply, ‘Look, all these years I served you and not once did I disobey your orders; yet you never gave me even a young goat to feast on with my friends. But when your son returns who swallowed up your property with prostitutes, for him you slaughter the fattened calf.’
He said to him, ‘My son, you are here with me always; everything I have is yours. But now we must celebrate and rejoice, because your brother was dead and has come to life again; he was lost and has been found.’”

(http://usccb.org/bible/readings/030616-fourth-sunday-lent.cfm)

Reflection

This Fourth Sunday of Lent is traditionally called “Laetare Sunday,” from the Latin meaning “to rejoice” or “to be joyful.” This is a perfect Sunday on which to proclaim this gospel about the Prodigal Son. The father is so joyful at his son’s return home that he forgives his wanderings and squanderings and orders a feast to be prepared and celebrated. Sinners though we are, just so does our merciful Father long to embrace and celebrate with us. We have only to return to him. Expecting, hoping, anticipating minimal response from his father, the son returns home and receives lavishly from his father. The father doesn’t answer the son’s confession with words. Rather, he begins the concrete actions of showing lavish mercy and welcome. The point: Jesus’ welcome of sinners makes visible the love and mercy of God our Father, a love and mercy we all need because we all are sinful and in need of forgiveness. Forgiveness brings us to accept others (and ourselves) as weak human beings who often hurt others and cause them anguish. Forgiveness helps us to not let the past determine our choices and actions. Furthermore, the “ministry of reconciliation” (second reading) given to us by God places us in the role of the merciful father, reminding us of not only the value but the necessity of forgiveness. We are like the parable father when we are compassionate and forgiving toward those who have harmed us, when we are urged to celebrate a feast when someone (ourselves included, of course!) turns from wrongful ways. Sometimes we are like the two sons who act rashly and need forgiveness. Some- times we are like the father who extends lavish forgiveness. According to “the Pharisees and scribes” in this gospel, Jesus entertained all the wrong people! Who would want to associate with, let alone feast with, sinners? In the parable, the prodigal son entertained all the wrong desires! The elder son entertained anger and jealousy, pettiness and closed heartedness! On the other hand, the father tendered reconciliation leading to feasting. In our lives, God tenders mercy and forgiveness leading to new Life. What do we entertain in our hearts? What do we tender in our relationships? With whom do we feast?

To the point:

According to “the Pharisees and scribes,” Jesus entertained all the wrong people! In the parable, the prodigal son entertained all the wrong desires! The elder son entertained anger and jealousy, pettiness and closed heartedness! On the other hand, the father tendered reconciliation leading to feasting. In our lives, God tenders mercy and forgiveness leading to new Life. What do we entertain in our hearts? What do we tender in our relationships? With whom do we feast?

(Source: Living Liturgy 2016)