Lịch phụng vụ CN 2 mùa chay - năm C




Chúa Nhật thứ 2 mùa chay năm C

Thứ Hai trong tuần 2 mùa chay ngày 22 tháng 2. Lập Tông tòa thánh Phêrô, lễ kính.
Bài đọc: 1 Pr 5, 1-4
Đáp ca: Tv 22, 1-3. 4. 5. 6
Phúc âm: Mt 16, 13-19

Thứ Ba trong tuần 2 mùa chay ngày 23 tháng 2
Bài đọc: Is 1, 10. 16-20
Đáp ca: Tv 49, 8-9. 16bc-17. 21 và 23
Phúc âm: Mt 23, 1-12

Thứ Tư trong tuần 2 mùa chay ngày 24 tháng 2
Bài đọc: Gr 18, 18-20
Đáp ca: Tv 30, 5-6. 14. 15-16
Phúc âm: Mt 20, 17-28

Thứ Năm trong tuần 2 mùa chay ngày 25 tháng 2
Bài đọc: Gr 17, 5-10
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Lc 16, 19-31

Thứ Sáu trong tuần 2 mùa chay ngày 26 tháng 2
Bài đọc: St 37, 3-4. 12-13a. 17b-28
Đáp ca: Tv 104, 16-17. 18-19. 20-21
Phúc âm: Mt 21, 33-43. 45-46

Thứ Bảy trong tuần 2 mùa chay ngày 27 tháng 2
Bài đọc: Mk 7, 14-15. 18-20
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 9-10. 11-12  
Phúc âm: Lc 15, 1-3. 11-32

Chúa Nhật thứ 3 mùa chay năm C ngày 28 tháng 2
Bài đọc I: Xh 3, 1-8a. 13-15
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11
Bài đọc II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12
Phúc âm: Lc 13, 1-9

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 3 mùa chay năm C

Phúc âm: Lc 13, 1-9

1 Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giê-su nghe chuyện những người Ga-li-lê bị tổng trấn Phi-la-tô giết, khiến máu đổ ra hòa lẫn với máu tế vật họ đang dâng.2 Đức Giê-su đáp lại rằng: “Các ông tưởng mấy người Ga-li-lê này phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Ga-li-lê khác sao?3 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.4 Cũng như mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem sao?5 Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy.”

     6 Rồi Đức Giê-su kể dụ ngôn này: “Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy,7 nên bảo người làm vườn: “Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất ?”8 Nhưng người làm vườn đáp: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó.9 May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi.’”

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Giải thích các biến cố là một việc rất tế nhị, nhất là khi biến cố ấy gây tai họa cho người khác chứ không phải cho chính ta. Đọc cho ra ý nghĩa các “thời điểm” (= dấu chỉ thời đại) là việc phải làm trong tinh thần siêu nhiên, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, và với tinh thần Giáo Hội. Chỉ khi đó, chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của các “thời điểm” đó và chọn cho mình một lập trường tương ứng, cũng như giúp người khác chọn lựa đúng đắn.

2. Có những người chủ trương rằng bạo lực là phương thế duy nhất để tái lập công lý. Thật ra, sức mạnh chẳng bao giờ đưa lại điều tốt, chẳng bao giờ giải quyết được các vấn đề; nó chỉ làm phát sinh những vấn đề mới nghiêm trọng hơn. Đức Giêsu không muốn dính líu với những người cứ nguyền rủa chửi thề. Người không vô cảm trước đau khổ hoặc các tai nạn hay nỗi bất hạnh, nhưng Người biết rằng hận thù, giận dữ và trả thù chỉ làm cho các vấn đề thêm trầm trọng.

3. Có những Kitô hữu suy nghĩ như người Pharisêu, cho rằng may mắn và sức khỏe là những phúc lành Thiên Chúa ban cho người tốt, còn đau khổ là một sự nguyền rủa Ngài giáng xuống kẻ ác. Không phải thế! Quả thật, có điều xấu do con người xấu gây ra, có những điều xấu xảy ra do sự thiếu quan tâm. Nhưng mưa không thuận gió không hòa, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh tật, là những điều ta không được đổ cho Thiên Chúa. Chúng xảy ra vì thế giới chúng ta là như thế. Dù vậy, không có điều gì xảy ra mà ở ngoài chương trình của Ngài. Không biến cố nào, tốt hay xấu, tình cờ hay có kế hoạch, mà vuột khỏi tình yêu của Ngài. Ngài để cho vũ trụ đi theo dòng sinh hoạt của nó, cho thiên nhiên vâng theo luật lệ của chính nó. Ngài cho phép người ta tự do hành động và điều hành các vấn đề sao cho ngay cả những chuyện xấu vẫn đưa đến một điều tốt.

