Lịch phụng vụ CN 5 TN - năm C




Chúa Nhật thứ 5 thường niên năm C ngày 7 tháng 2


Thứ Hai trong tuần 5 ngày 8 tháng 2. Mùng 1 tết Bính Thân. Cầu bình an cho Năm mới.


Bài đọc 1: St 1,14-18
Đáp Ca: Tv 36,3-4.5-6.23-24.25-26 (Đ. x. c.5)
Bài đọc 2: Pl 4,4-8
Phúc âm: Mt 6,25-34

Thứ Ba trong tuần 5 ngày 9 tháng 2. Mùng 2 tết Bính Thân. Kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên.
Bài đọc 1: Hc 44,1.10-15
Đáp Ca: Tv 127,1-2.3.4-5a.5b-6 (Đ. c.1)
Bài đọc 2: Ep 6,1-4.18-23
Phúc âm: Mt 15,1-6

Thứ Tư trong tuần 5 ngày 10 tháng 2. Mùng 3 tết Bính Thân. Lễ Tro (Giữ chay, kiêng thịt)
Bài đọc 1: Ge 2, 12-18
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17
Bài đọc 2: 2 Cr 5, 20 - 6, 2
Phúc âm: Mt 6, 1-6. 16-18

Thứ Năm trong tuần 5 ngày 11 tháng 2. Kính Đức Mẹ Lộ Đức. Ngày cầu cho bệnh nhân.
Bài đọc: Đnl 30, 15-20
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Lc 9, 22-25  

Thứ Sáu trong tuần 5 ngày 12 tháng 2
Bài đọc: Is 58, 1-9a
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 18-19
Phúc âm: Mt 9, 14-15

Thứ Bảy trong tuần 5 ngày 13 tháng 2, Cp Giođanô Xaxônia, O.P, linh mục. Lễ nhớ.
Bài đọc: Is 58, 9b-14
Đáp ca: Tv 85, 1-2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Lc 5, 27-32

Chúa Nhật thứ 1 mùa chay năm C ngày 14 tháng 2
Bài đọc I: Đnl 26, 4-10
Đáp ca: Tv 90, 1-2. 10-11. 12-13. 14-15
Bài đọc II: Rm 10, 8-13
Phúc âm: Lc 4, 1-13

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 1 mùa chay năm C


Phúc âm  Lc 4, 1-13

1 Đức Giê-su được đầy Thánh Thần, từ sông Gio-đan trở về.2 Suốt bốn mươi ngày, Người được Thánh Thần dẫn đi trong hoang địa và chịu quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì cả, và khi hết thời gian đó, thì Người thấy đói.3 Khi ấy quỷ nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hóa bánh đi!”4 Nhưng Đức Giê-su đáp lại: “Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh.”
     5 Sau đó, quỷ đem Đức Giê-su lên cao, và trong giây lát, chỉ cho Người thấy tất cả các nước thiên hạ.6 Rồi nó nói với Người: “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này, vì quyền hành ấy đã được trao cho tôi, và tôi muốn cho ai tùy ý.7 Vậy nếu ông bái lạy tôi, thì tất cả sẽ thuộc về ông.”8 Đức Giê-su đáp lại: “Đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi.”
     9 Quỷ lại đem Đức Giê-su đến Giê-ru-sa-lem và đặt Người trên nóc Đền Thờ, rồi nói với Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì đứng đây mà gieo mình xuống đi !10 Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền cho thiên sứ gìn giữ bạn.11 Lại còn chép rằng: Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng, cho bạn khỏi vấp chân vào đá.”12 Bấy giờ Đức Giê-su đáp lại: “Đã có lời rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi.”
     13 Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ Người, quỷ bỏ đi, chờ đợi thời cơ.

