Lịch phụng vụ CN 3 TN - năm C




Chúa Nhật thứ 3 thường niên năm C ngày 24 tháng 1


Thứ Hai trong tuần 3 thường niên ngày 25 tháng 1, thánh Phaolô tông đồ trở lại, lễ kính.

Bài đọc: Cv 22, 3-16
Đáp ca: Tv 116, 1. 2
Phúc âm: Mc 16, 15-18

Thứ Ba trong tuần 3 thường niên ngày 26 tháng 1, thánh Timôthêu và Thánh Titô, Giám mục, lễ nhớ.
Bài đọc: 2 Tm 1, 1-8
Đáp ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 7-8a. 10
Phúc âm: Mc 3,31-35

Thứ Tư trong tuần 3 thường niên ngày 27 tháng 1
Bài đọc: 2 Sm 7, 4-17
Đáp ca: Tv 88, 4-5. 27-28. 29-30
Phúc âm: Mc 4, 1-20

Thứ Năm trong tuần 3 thường niên ngày 28 tháng 1, thánh Tôma Aquinô, O.P, linh mục, tiến sĩ hội thánh. Lễ kính.
Bài đọc: 2 Sm 7, 18-19. 24-29
Đáp ca: Tv 131, 1-2. 3-5. 11. 12. 13-14  
Phúc âm: Mc 4, 21-25

Thứ Sáu trong tuần 3 thường niên ngày 29 tháng 1
Bài đọc: 2 Sm 11, 1-4a. 5-10b. 13-17
Đáp ca: Tv 50, 3-4. 5-6a. 6bc-7. 10-11
Phúc âm: Mc 4, 26-34

Thứ Bảy trong tuần 3 thường niên ngày 30 tháng 1
Bài đọc: 2 Sm 12, 1-7a, 10-17
Đáp ca: Tv 50, 12-13. 14-15. 16-17
Phúc âm: Mc 4, 35-40 (Hl 35-41)

Chúa Nhật thứ 4 thường niên C ngày 31 tháng 1
Bài đọc I: Gr 1, 4-5, 17-19
Đáp ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17
Bài đọc II: 1 Cr 12, 31 - 13, 13 (hoặc 1 Cr 13, 4-13)
Phúc âm: Lc 4, 21-30

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 4 thường niên C


Phúc âm Lc 4, 21-30

21 Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”22 Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người.
     Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?”23 Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!”24 Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
     25 “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà góa ở trong nước Ít-ra-en;26 thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà góa thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn.27 Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người mắc bệnh phong ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”
     28 Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ.29 Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành – thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực.30 Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

 (Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Vì thấy Đức Giêsu là đồng hương, dân Nadarét nghĩ Người có bổn phận chiếu cố đến họ trước. Đức Giêsu đã thẳng thắn đánh tan ngộ nhận này. Sự sai lầm của người Nadarét, người tín hữu vẫn có thể mắc phải, khi nại ra tư cách đã được rửa tội, đã sống đạo lâu năm (là người “đạo dòng, đạo gốc”, là tu sĩ, là linh mục …), đã đóng góp nhiều cho Giáo Hội bằng công sức và của cải… Thiên Chúa hoàn toàn tự do ban phát các ân huệ cho bất cứ ai, như và khi Ngài muốn. Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta mãi mãi là những con người nghèo hèn, bất xứng, luôn luôn cần được Ngài chiếu cố đến. Đức Giêsu không cứu chúng ta bằng cách làm phép lạ, nhưng bằng cách loan báo Tin Mừng của Người và hy sinh mạng sống cho chúng ta. Phép lạ chính là Lời của Người; chính Lời này làm ra các phép lạ và biến đổi dân chúng và sẽ tạo ra một thế giới mới.

2. Bằng cách nêu bật sứ mạng của hai ngôn sứ Êlia và Êlisa, Đức Giêsu cho hiểu rằng hoạt động của Người cũng nhằm chiếu cố đặc biệt đến Dân ngoại. Đấy là điều Đức Giêsu còn chứng tỏ khi đến sống tại Caphácnaum, một thành đầy người ngoại giáo. Ở đây sứ mạng của người Kitô hữu được phác họa ra. Họ cũng được sai đi để chuyển trao ân phúc của Thiên Chúa cho Dân ngoại, như Đức Giêsu ngày trước, và như thế, chương trình sống của Đức Giêsu được công bố tại Nadarét (Is 61,1-2; 58,6) cũng phải là chương trình sống của mỗi Kitô hữu.

3. Với việc dân Nadarét từ khước Đức Giêsu, bắt đầu tiến trình kết án sẽ đưa Người đến thập giá. Nhưng chính lập trường của Đức Giêsu củng cố niềm tin của chúng ta. Người chính là Đấng Mêsia đích thực của Thiên Chúa, một Đấng Mêsia không vận dụng quyền lực mình để thực hiện một hoàn cảnh cứu độ trần thế, nhưng đặt tại trung tâm sứ điệp về Thiên Chúa. Như thế, khi sống trong một hoàn cảnh khó khăn, cùng quẫn, ta có thể đặt trọn niềm tin nơi Ngài, bởi vì chính Ngài sẽ ban cho chúng ta ơn cứu độ trọn vẹn.

