Lịch phụng vụ CN Lễ lá - năm C




Chúa Nhật Lễ Lá năm C

Thứ Hai tuần Thánh, ngày 21 tháng 3
Bài đọc: Is 42, 1-7
Đáp ca: Tv 26, 1. 2. 3. 13-14
Phúc âm: Ga 12, 1-11

Thứ Ba tuần Thánh, ngày 22 tháng 3
Bài đọc: Is 49, 1-6
Đáp ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15 và 17
Phúc âm: Ga 13, 21-33. 36-38

Thứ Tư tuần Thánh, ngày 23 tháng 3
Bài đọc: Is 50, 4-9a  
Đáp ca: Tv 68, 8-10. 21bcd-22. 31 và 33-34
Phúc âm: Mt 26, 14-25

Thứ Năm tuần Thánh, ngày 24 tháng 3. Thánh lễ tiệc ly.
Bài đọc I: Xh 12, 1-8. 11-14
Đáp ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18
Bài đọc II: 1 Cr 11, 23-26
Phúc âm: Ga 13, 1-15

Thứ Sáu tuần Thánh, ngày 25 tháng 3. Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Giữ chay và kiêng thịt.
Bài đọc I: Is 52, 13-53, 12
Đáp ca: Tv 30, 2 và 6. 12-13. 15-16. 17 và 25
Bài đọc II: Dt 4, 14-16; 5, 7-9
Phúc âm: Ga 18, 1-19, 42

Thứ Bảy tuần Thánh, ngày 26 tháng 3. Lễ vọng Chúa Phục sinh.
Bài đọc 1: St 1,1.26-31a
Đáp ca: Tv 32, 4-5. 6-7. 12-13. 20 và 22
Bài đọc 2:  St 22,1-2.9a.10-13.15-18
Đáp ca: Tv 15, 5 và 8. 9-10. 11
Bài đọc 3:  Xh 14,15-15,1a  - Không đọc “Đó là lời Chúa”
Đáp ca: Xh 15, 1-2. 3-4. 5-6. 17-18
Thánh Thư:  Rm 6,3-11
Đáp ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23
Phúc âm:  Mc 16,1-8

Chúa Nhật Đại lễ Phục Sinh năm C ngày 27 tháng 3
Bài đọc 1: Cv 10,34a.37-43
Đáp ca: Tv 117, 1-2. 16ab-17. 22-23
Bài đọc 2: 1Cr 5,6b-8
Đọc hoặc hát ca tiếp liên.
Phúc âm: Ga 20,1-9

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật Phục sinh

Phúc âm: Ga 20, 1-9

1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.” 3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Trong cuộc sống, có lắm phen chúng ta nếm cảm những thất bại đau đớn, chúng ta muốn buông xuôi, y như ngôi mộ đã được một tảng đá niêm phong lại, chẳng còn gì để hy vọng, ngoài một niềm nuối tiếc khôn nguôi. Nhưng “tảng đá đã lăn ra khỏi mộ”! Chính Thiên Chúa đã lăn tảng đá ra khỏi mộ Đức Giêsu, thì Ngài cũng lăn được những tảng đá đang chắn cuộc đời chúng ta lại, miễn là chúng ta đừng nhất định bám cứng vào những tảng đá đó.

2. Tác giả TM IV viết: “Ông đã thấy và đã tin”. Đó là một lời chứng, nhưng cũng là một lời thú nhận là ngài đã không thể hiện được trọn vẹn mối phúc Đức Giêsu công bố: “Phúc thay kẻ không thấy mà tin” (20,29). Chỉ có Đức Maria, Thân Mẫu Đức Giêsu, mới đạt được mức độ đức tin ấy: tại Cana, trước khi Đức Giêsu làm phép lạ đầu tiên, Mẹ đã tin cách nào đó, nên mới cho Con biết là tiệc hết rượu. Quả thật, tin không phải là một chuyện dễ dàng hay dễ dãi, trốn tránh trách nhiệm, như nhiều người vẫn nghĩ.

3. Các Tông Đồ chỉ có thể làm chứng rằng các ông đã biết Đức Giêsu trước khi chịu chết, đã gặp lại Người đang sống; nhưng các ông không thể nói về cách thức Đức Giêsu đã sống lại. Niềm tin của Kitô hữu hôm nay cũng khẳng định Đức Giêsu đã chết và đã sống lại, nhưng không thể trả lời những câu hỏi về cách thức diễn tiến sự Phục Sinh. Nhưng không thể phủ nhận được sự Phục Sinh, bởi vì chính sự hiện diện và hoạt động của Đức Kitô Phục Sinh trong đời người Kitô hữu đang làm thay đổi con người họ, và họ đang trải nghiệm điều đó. Họ có thể làm chứng, chứ họ không thể giải thích, vì đây là một mầu nhiệm, nhưng là một mầu nhiệm làm cho sống.

4. Nếu như hai môn đệ đã ghi nhớ và tin những lời Đức Giêsu đã nói trước về cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Người, các ông đã chẳng phải chạy trên nẻo đường đưa tới mộ, đưa tới cõi chết, đưa tới sự tuyệt vọng, trong khi Thầy của các ông đã sống lại, và nay đã “lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em” (20,17). Tuy nhiên, thái độ của hai ông lại là bài học quý cho chúng ta hôm nay, vì chúng ta cũng vẫn có thể rơi vào tình trạng tiêu cực ấy.