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Trong lời mời gọi hoán cải, Gioan khẳng định rằng ơn cứu độ không mưa từ trời xuống cho chúng ta. Chúng ta phải chủ ý thực hiện một cuộc hoán cải quyết liệt và hữu hiệu mà quay về với Thiên Chúa. Ngài muốn chúng ta hoán cải và Ngài giúp chúng ta thực hiện, nhưng chúng ta phải chủ động bắt tay vào. Lối xử sự của chúng ta đối với Thiên Chúa sẽ cứ bị méo mó đủ cách. Nhiều thực tại khác lôi kéo sự chú ý của chúng ta, tỏ ra quan trọng và có giá trị hơn chính Thiên Chúa. Cám dỗ và thử thách vẫn có đó, nên ta cần phải lấy lập trường và quyết định. Đức Giêsu nêu gương cho chúng ta: vì Người luôn ở về phía Thiên Chúa, nên Người có thể trả lời cách yên hàn, chắc chắn và đàng hoàng. Người diễn tả ra cách đơn giản, tuyệt đối rõ ràng, điều gì có giá trị.

2. Bị thử thách không phải là một điều xấu: Đức Giêsu vừa được Thánh Thần hướng dẫn vừa chịu quỷ cám dỗ. Điều xấu là để mình sa chước cám dỗ. Nếu kiên trì chiến đấu và đạt chiến thắng như Đức Kitô đã làm trong hoang địa, ta đã có dịp diễn tả lòng hiếu thảo của mình đối với Chúa Cha. Dĩ nhiên không nên tự phụ mình thừa sức chiến thắng cám dỗ bằng cách đi tìm cám dỗ! Còn khi cám dỗ đến, chúng ta bắt chước Đức Giêsu ung những phương tiện siêu nhiên có được mà chiến đấu: Lời Chúa, cầu nguyện, Thánh Thể…

3. Chúng ta bị cám dỗ khi chỉ rút vào trong mình, và đầy người khác ra ngoài; khi chúng ta ung các tài năng để chỉ thỏa mãn chính mình; khi chúng ta xác tín rằng chúng ta phải lo cho chính mình, chứ không quan tâm đến người khác. Đức Giêsu đã sử dụng quyền của Người cho kẻ khác. Phải luôn nhìn nhận quyền chúa tể của Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. Nhưng sự nhìn nhận này thường xuyên bị đe dọa bởi việc đi tìm quyền lực: “Tôi có khả năng quyết định. Lời tôi nói và ý tôi muốn là dứt khoát và phải được tuân theo. Tôi có quyền xếp đặt các con người và các sự việc!” Đức Giêsu nhìn nhận quyền bính trong thế giới loài người. Tuy nhiên các quyền bính này không được coi như có quyền thống trị trên người khác, trái lại phải được sống như một công việc phục vụ (x. Lời Chúa 3,12-14; 22,24-27).

4. Trong cuộc sống này, chúng ta không thể mong được miễn giảm một cuộc chiến đấu gian khổ. Tuy nhiên, chúng ta được biết Tin Mừng này: có một Đấng mà tên cám dỗ không làm hại được; có Đấng tuyệt đối sống trung thành với Thiên Chúa. Cho dù chúng ta không chống lại được thử thách và cứ té ngã liên tục, sự kiện có một Đấng vẫn đứng vững và trung thành với Thiên Chúa phải thổi vào lòng chúng ta niềm vui và sự can đảm. Đức Giêsu đã không cần bằng chứng để tin vào tình yêu của Chúa Cha. Thế nhưng có những Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa chỉ yêu thương họ khi mọi chuyện xuôi chảy với họ, còn khi có những trục trặc, họ bắt đầu ngờ vực. Còn Đức Giêsu, ngay trên thập giá, khi những con mắt trần gian thấy dường như Người bị Thiên Chúa nguyền rủa, Người vẫn tin vào tình yêu của Chúa Cha.

5. Đức Giêsu nói “không” với quỷ, nhưng cũng phải nói “không” với chính mình, bởi vì con đường Người theo kềm hãm các khát vọng và những đòi hỏi của bản tính tự nhiên. Các phản ứng của Người trước đau khổ, những tủi nhục, những thất bại, thì cũng giống như mọi người. Người không thể phạm tội, nhưng Người có thể chọn con đường chung của mọi người, là sự thoải mái. Vinh quang không phải là một tội, mà còn là một quyền Người có thể ung. Sự rút lui của quỷ chứng tỏ đây không những là một chiến thắng của chủ trương Mêsia khiêm nhường và phục vụ như tôi tớ, mà còn là một chiến thắng riêng của Đức Giêsu. Người đã không muốn bước theo một nẻo đường tiện nghi thoải mái, không muốn hưởng trước một thành công; nhưng Người đã tôn trọng con đường đã được chọn cho Người dù phải hy sinh, thiệt thòi. Khi rời khỏi hoang địa, không những Người được thánh hiến mà còn có đầy đủ tư cách Mêsia.  