4. Trong tư cách là Con Thiên Chúa, với uy quyền lớn lao nhất, Đức Giêsu loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Là Đấng sống một cuộc sống nghèo, Đức Giêsu chính là lời chuẩn nhận rằng Thiên Chúa dủ thương chiếu cố đến những người nghèo. Đức Giêsu quy hướng niềm hy vọng của loài người không vào của cải trần thế, nhưng vào lòng nhân lành của Thiên Chúa.

5. Đức Giêsu nói năng tự do bởi vì Người không lo lắng tìm kiếm thành công riêng tư hay lợi lộc hoặc tránh né tiếng xấu có thể lan tỏa đi các làng phụ cận, hoặc mất sự tín nhiệm nơi các thính giả. Người chứng tỏ là một nhà rao giảng có tinh thần hoàn toàn tự do. Người cho thấy có một tầm nhìn bao trùm thế giới, nhìn tới các chân trời của chính Thiên Chúa.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fourth Sunday in Ordinary Time – Year C

Gospel: Lk 4:21-30

Jesus began speaking in the synagogue, saying: “Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.” And all spoke highly of him and were amazed at the gracious words that came from his mouth. They also asked, “Isn’t this the son of Joseph?” He said to them, “Surely you will quote me this proverb, ‘Physician, cure yourself,’ and say, ‘Do here in your native place the things that we heard were done in Capernaum.’” And he said, “Amen, I say to you, no prophet is accepted in his own native place. Indeed, I tell you, there were many widows in Israel in the days of Elijah
when the sky was closed for three and a half years and a severe famine spread over the entire land. It was to none of these that Elijah was sent, but only to a widow in Zarephath in the land of Sidon. Again, there were many lepers in Israel during the time of Elisha the prophet; yet not one of them was cleansed, but only Naaman the Syrian.” When the people in the synagogue heard this, they were all filled with fury.
They rose up, drove him out of the town, and led him to the brow of the hill on which their town had been built, to hurl him down headlong. But Jesus passed through the midst of them and went away.

(http://usccb.org/bible/readings/013116.cfm)


Reflection

Whose side do we want to be on? The winners, of course! But unwittingly the people in the gospel story choose to be on the wrong side! At first they “all spoke highly of” Jesus. But then they heard him say what they didn’t like and turned on him. “Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.” However, more than one Scripture passage is being fulfilled in this gospel. The words and deeds of Jesus fulfill the Scripture passage from Isaiah about the coming of salvation: glad tidings for the poor, liberty for captives, sight for the blind, freedom for the oppressed. The words and deeds of the people fulfill the Scripture passages about rejecting and killing God’s prophets: they question Jesus’ origins, become furious at his words, and act to destroy him. The people choose the wrong side! Which Scripture passages do we hear? Which do we fulfill?

When Jesus challenges the people’s narrowness with the examples of Elijah’s and Elisha’s outreach to Gentiles (Sidon and Syria), they grow furious. Jesus challenged the crowd because the Good News is always broader than selective preferences or limited understanding - yes, salvation would be for Gentiles as well as Jews. While the gospel is always good news, it is not always comfortable because it ever stretches us beyond where we are now. Which Scripture passages do we hear? Which do we fulfill?

The demise of the prophets came about because they forced choices; the challenge of the gospel is also that it forces choices. The comforting thing about God’s word is that we have always had the reassurance that God will protect and deliver us (see first reading). The disturbing thing is that the protection and deliverance don’t always come as quickly as we might like or in the way we might like. Jeremiah ended up in a cistern and some of the prophets were killed; Jesus ended up on the cross. Prophets may be rejected and destroyed, but God’s word is always enduring. One symbol of this is that Jesus does escape the crowd in this gospel, demonstrating that, like God’s word, the gospel will prevail. And what is our response to the challenge of the gospel? Amazement or fury? Welcoming Jesus or expelling him from our midst? Growing in discipleship or stagnating in narrowness? Choosing the winning ways of the gospel or the losing ways of narrow-mindedness? Which Scripture passages do we hear? Which do we fulfill?

To the point:

“Today this Scripture passage is fulfilled in your hearing.” However, more than one Scripture passage is being fulfilled in this gospel. The words and deeds of Jesus fulfill the Scripture passage from Isaiah about the coming of salvation: glad tidings for the poor, liberty for captives, sight for the blind, freedom for the oppressed. The words and deeds of the people fulfill the Scripture passages about rejecting and killing God’s prophets: they question Jesus’ origins, become furious at his words, and act to destroy him. Which Scripture passages do we hear? Which do we fulfill?

(Source: Living Liturgy 2016)