Chúa Nhật Đại lễ Chúa Giáng Sinh năm A




Chúa Nhật Đại lễ Chúa Giáng Sinh năm A

Thứ Hai trong tuần bát nhật GS ngày 26 tháng 12, thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi. Lễ kính.
Bài đọc: Cv 6, 8-10; 7, 54-59
Đáp ca: Tv 30, 3cd-4. 6ab và 8a. 17 và 21ab
Phúc âm: Mt 10, 17-22

Thứ Ba trong tuần bát nhật GS ngày 27 tháng 12, thánh Gioan tông đồ, tác giả sách Tin Mừng. Lễ kính.
Bài đọc: 1 Ga 1, 1-4
Đáp ca: Tv 96, 1-2. 5-6. 11-12
Phúc âm: Ga 20, 2-8

Thứ Tư trong tuần bát nhật GS ngày 28 tháng 12, Các thánh anh hài tử đạo. Lễ kính.
Bài đọc: 1 Ga 1, 5 - 2,2
Đáp ca: Tv 123, 2-3. 4-5. 7b-8
Phúc âm: Mt 2, 13-18

Thứ Năm trong tuần bát nhật GS ngày 29 tháng 12
Bài đọc: 1 Ga 2, 3-11
Đáp ca: Tv 95, 1-2a. 2b-3. 5-6
Phúc âm: Lc 2, 22-35

Thứ Sáu trong tuần bát nhật GS ngày 30 tháng 12, lễ Thánh Gia Thất. Lễ kính.
Bài đọc: Hc 3, 3-7. 14-17a hoặc Cl 3, 12-21
Đáp ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Phúc âm: Mt 2, 13-15. 19-23

Thứ Bảy trong tuần bát nhật GS ngày 31 tháng 12
Bài đọc: 1 Ga 2, 18-21
Đáp ca: Tv 95, 1-2. 11-12. 13
Phúc âm: Ga 1, 1-18

Chúa Nhật lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Tết dương lịch, cầu cho hòa bình thế giới ngày 1 tháng 1
Bài đọc I: Ds 6, 22-27
Đáp ca: Tv 66, 2-3. 5. 6 và 8
Bài đọc II: Gl 4, 4-7
Phúc âm: Lc 2, 16-21

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa

Phúc âm: Lc 2, 16-21

16 Họ liền hối hả ra đi. Ðến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. 17 Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. 18 Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. 19 Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. 20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. 21 Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Những người đầu tiên được mời đi tôn kính Hài Nhi trong máng cỏ là các mục đồng, những kẻ bị người đương thời khinh bỉ, do họ sống dễ dãi. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta cũng đang được mời tiến đến bên máng cỏ cùng với những người nghèo hèn ấy, bất kể chúng ta thế nào, nhiều công trạng hay nhiều tội lỗi. Đức Giêsu đã đến cho tất cả mọi người, và đặc biệt  cho những người nghèo nhất và những người nhỏ bế nhất. Loài người xác tín rằng sự dữ chỉ có thể bị tiêu diệt bởi tiền bạc, bởi sự lừa dối hay bởi tham nhũng. Tin Mừng của lễ Giáng Sinh cho chúng ta thấy một vì Thiên Chúa chọn sự nghèo khó và yếu đuối, và dạy chúng ta loại trừ một kiểu suy nghĩ đựa trên quyền lực hoặc tiền bạc.

2. Chúng ta không còn nhìn các sự việc với cặp mắt của trẻ em nữa. Lần đầu tiên khi chúng ta nghe Tin Mừng, chúng ta làm gì? Chúng ta có tự hỏi xem mình phải làm gì chăng? Chúng ta nên làm những gì các mục đồng đã làm. Hãy vui mừng và chiêm ngưỡng những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Rồi sau này chúng ta có thể đáp trả tình yêu của Người. Lúc này, cứ hân hoan vui mừng đi đã!

3. Đức Maria không thụ động chấp nhận tất cả những gì xảy ra; bà tìm hiểu. Bà không tức khắc cung cấp lời giải thích biến cố, nhưng đào sâu biến cố cách kiên nhẫn và không áp đảo, ép buộc. Có một thứ bất bạo động thiêng liêng và tôn giáo, biết tránh việc lược đồ hóa ép uổng, và để cho các sự việc cứ như thế và chờ đợi được hiểu biết hơn. Bà phải cố gắng tiếp mà tìm hiểu. Chúng ta thường bị ngỡ ngàng hoang mang về những chuyện nhỏ. Đức Maria thì không bao giờ bị như thế. Bà ghi giữ mọi sự trong lòng và cân nhắc, rồi khám phá ra tình yêu của Thiên Chúa trong những chuyện nhỏ đó.

4. Phải chăng ba chi tiết “bọc tã, đặt nằm trong máng cỏ, vì không có chỗ” đã hướng chúng ta tới cuộc táng xác Đức Giêsu sau này, với ba chi tiết “bọc trong tấm vải gai, đặt vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ”? Nếu thế, cuộc chào đời và cuộc an táng soi rọi lẫn nhau, đóng khung một cuộc đời nghèo khó cùng cực.

5. Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong bài giảng ngày 01/01/2002, đã nói : “‘Xin kính chào Thánh Mẫu đã sinh hạ Quân Vương, Đấng điều khiển vũ trụ muôn thuở tới muôn đời’ (x. Ca Nhập Lễ). Với lời chào cổ kính này, hôm nay vào ngày thứ tám sau lễ Giáng Sinh và ngày đầu năm, Hội Thánh thưa với Đức Trinh Nữ Maria rất thánh, khi khẩn cầu Mẹ như là Mẹ Thiên Chúa. Người Con vĩnh cửu của Chúa Cha đã nhận lấy xác thịt chúng ta trong Mẹ và, qua Mẹ, Người đã trở thành ‘con cháu vua Đavít và con cháu tổ phụ Abraham’ (Mt 1,1). Vậy Đức Maria là Mẹ đích thực của Người : là Theotokos, Mẹ Thiên Chúa ! Nếu Đức Giêsu là Sự Sống, Đức Maria là Mẹ của Sự Sống. Nếu Đức Giêsu là Niềm Hy Vọng, Đức Maria là Mẹ của Niềm Hy Vọng. Nếu Đức Giêsu là Sự Bình An, Đức Maria là Mẹ của Sự Bình An, Mẹ của Thái tử Hòa Bình. Khi bước vào năm mới, chúng ta xin Mẹ rất thánh chúc phúc cho chúng ta. Hãy xin Mẹ ban Đức Giêsu cho chúng ta, là sự chúc phúc viên mãn của chúng ta, nơi Người, Cha Cha đã chúc phúc cho lịch sử một lẫn vĩnh viễn, bằng cách làm cho lịch sử này trở thành một lịch sử cứu độ… Con Trẻ chào đời ở Bêlem là Lời vĩnh cửu của Chúa Cha đã trở nên người phàm để cứu độ chúng ta, Người là ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’, Người mang đến bí quyết của nền hòa bình chân thật. Người là Thái tử Hòa Bình (Is 7,14 ; 9,5)”.
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Solemnity of the Blessed Virgin Mary, the Mother of God

Gospel: Lk 2:16-21

The shepherds went in haste to Bethlehem and found Mary and Joseph, and the  infant lying in the manger. When they saw this, they made known the message that had been told them about this child. All who heard it were amazed by what had been told them by the shepherds. And Mary kept all these things, reflecting on them in her heart. Then the shepherds returned, glorifying and praising God for all they had heard and seen, just as it had been told to them.

When eight days were completed for his circumcision, he was named Jesus, the name given him by the angel before he was conceived in the womb.

(http://www.usccb.org)

Reflection

We never quite lose our need for affirmation. This can be a destructive need or a healthy need. A destructive need for affirmation, for example, might present itself as seeking inordinate approval, or manipulating others for undeserving compliments, or wangling to be the center of attention. A healthy need for affirmation might present itself as seeking the counsel of another to know we’re making good choices for our everyday living, or reflecting on how we interact with others, or recognizing our contributions to family, work, neighborhood. Both the shepherds and Mary show a need for affirmation in this gospel. A healthy need, to be sure. A need that shows their encounter with the “infant lying in the manger” makes them who they are and calls them to hear and see beyond their expectations to embracing the newness of Life. The shepherds came to the manger, encountered the newborn infant, left the stable to make “known the message,” then “returned, glorifying and praising God.” The passage is unclear about to where they “returned.” Probably, they returned to their flocks and fields, the same shepherds yet different for all they had “heard and seen.” Possibly, however, they returned to the stable seeking further affirmation for “all they had heard and seen,” once again encountering this “infant lying in the manger” who surprised them, affirmed them, and called them to proclaim to all they met a most astounding message. The shepherds show us how to be affirmed in our own encounters with Jesus the Christ and how we are to reflect on this mystery of Jesus’ birth and life. Before we can make “known the message,” we must encounter Jesus. To affirm that it is his message we make known, we must keep coming back to him to encounter him anew. Mary’s need for healthy affirmation is evidenced by her taking the events surrounding the birth of her firstborn Son into her heart and reflecting on them. This mother evidences contemplative love flowing from her heart. Mary was present to her Son and present when the shepherds encountered him. Likewise, Mary is present when we encounter her Son, reflect on the Good News in our hearts, and make known the message of Life to all we meet. Mary is not only the Mother of God. She is the mother of the shepherds. She also is our mother who mothers us into contemplative love, who mothers us into the affirmation that we too can make “known the message” that the Savior of the world has come.

To the point:

The shepherds “found Mary… and the infant lying in the manger.” This mother’s contemplative love flowing from her heart complements what the angel “told them about this child.” Mary was present when the shepherds encountered her Son. They received the Good News into their hearts and then “made known the message” to all “who heard it.” Likewise, Mary is present when we encounter her Son, reflect on the Good News in our hearts, and make known the message of Life to all we meet. Mary is not only the Mother of God. She also is our mother who mothers us into contemplative love.

(Source: Living Liturgy 2017)