5. Trong một Bài giảng được gán cho thánh Gioan Kim Khẩu (? 345-407), có đoạn: “Xin đừng có một ai buồn sầu về sự nghèo khó của mình, bởi vì Vương Quốc đã hiện ra cho tất cả mọi người; xin đừng có một ai than thở về các lỗi lầm của mình, bởi vì ơn tha thứ đã trào vọt ra từ ngôi mộ; xin đừng có một ai sợ hãi cái chết, bởi vì cái chết của Đấng Cứu thế đã giải thoát chúng ta. Người đã tiêu diệt cái chết, Đấng mà cái chết đã bóp nghẹt, Người đã tước đoạt hỏa ngục, Đấng đã xuống âm phủ…

Isaia đã tiên báo điều này khi nói: "Vì ngươi, âm phủ dưới vực sâu cũng rung động để ra đón ngươi vào" (14,9).  Âm phủ đã ngập tràn cay đắng..., vì nó đã bị đánh ngã; bị sỉ nhục, vì nó đã bị giết chết; bị quỵ ngã, vì nó đã bị triệt tiêu. Nó đã bắt lấy một thân xác và đã ra trước nhan Thiên Chúa; nó đã nắm lấy trái đất và đã gặp trời; nó đã bắt lấy cái gì nó thấy, và đã té ngã vì Đấng Vô Hình. “Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của người? Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi?” (1 Cr15,55). Chúa Kitô đã sống lại và người bị đánh bại! Chúa Kitô đã sống lại và ma quỷ đã ngã xuống! Chúa Kitô đã sống lại và các thiên thần hân hoan vui mừng! Chúa Kitô đã sống lại và đây sự sống hiển trị! Chúa Kitô đã sống lại và không còn kẻ chết trong mồ nữa, bởi vì Chúa Kitô, sống lại từ kẻ chết, đã trở thành hoa quả đầu mùa của những ai đã an giấc. Vinh quang và uy quyền thuộc về Người đến muôn thuở muôn đời. Amen”.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

The Resurrection of the Lord

Gospel Jn 20:1-9

On the first day of the week, Mary of Magdala came to the tomb early in the morning, while it was still dark, and saw the stone removed from the tomb. So she ran and went to Simon Peter and to the other disciple whom Jesus loved, and told them, “They have taken the Lord from the tomb, and we don’t know where they put him.”
So Peter and the other disciple went out and came to the tomb. They both ran, but the other disciple ran faster than Peter and arrived at the tomb first; he bent down and saw the burial cloths there, but did not go in. When Simon Peter arrived after him, he went into the tomb and saw the burial cloths there, and the cloth that had covered his head, not with the burial cloths but rolled up in a separate place. Then the other disciple also went in, the one who had arrived at the tomb first, and he saw and believed. For they did not yet understand the Scripture that he had to rise from the dead.


Reflection

To the point: On this day when the gospel announces an empty tomb, we feel the contradictory reactions that the resurrection mystery arouses - seeing and believing on the one hand, misunderstanding and confusion on the other. This mystery defies all human understanding. The Easter stories tell us that the resurrection isn’t something we fully understand, but believe and live.

To ponder and pray: The act of seeing with the eye is a physical, complicated process. It begins with light rays bouncing off an object and being captured by the eye. It is impossible to see in darkness. It was “early in the morning, / while it was still dark” that Mary Magdalene went to the tomb. How did she see? How did she know? She ran to Peter and John and they ran to the tomb. They, too, saw. More than saw. Their seeing was more than light refraction. Their seeing could penetrate the darkness of not understanding. Their seeing was a response of the heart that led to their believing. The mystery of the resurrection cannot be seen with a physical process, no matter how complicated. The mystery is able to be seen because God gives us eyes of faith. The gospel identifies only three characters: Mary of Magdala, Peter, and the “disciple whom Jesus loved.” By not being named, John can function symbolically - all of us are the “disciple whom Jesus loved.” Instead of trying to understand, we simply “run” to the mystery and embrace it so that we, like John, can enter into it and see and believe. In John’s gospel seeing and believing aren’t mental exercises but actions that express one’s inner disposition. Our belief in the resurrection is a matter of a willingness to encounter the risen One, surren- der ourselves to him, and give ourselves over for the good of others. Even on this Easter day when we rejoice in the risen Life of Jesus, we are reminded that resurrection has its cost: self-giving for the sake of others. The only way to open ourselves and receive the new Life that God promises through the resurrection of Jesus Christ is to open ourselves to the needs of others in -. If we try to understand this resurrection mystery we will miss it. The readings today invite us to live the mystery by believing, an action. Believing is risen Life made visible when we live and act as Jesus did. Paramount in the life of those who follow Jesus is taking up his love, care, and empathy for others. The paradox of Christianity is that dying to self isn’t something to avoid, but is the way we remove the stone that blocks our own hearts from receiving new Life. We have the next fifty days of Easter to help us grasp in our hearts and daily living that when we reach out to others we ourselves are actually living Jesus’ risen Life. We only need to take the time to contemplate this mystery and recognize the good with which God blesses us. We need to see beyond the obvious - an empty tomb and the demands of self-giving - to the glory that God has bestowed through Christ Jesus. Our seeing must become believing. The alleluia that bursts forth with the news of resurrection expresses a heartfelt cry that we be willing to identify ourselves with the dying and rising Christ. Our knowing gives way to an alleluia-believing.

(Source: Living Liturgy 2016)