4. Theo dụ ngôn Cây vả không trái, chúng ta hiểu rằng mình dường như vẫn đang làm cho Chúa Cha (= chủ vườn nho) phải thất vọng, vì đã phí phạm bao nhiêu ơn huệ cao quý Ngài ban cho. Và thời gian chúng ta còn đang có trước mắt chính là một “thời gian gia hạn”. Người biết suy nghĩ thì biết cách tận dụng “thời gian gia hạn” cho ích lợi, khi mà mình đã phung phí thời gian dài đã có trước đây. Một sự phung phí như thế cũng rất có thể đã gây ảnh hưởng tiêu cực trên những người khác.

5. Hôm nay chúng ta vẫn có một Đấng chuyển cầu có thế giá trước nhan Chúa Cha, đó là Đức Giêsu. Người vẫn đang xin Chúa Cha ban thêm ơn cho chúng ta, vẫn xin Chúa Cha “triển hạn” để chúng ta có thể sinh hoa quả xứng với tình thương của Chúa Cha. Lẽ nào chúng ta có thể tiếp tục lạm dụng tình thương cao vời đó mãi?

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Third Sunday of Lent – Year C

Gospel: Lk 13:1-9

Some people told Jesus about the Galileans whose blood Pilate had mingled with the blood of their sacrifices. Jesus said to them in reply, “Do you think that because these Galileans suffered in this way they were greater sinners than all other Galileans? By no means! But I tell you, if you do not repent, you will all perish as they did! Or those eighteen people who were killed when the tower at Siloam fell on them - do you think they were more guilty than everyone else who lived in Jerusasem? By no means! But I tell you, if you do not repent, you will all perish as they did!”

And he told them this parable: “There once was a person who had a fig tree planted in his orchard, and when he came in search of fruit on it but found none, he said to the gardener, ‘For three years now I have come in search of fruit on this fig tree but have found none. So cut it down. Why should it exhaust the soil?’ He said to him in reply, ‘Sir, leave it for this year also, and I shall cultivate the ground around it and fertilize it; it may bear fruit in the future. If not you can cut it down.’”

(http://usccb.org/bible/readings/022816-third-sunday-lent.cfm)

Reflection

Question: What are five verbs beginning with “re” that capture this gospel’s challenge to us? Answer: repent, retry, reconcile, renew, restore. We are to repent of our sinfulness; retry the cultivation God constantly does in order for us to be fruitful in our daily living; reconcile with whomever and whatever keeps us from growing; renew our resolve to avoid whatever might cut us off from God; and restore any broken relationships hindering our receiving the fullness of Life. Not to accept this challenge to personal transformation is to choose to perish. What is obvious in these statements is that we choose to perish or live. God gives us all we need and even more so that we bear fruit. Lent is a reminder that we are prone to sinfulness, but that we are given a chance over and over again to choose Life. Why would we choose to cut ourselves off from God and each other and perish? This is our work of repenting: that we turn from sinfulness toward God’s transforming mercy, knowing full well this turning is our choice. This is our work of retrying: that we never give up on God’s work of mercy, our God who takes what is almost dead and coaxes it back to new life. This is our work of reconciling: to heal the wounds that separate. This is our work of renewing: that we undertake the necessary steps to rebuild our relationships with God and each other. This is our work of restoring: that we allow God’s new Life so freely given to us to redi- rect all our being to bear the good fruit of righteous living. In this gospel, Jesus attacks a misconception his hearers held: tragic death - and illness or other misfortunes - is not the result of sinning. Sinning is always our own choice, not a consequence of some impersonal outside force. Jesus issues a clear warning: sinfulness is not to be ignored - we must repent and bear the good fruit of right living. If not, we will perish. We will die an eternal death. The work of Lent is to choose the eternal Life God continuously cultivates within us. Our encouragement is that God is ever patient, ever mer- ciful. God never gives up on us.

To the point:

In this gospel, Jesus attacks a misconception his hearers held: tragic death - and illness or other misfortunes - are not the result of sinning. Nonetheless, he issues a clear warning: sinfulness is not to be ignored - we must repent and bear the good fruit of right living. If not, we will perish. We will die an eternal death. The work of Lent is to choose the eternal Life God continuously cultivates within us.

(Source: Living Liturgy 2016)