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

First Sunday of Lent – Year C

Gospel: Lk 4:1-13

Filled with the Holy Spirit, Jesus returned from the Jordan and was led by the Spirit into the desert for forty days, to be tempted by the devil. He ate nothing during those days, and when they were over he was hungry. The devil said to him, “If you are the Son of God, command this stone to become bread.” Jesus answered him, “It is written, One does not live on bread alone.” Then he took him up and showed him all the kingdoms of the world in a single instant. The devil said to him, “I shall give to you all this power and glory; for it has been handed over to me, and I may give it to whomever I wish. All this will be yours, if you worship me.” Jesus said to him in reply,
“It is written: You shall worship the Lord, your God, and him alone shall you serve.”
Then he led him to Jerusalem, made him stand on the parapet of the temple, and said to him, “If you are the Son of God, throw yourself down from here, for it is written: He will command his angels concerning you, to guard you, and: With their hands they will support you, lest you dash your foot against a stone.” Jesus said to him in reply, “It also says, You shall not put the Lord, your God, to the test.” When the devil had finished every temptation, he departed from him for a time.

(http://usccb.org/bible/readings/021416.cfm)

Reflection

It so happens that this year the First Sunday of Lent falls on Valentine’s Day. What a contradiction! During the season when we practice self-discipline, this day promotes self-indulgence. At a time when we remember God’s forgiveness and mercy for our wrongdoings, this day seems to forget about the challenge and hard work of growing in relationships. For six weeks we look to the God of love to teach us self-giving, while this day tends to extol a gooey kind of love fed by insipid platitudes. Lent reminds us of our failings and need for conversion; Valentine’s Day overlooks human imperfection and glorifies any kind of relationship. On the other hand, the coincidence of this Sunday with Valentine’s Day is a happy event, too. Both are about who we are, how we want to be in relation to others, and the importance of personal encounter for our very well-being. In this gospel, the encounter of Jesus with “the devil” paral- lels our own encounters with “the devil.” None of us - not even the God-Man - is exempt from temptation. By resisting the devil’s temptations to act as “the Son of God,” Jesus fully embraces his human identity. Jesus facing temptation witnesses to how fully he identifies with who we are as human beings. By resisting the devil’s temptations to act against who God created us to be, we fully embrace our own human identity: graced beings created in the image of God. Jesus chooses not to misuse his divine power, taking up the mission for which he was sent. He was not sent to lord it over us, but to use his divine power to lead us to saving wholeness and well-being. We choose not to act against the divine Life God has bestowed upon us, taking up the mission on which we have been sent. We continue Jesus’ saving ministry, reaching out to others with the Good News that God is forgiving and merciful, ever calling us to deeper relationship. Temptation is an occasion for showing that our lives are turned to God, in whom we find our very identity and being. Like Jesus, temptations and our very resistance to them strengthen us in our choices for goodness and holiness. In making these choices we are continually choosing who we want to be: those who faithfully serve God by doing good for others - this is our life’s mission. Temptations’ lure to self-satisfaction is overcome by an even stronger lure: growth in holiness and transformation into being ever more beloved sons and daughters of God.

To the point:

In this gospel, the encounter of Jesus with “the devil” parallels our own encounters with “the devil.” By resisting the devil’s temptations to act as “the Son of God,” Jesus fully embraces his human identity. By resisting the devil’s temptations to act against who God created us to be, we fully embrace our human identity. Jesus chooses not to misuse his divine power, taking up the mission for which he was sent. We choose not to act against the divine Life God has bestowed upon us, taking up the mission on which we have been sent.

(Source: Living Liturgy 2016)